6. Những điểm mới của luận văn
3.3.2.3. Về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Việc thực hiện hội nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cho hàng hóa và nông sản Việt Nam một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đảm bảo sự phát triển ổn định với tốc độ cao của sản xuất hàng hóa, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đối với hàng hóa và nông sản Việt Nam ở thị trường trong và ngòai nước, đặt ra cho việc phát triển thị trường nông sản An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung các thách thức và hạn chế sau :
- Khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa cả về giá thành, chất lượng, mẫu mã... đều thấp so với mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Malaysia, Aán Độ …
- Việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường một cách trực tiếp khó thực hiện do thị trường nông sản thế giới chịu sự chi phối của các tập đoàn kinh doanh nông sản quốc tế và các rào cản thương mại tinh vi. Mặc dù trên nguyên tắc, các biện pháp bảo hộ mậu dịch đối hàng nông sản phải giảm và đi đến xóa bỏ, nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi hơn
như việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường khắt khe...
- Hệ thống tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hóa còn lỏng lẻo, mối liên kết giữa nông dân – người sản xuất với doanh nghiệp-nhà phân phối hoặc chế biến chưa chặt chẽ, nên thị trường tiêu thụ nông sản của địa phương và vùng mang tính rủi ro, thiếu ổn định.
- Hệ thống chế biến nông sản chưa phát triển. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, phần lớn nông sản phải tiêu thụ dưới dạng thô hoặc sơ chế, giá trị và khả năng cạnh tranh thấp.
Các giải pháp đề xuất phát triển thị trường tiêu thụ nông sản như sau:
- Về xây dựng hệ thống tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hóa :
+ Phát triển hệ thống thương mại nông thôn và xây dựng hệ thống chợ nông sản gắn với cụm dân cư. Họat động của hệ thống thương mại nông thôn và chợ nông sản cung cấp hàng tiêu dùng và các đầu vào cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời thu mua nông sản giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông thô. Do vậy, cần tập trung phát triển hệ thống các chợ hiện có ở nông thôn và thành thị; tiếp tục củng cố hệ thống thương mại nông thôn, tạo nhiều kênh thu mua nông sản, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, gắn sản xuất với thương mại và dịch vụ. Ở các xã, cần tổ chức các điểm tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở khuyến khích và hỗ trợ vốn vay cho hộ làm nghề thương lái hoặc những hộ buôn bán nhỏ có điều kiện tiêu thụ nhanh sản phẩm. Đồng thời phối hợp với ngành thương mại tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, như thu mua nấm rơm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chế biến từ lục bình, tre, nứa...
+ Tổ chức sàn giao dịch lúa gạo, thương mại điện tử và thị trường nông sản hàng hóa giao sau. Đây là điều kiện quan trọng để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nhanh chóng thâm nhập vào thị trường thế giới. Nông sản muốn
tham gia giao dịch phải được chuẩn hóa và có số lượng lớn. Người tham gia giao dịch phải kiến thức nhất định về kinh doanh, đặc biệt là dự báo được tình hình thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho việc sản xuất nông nghiệp bám sát hơn nhu cầu thị trường trong và ngòai nước.
- Về xây dựng kho tàng sơ chế, bảo quản nông sản : việc xây dựng kho bảo quản với công nghệ bảo quản phù hợp vừa giúp bảo đảm chất lượng sản phẩm, vừa bảo đảm kịp thời qui mô sản phẩm cho thị trường. Hiện nay, nông dân vẫn phải sơ chế và bảo quản nông sản theo phương pháp thủ công, nên tỷ lệ hao hụt cao, phẩm chất bị xuống thấp, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
- Tạo thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh:
+ Quy hoạch vùng chuyên canh, trong đó xác định rõ vùng trồng lúa xuất khẩu, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và vùng nuôi thủy sản xuất khẩu để có định hướng đầu tư. Đồng thời phải đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm từ rau màu và gia cầm, gia súc để tăng hàm lượng chế biến cho nông sản.
+ Aùp dụng các các tiêu chuẩn quản trị chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm (như ISO 9000, GMP, HACCP, SQF1000) trong sản xuất và chế biến nông sản để tạo nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng và yêu cầu của nước nhập khẩu về tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị cũng nhằm mục tiêu dễ dàng truy xuất nguồn gốc nông sản – là điều kiện ngày càng quan trọng của thị trường các nước phát triển.
+ Tạo thương hiệu cho nông sản hàng hóa của địa phương qua các biện pháp sau :
Thứ nhất, thực hiện dán nhãn nông sản. Nông sản có nhãn hiệu sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm được ổn định hơn.
Thứ hai, thực hiện việc tiêu chuẩn hóa nông sản hàng hóa với số lượntg lớn, chất lượng cao. Việc chuẩn hóa nông sản giúp tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch và thực hiện các hợp đồng mua bán nông sản.
