5 Nguyên nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng tín dụng:

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚN.PDF (Trang 27)

Những nguyên nhân khách quan:

2.2.2.5.1- Môi tr−ờng kinh tế không ổn định:

Nền kinh tế n−ớc ta đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị tr−ờng, do thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh vì thế không tránh khỏi những lúng túng và thiếu sót. Các cơ chế, chính sách của Nhà n−ớc đang trong giai đoạn đổi mới và hoàn thiện nên ch−a nhất quán và hay thay đổi đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Công tác dự báo nhu cầu thị tr−ờng và lập các kế hoạch cân đối vĩ mô có những lúc còn thiếu chính xác, ch−a sát thực tế đã dẫn đến sự phát triển tràn lan của một số Ngành nh− xi- măng, sắt thép, mía đ−ờng,... gây mất cân đối trong quan hệ cung cầu, thiệt hại cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc ban hành một số chủ tr−ơng, chính sách kinh tế của Chính phủ do không dự đoán đ−ợc hết những khó khăn v−ớng mắc khi triển khai thực hiện nên đã tạo ra những rủi ro không l−ờng tr−ớc đ−ợc. Điển hình trong thời gian qua là chỉ thị về đóng cửa rừng của Chính phủ, nghị định 18/CP của Chính phủ về việc chuyển từ hình thức giao đất cho các tổ chức kinh tế sang thuê đất có thời hạn, chính sách xuất nhập khẩu th−ờng xuyên thay đổi,...đã làm cho không ít doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là mất khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi.

2.2.2.5.2- Môi tr−ờng pháp lý cho hoạt động tín dụng ch−a đầy đủ, ch−a

đồng bộ:

Trong những năm gần đây Nhà n−ớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực NH nhằm từng b−ớc hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý cho hoạt động tín dụng và NH ở n−ớc ta. Bên cạnh Luật Ngân hàng Nhà n−ớc, Luật Các Tổ chức tín dụng, nhiều luật khác đã ra đời hoặc đ−ợc sửa đổi, dần tạo ra

hành lang pháp lý t−ơng đối thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, các văn bản ban hành còn ch−a đồng bộ, thiếu ổn định, thậm chí có những quy định không rõ ràng gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác quy định ch−a đồng bộ, đầy đủ, thiếu các văn bản h−ớng dẫn hoặc h−ớng dẫn ch−a phù hợp nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn:

* ở n−ớc ta hiện nay ch−a có Luật sở hữu và những văn bản d−ới luật h−ớng dẫn về vấn đề này. Thực tế, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng th− sở hữu tài sản và quản lý nhà n−ớc đối với thị tr−ờng bất động sản ch−a thực hiện rộng khắp việc cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ đang sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn NH có rất nhiều khó khăn phức tạp do thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản:

- Đối với doanh nghiệp Nhà n−ớc, hầu hết không có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan có thẩm quyền (Tài chính, chủ quản); một số nơi Tổng cục quản lý tài sản DN không xác nhận tài sản đối với các DNNN, gây trở ngại cho việc làm thủ tục thế chấp khi vay vốn. Trên thực tế phần lớn DNNN ch−a thực hiện thế chấp tài sản

- Đối với các DN ngoài quốc doanh, hộ gia đình và cá nhân thì tài sản chủ yếu là nhà đất (chiếm khoảng 70%), nh−ng đến nay tỷ lệ số hộ đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất vẫn còn rất thấp, vì vậy việc thế chấp vay vốn gặp nhiều khó khăn.

* Cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ch−a quản lý chặt chẽ bản gốc giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian thế chấp dẫn tới tình trạng một tài sản có nhiều bản gốc đã tạo điều kiện cho ng−ời sở hữu tài sản lừa đảo, đem thế chấp để vay vốn ở nhiều NH gây thất thoát vốn NH.