Thứ ba, tăng cường họat động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm trong và ngòai nước.
Thứ tư, phổ biến vấn đề bảo hộ thương hiệu theo luật pháp trong nước và thế giới.
Thứ năm, áp dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong phát triển thương hiệu nông sản và quảng cáo sản phẩm.
3.3.2.1. Về tạo nguồn nhân lực nông nghiệp
Tình trạng nhân lực trong nông nghiệp An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung hiện nay gặp phải các vấn đề sau :
- Sự thiếu hụt ngày càng nhiều lao động trẻ có sức khỏe do công việc nông thôn không hấp dẫn đòi hỏi phải được bù đắp lại bằng việc sử dụng lao động gắn với áp dụng thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo năng suất lao động cao;
- Quá trình đa dạng hóa, tổng hợp hóa cây trồng vật nuôi, ngành nghề trong cơ cấu sản xuất đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và kỹ năng lao động cao hơn nhiều so với trước đây khi chỉ độc canh cây lúa.
- Việc tích tụ tập trung nguồn lực và việc hình thành những loại hình tổ chức sản xuất vượt trội kinh tế hộ như kinh tế trang trại và hình thức liên kết hợp tác xã kiểu mới đòi hỏi phải có nhiều nông dân làm ăn giỏi.
Để đáp ứng yêu cầu đó, phải đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo và tạo môi trường để giữ lại hoặc thu hút một bộ phận lao động trẻ, khỏe, có học thức cho nông nghiệp nông thôn.
Các giải pháp cần thực hiện như sau :
- Đối với nông dân là chủ thể của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần được tiếp tục nâng cao nhận thức, tích cực lao động sản xuất và không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Dạy nghề cho nông thôn phải được coi là một bộ phận trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó chính là trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông thôn thiết thực và hữu hiệu nhất. Có thể dành một phần ngân sách địa phương cho công tác dạy nghề theo nhu cầu thực tế sản xuất của nông dân, làm tốt công tác tư vấn cho nông dân, giúp họ mạnh dạn đầu tư vốn vào cây con cụ thể, tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, giúp nông dân tự điều chỉnh bằng việc tổ chức lại sản xuất một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cho nông dân.
- Tăng cường công tác phát triển khoa học công nghệ, làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Cần tạo ra môi trường cho phát triển khoa học công nghệ cho nông nghiệp – nông thôn dựa trên 3 yếu tố chính: cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư . Việc đào tạo cần tập trung vào các công nghệ hiện đại cần thiết như công nghệ sinh học để lai tạo ra những giống cây con theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm hao hụt. Kinh phí đầu tư cho khoa học – công nghệ và người làm khoa học cần thích đáng và tăng dần so với tốc độ tăng trưởng GDP.
- Đối với vấn đề đê bao ngăn lũ : cần hòan thiện hệ thống thủy lợi và đê bao theo phương thức sống chung với lũ, nâng khả năng tích nước và làm chậm lũ, đồng thời mở rộng không gian hành lang thoát lũ. Không nên giữ lũ triệt để liên tục nhiều năm mà tốt nhất chỉ nên giữ lũ cách năm bằng cách luân phiên một nửa số tiểu vùng có diện tích đất chuyên màu. Thực tế cho thấy, việc bao đê triệt để nhiều năm làm giảm năng suất cây trồng và tăng chi phí sản xuất. Đồng thời, sản xuất vụ 3 liên tục sẽ làm giảm lượng lân (P2O5) trong đất. Nên áp dụng phương thức luân canh lúa – màu để dưỡng đất. Cần vận động nông dân giảm diện tích trồng lúa vụ 3, chuyển sang 1 hoặc 2 vụ hoa màu ở những nơi có điều kiện, để tăng giá trị sản xuất và cải tạo đất.
Hệ thống đê bao tháng tám và việc thả lũ vừa đủ ở vùng đê bao triệt để có sự kiểm soát của chính quyền để bảo vệ khu dân cư và vườn cây ăn trái có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì vừa tận dụng được các nguồn tài nguyên thiên nhiên như phù sa và thủy sản, vừa rửa trôi một số độc chất tồn đọng trong đất sau nhiều vụ sản xuất. Phù sa tạo quá trình phân hủy nhanh các xác bả hữu cơ, cỏ dại, cải tạo lý, hoá tính của đất theo hướng có lợi cho người sản xuất và nhất là cắt đứt nguồn lưu tồn của mầm sâu, bệnh khống chế được sự bộc phát của dịch hại cây trồng ở vụ sau, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí đầu tư cho sản xuất. Đồng thời, cần khuyến khích nông dân chuyển việc trồng lúa vụ 3 sang canh tác cây rau màu để dưỡng đất.