* Về phát mại tài sản thế chấp: cả Luật dân sự và Luật DNNN đều mới quy định chung về cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu giá tài sản, ch−a có những quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp trong tr−ờng hợp bên vay thiếu khả năng chi trả và cơ quan có trách nhiệm tổ chức bán đấu giá tài sản (trừ tr−ờng hợp DNNN bị phá sản đã có Luật phá sản quy định) nên nhiều tr−ờng hợp DN không trả đ−ợc nợ nh−ng bên cho vay không phát mại đ−ợc tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Kết quả là NH phải giữ một số tài sản bất đắc dĩ trong khi không thu hồi đ−ợc nợ để trả cho ng−ời gửi tiền và tiếp tục quay vòng vốn. Muốn thu hồi đ−ợc nợ, NH phải tự vận động, nhờ cậy vào Chính quyền địa ph−ơng, vào các Cơ quan pháp luật để phát mại tài sản hoặc xiết nợ nên th−ờng bị động, lúng túng và càng khó khăn hơn nếu không đ−ợc sự ủng hộ của Chính quyền địa ph−ơng.

2.2.2.5.3- Tín dụng th−ơng mại đang trở thành phổ biến trong giao dịch

th−ơng mại, nh−ng trong những năm qua ch−a có những chế định về l−u thông kỳ

phiếu th−ơng mại nên tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây d−a, lừa đảo trốn thuế, sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích diễn ra th−ờng xuyên, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng và tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Để từng b−ớc khắc phục tình hình này, năm 1999 Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh th−ơng phiếu, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2000. Tuy nhiên cho đến nay, Pháp lệnh này vẫn ch−a triển khai đ−ợc do v−ớng mắc ở phạm vi điều chỉnh. Vì vậy cần phải có những chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian tới.

2.2.2.5.4- Việc ban hành và h−ớng dẫn thực hiện các quy định, thông t−,

h−ớng dẫn ch−a thống nhất giữa các ngành liên quan, dẫn đến tình trạng mỗi cơ quan thực hiện theo một cách khác nhau gây ách tắc cho hoạt động tín dụng. Điển hình nh− thông t− 01/TTLB liên bộ Tài chính - T− pháp - Ngân hàng về thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

2.2.2.5.5- Hiệu lực các cơ quan hành pháp ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu

tài sản thế chấp, bảo lãnh. Nhiều tr−ờng hợp tranh chấp hợp đồng kinh tế đã đ−ợc Toà án xét xử nh−ng các bên không thực hiện mà cơ quan pháp luật không c−ỡng chế đ−ợc. Tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế, đặc biệt là các quan hệ tín dụng diễn ra khá phổ biến

2.2.2.5.6- Vai trò của Nhà n−ớc ở hầu hết các cấp còn ảnh h−ởng khá

nặng nề trong các dự án và quyết định đầu t− tín dụng, nhiều dự án đầu t−, món

vay còn ở dạng chính sách, nặng về phục vụ nhiệm vụ chính trị mà ch−a thực sự dựa vào tính hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đối với những khoản vay đó, Ngân hàng vì nhiều lý do ch−a đủ sức để từ chối.

2.2.2.5.7- Thiên tai lũ lụt th−ờng xuyên đe doạ và phá hoại sản xuất và đời

sống ở nhều địa ph−ơng trong cả n−ớc, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại lớn về ng−ời và của, ảnh h−ởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế nói chung. Chỉ tính riêng từ năm 1996 trở lại đây, hầu nh− không năm nào chúng ta không phải đối đầu với thiên tai; năm 1996 và 1997 lũ và bão số 5 liên tiếp xảy ra ở đồng bằng sông Cửu long, năm 1998 và 1999 hạn hán và lũ lụt ỡ miền Trung, năm 2000 lũ lại xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu long,.... Thiệt hại do bão lụt gây ra hàng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó có hàng trăm tỷ đồng vốn vay NH.

2.2.2.5.8- Thị tr−ờng Thế giới biến động và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro

đã tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh trong n−ớc, nhất là trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay. Giá cả các mặt hàng xuất nhập khẩu thay đổi thất th−ờng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong n−ớc. Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá cũng làm cho một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ, ảnh h−ởng đến khả năng trả nợ NH.