- Đối với vấn đề chăn nuôi và thủy sản : cần quy họach vùng chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản, khuyến khích chấm dứt việc nuôi trồng thủy sản tự phát ảnh hưởng giao thông thủy và gây ô nhiễm môi trường, chấm dứt việc chăn thả gia cầm tự nhiên dễ lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác phổ biến kiến thức an tòan sản xuất, hướng dẫn
nông dân cách sử dụng các lọai thuốc và thức ăn chăn nuôi, tránh sự dư thừa vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường.
- Về sự ô nhiễm của các khu dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở ven sông
: xây dựng hệ thống thu gom rác thải, tuyên truyền người dân chấp hành tốt quy định chống xả rác bừa bãi, đồng thời có biện pháp chế tài đối với hành động gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề phân loại rác tại nguồn cần được tuyên truyền rộng rãi và thực hiện nghiêm chỉnh nhằm xây dựng ý thức hiểu biết về bảo vệ môi trường của người dân và giảm thiểu chi phí xử lý rác thải.
KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trải qua quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp giai đọan 1987 -2000 và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2004, kinh tế nông nghiệp tỉnh An Giang đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từng bước chuyển dần qua nền sản xuất hàng hóa, giữ vai trò chủ lực trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đóng góp tích cực cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Có thể thấy điều này qua tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất nông – lâm – nghiệp của An Giang giai đọan 2001 – 2004 là 7,27% (theo giá cố định 1994). Giá trị sản xuất bình quân/ha năm 2000 là 27,37 triệu đồng đến năm 2003 là 37,33 triệu đồng và năm 2004 lên đến 45,06 triệu đồng theo giá hiện hành. Phong trào phát triển sản xuất đạt giá trị trên 50 triệu đồng /ha /năm đã phổ biến và nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp An Giang mà trọng tâm là cây lúa và diện tích trồng lúa luôn được duy trì ở mức cao. Năm 2001 diện tích trồng lúa có giảm sút nhưng các năm sau đó tăng trở lại. Nguyên nhân cơ bản là do giá lúa tăng và ổn định đầu ra, mặt khác, cũng do các lọai cây con khác chưa chứng tỏ được sự vượt trội so với cây lúa như chi phí canh tác và chuyển dịch cao hơn cây lúa, đầu ra không ổn định và nhất là đòi hỏi kiến thức canh tác mới. Điều này cho thấy, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhưng không thể giảm nhanh diện tích lúa được mà đòi hỏi phải tiếp tục có những chính sách chuyển dịch phù hợp hơn với tình hình mới, đủ sức thuyết phục nông dân xóa thế độc canh cây lúa.
Sản xuất thủy sản và chăn nuôi đã có sự phát triển mạnh với các mô hình canh tác đem lại hiệu quả cao, số lượng lớn. Đã xuất hiện việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo mô hình kinh tế trang trại và liên kết nông hộ theo dạng hợp tác xã hoặc chi hội nghề cá. Đây là các nhân tố nền tảng cho việc xây dựng nền sản xuất nông sản hàng hóa lớn, với sức cạnh tranh mạnh. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản và chăn nuôi vẫn mang tính tự phát, chưa gắn với quy họach đồng bộ, chưa thể hiện được tính bền vững. Sự thiếu hụt các nhà máy chế biến sản phẩm từ gia súc, gia cầm cần được giải quyết để đảm bảo đầu ra và tạo điều kiện phát triển cho ngành chăn nuôi của tỉnh trong thời gian tới.
Họat động kinh tế mùa nước nổi được triển khai tốt đã đem lại kết quả thiết thực xóa đói giảm nghèo cho nông dân An Giang. Nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng tốt các lợi thế thiên nhiên và các kiến thức chuyển giao từ công tác khuyến nông.
Sự liên kết 4 nhà, mà cốt lõi là liên kết doanh nghiệp – nông dân tác động mạnh mẽ đến hiệu quả chuyển dịch nông nghiệp của tỉnh thời gian qua. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong mối liên kết trực tiếp với nông dân, các doanh nghiệp An Giang đã tận dụng tích cực vai trò trung gian của hệ thống thương lái và các hợp tác xã, ổn định hóa nguồn hàng cho sản xuất xuất khẩu và đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Để có thể chuyển mạnh sang nền sản xuất hàng hóa, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân An Giang cần phải được tăng cường và đi vào thực chất nhằm xây dựng được các vùng nguyên liệu ổn định. Điều này đòi hỏi Nhà nước xây dựng một cơ sở pháp lý rõ ràng ràng buộc các bên trong mối liên kết này.
Họat động của nông hộ An Giang nhìn chung có sự đa dạng nhưng còn nhiều hạn chế. Nông hộ An Giang khai thác tốt các điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất nông nghịêp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc và thủy sản. Một vấn
đề nổi bật là tỷ lệ hộ có quy mô diện tích canh tác dưới 0,5 ha và chăn nuôi gia