Trong các năm 1998,1999 nền kinh tế Việt Nam còn bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực Đông Nam á và Châu á, mà hậu quả là xuất khẩu giảm sút, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp trên một số lĩnh vực, tăng tr−ởng kinh tế chậm lại, giảm phát xuất hiện,...

Nhóm nguyên nhân từ phía các khách hàng vay vốn:

2.2.2.5.9. Hầu hết các khách hàng đều có vốn tự có thấp, hoạt động chủ

yếu dựa vào vốn vay NH. Qua khảo sát cho thấy các DNNN chỉ có từ 5 - 10% vốn để hoạt động, các DN ngoài quốc doanh thì từ 20 - 30%; gần 50% DNNN có vốn tự có d−ới 1 tỷ đồng, 25% có vốn tự có d−ới 500 triệu đồng, phần còn lại là vốn vay, chủ yếu từ các Ngân hàng th−ơng mại. Vốn tín dụng ngân hàng hình thành tới 85% vốn luân chuyển và hơn 70% tài sản DN[14&18]. Hiện trạng này đ−a đến kết cục là nếu DN thua lỗ hoặc rủi ro trong kinh doanh sẽ tác động ngay tới hoạt động NH, khi DN rơi vào tình trạng phá sản thì NH có nguy cơ bị mất vốn.

2.2.2.5.10- Phần lớn máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đều cũ kỹ,

trình độ công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chậm đ−ợc đổi mới. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, có tới 51% tài sản cố định của các DNNN đã sử dụng từ 18 năm trở lên, trong đó có 32% sử dụng trên 33 năm, chỉ có 5% mới mua từ năm 1990 -1993 ; thiết bị của DN lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ ( hoặc 10 - 20 năm), có một số ngành lạc hậu từ 3-5 thế hệ[11,25]. Do công nghệ, thiết bị, ph−ơng tiện trong nhiều DN quá lạc hậu nên năng suất thấp, chất l−ợng sản phẩm kém, giá thành cao, khả năng cạnh tranh yếu.

2.2.2.5.11- Trình độ quản lý, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh cũng

nh− kinh nghiệm của nhiều khách hàng, nhất là các DN còn nhiều hạn chế. ở một số DNNN, bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh, nặng về ban bệ hình thức nh−ng năng lực điều hành yếu kém, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh không hợp lý dẫn đến năng suất và hiệu quả thấp. Nhiều DN ch−a định h−ớng và hoạch định đ−ợc cho mình chiến l−ợc sản xuất kinh doanh, ch−a dự đoán đ−ợc nhu cầu thị tr−ờng mà vẫn còn kinh doanh theo kiểu “ ăn xổi” nên th−ờng rơi vào bế tắc thua lỗ khi thị tr−ờng biến động. Theo báo cáo của Cục quản lý DNNN, năm 1998 chỉ có 37% DNNN làm ăn có hiệu quả, 46,6% DNNN hoạt động không có hiệu quả,

còn lại 16,4% là thua lỗ nặng. Còn năm 1999, số DNNN kinh doanh không có hiệu quả và thua lỗ chiếm đến 80% [10], mà một trong những nguyên nhân chủ yếu đ−a đến kết quả trên là do trình độ quản lý, năng lực kinh doanh kém hiệu quả của các DN.

2.2.2.5.12- Tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích xuất hiện khá phổ

biến. Nhiều khách hàng khi vay vốn NH lập ph−ơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đ−ợc NH thẩm định tính khả thi và quyết định cho vay, nh−ng khi nhận đ−ợc tiền vay lại không sử dụng vào mục đích ban đầu mà dùng vào công việc khác, hoặc quay vòng nhiều lần không đúng đối t−ợng kinh doanh đã cam kết nên khi gặp khó khăn, không trả đ−ợc nợ đúng hạn. Một số DN thiếu vốn nhất là vốn trung dài hạn để đầu t− mở rộng sản xuất đã bất chấp các quy định về quản lý tài chính và tín dụng, dùng vốn vay ngắn hạn từ các NHTM đầu t− vào xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, gây khó khăn cho NH trong quá trình thu nợ.

2.2.2.5.13- Pháp lệnh kế toán thống kê ch−a đủ hiệu lực bắt buộc các DN

thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác, kịp thời. Các DN ngoài quốc doanh ch−a hạch toán, quyết toán theo quy định. Mặt khác cũng ch−a có quy định thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc Báo cáo tài chính đối với các DN (quốc doanh và ngoài quốc doanh) nên số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.

2.2.2.5.14- Tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây d−a diễn ra ở nhiều

nơi với mức độ ngày càng lớn đã làm tình hình tài chính DN trở nên phức tạp và ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng trả nợ ngân hàng. Theo báo cáo của Ban thanh toán nợ Trung −ơng, công nợ dây d−a trong các DNNN từ 30/4/99 trở về tr−ớc ch−a đ−ợc xử lý là 16.400 tỷ đồng (nợ phải thu bằng nợ phải trả và bằng 8.200 tỷ), nh−ng đến cuối năm 1997, tình hình nợ dây d−a của khu vực DNNN đã trở nên rất nghiêm trọng; tổng công nợ trong khu vực DNNN đã lên tới 170.000 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả (95.000 tỷ) bằng 126,67% số nợ phải thu (75.000 tỷ) [10,86]

Các hiện t−ợng tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, gian lận th−ơng mại,...xuất hiện ở khá nhiều DN; tệ cờ bạc, đề đóm, hụi họ có chiều h−ớng gia tăng trong xã hội và đang thâm nhập vào các đối t−ợng vay vốn NH; tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt vốn lẫn nhau giữa các khách hàng và chiếm đoạt vốn vay NH đ−ợc diễn ra d−ới những thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt, che mắt các cơ quan chức năng trong thời gian dài,...làm cho hoạt động tín dụng NH gặp không ít những khó khăn.

Những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

2.2.2.5.15- Các cơ chế, chính sách, chế độ tín dụng của ngành NH ch−a

chặt chẽ, thiếu đồng bộ và th−ờng xuyên thay đổi; có văn bản quá thiên về lý luận, không phù hợp với tình hình thực tiễn, có văn bản lại buông lỏng cơ sở khoa học và pháp luật, chỉ nặng về thực tiễn. Nhiều quy định còn mang tính chung chung, mơ hồ, thiếu cụ thể, đ−ợc áp dụng cho nhiều loại khách hàng, nhiều đối t−ợng vay vốn nên khi thực hiện th−ờng dễ xảy ra hiện t−ợng vận dụng, tuỳ tiện.

Nhìn chung, công tác xây dựng văn bản, quy trình quy phạm tín dụng ch−a

đ−ợc tiến hành bài bản, việc chuẩn bị ch−a kỹ l−ỡng, đôi lúc vẫn còn mang tính đối phó, công tác rà soát để chỉnh sửa bổ sung những quy định cho phù hợp thực tế tiến hành chậm nên hiệu quả đạt đ−ợc từ việc thực thi các quy định ch−a cao, ch−a kể có khi còn làm cản trở các hoạt động NH.

2.2.2.5.16- Một số NH và cán bộ NH buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần

trách nhiệm đã không kiểm tra chặt chẽ tr−ớc, trong và sau khi cho vay, đặc biệt

là khâu kiểm soát trong và sau khi phát tiền vay nên đơn vị đã dùng vốn sai mục đích (dùng vốn vay ngắn hạn đầu t− vào XDCB hoặc bán đ−ợc hàng không trả

nợ ngay mà quay vòng vốn hoặc mua bán lòng vòng...) nh−ng cán bộ NH không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, dẫn đến đơn vị không trả đ−ợc nợ vay đúng hạn.

2.2.2.5.17- Trình độ đội ngũ cán bộ của các NHTM tuy đã đ−ợc quan tâm

đào tạo song vẫn còn nhiều bất cập, ch−a đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị tr−ờng,

ch−a đủ khả năng, trình độ, kinh nghiệm đánh giá đúng tính hiệu quả và mức độ

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚN.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)