6. Những điểm mới của luận văn
2.4.1. Đặc điểm lao động và họat động chính
Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, hiện tại An Giang có 443.860 hộ sống ở địa bàn nông thôn với 2.051.488 nhân khẩu. Bình quân số nhân khẩu mỗi hộ là 4,6 người. Hiện nay, lao động ở địa bàn nông thôn ở An Giang là 1.212.743 người chiếm 59% dân số nông thôn của tỉnh.
Biểu đồ 11 : Phân tích lao động các nông hộ An Giang theo trình độ chuyên môn (ĐVT : %) Chưa qua đào tạo 98,59% Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Số liệu điều tra năm 2003 cho thấy, đa số lao động nông, lâm, ngư nghiệp ở tỉnh chưa qua đào tạo chiếm tới 98,59%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ chiếm 1,41%. Những con số cho thấy hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư ở tỉnh còn mang nặng tính tậïp quán, truyền thống, trình độ của nguời lao động hạn chế, gây khó khăn cho việc hiện đại hoá nông nghiệp, tri thức hoá nông dân và văn minh hoá nông thôn.
Biểu đồ 12 : Cơ cấu hộ nông dân tỉnh An Giang phân theo hoạt động chính (ĐVT : %)
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Từ biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ hộ thuần nông chiếm đa số hộ ở An Giang với gần 60% số hộ sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp. Trong đó, số hộ làm nông nghiệp thuần túy chiếm tỷ lệ rất cao, hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ tương đối thấp, còn hộ làm lâm nghiệp hầu như không đáng kể. Tỉnh An Giang có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, cả tỉnh, có gần 2,5% tổng số hộ sống chính bằng hoạt động nuôi thuỷ sản . Trong đó thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Phú Tân, Thoại Sơn có tỷ lệ hộ sống bằng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất. Tỷ lệ hộ lâm nghiệp ở tỉnh không đáng kể, chỉ có 1,22% số hộ ở Tri Tôn tham gia nghề này.
Một nét đáng chú ý là tỷ lệ số hộ làm thuê sản xuất nông nghiệp là tương đối cao, tính chung tòan tỉnh là 24,8%, cao nhất là huyện Châu Thành (36,27%) và thấp nhất là thành phố Long Xuyên. Có đến 5 huyện là Châu Thành, An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Thoại Sơn có số hộ làm sống chủ yếu bằng làm thuê nông nghiệp trên 30%.
Như vậy, hoạt động sản xuất chính của các hộ ở An Giang trong giai đọan chuyển dịch chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, đồng
thời phát triển nuôi trồng thủy sản dựa trên các lợi thế tự nhiên . Hoạt động thuỷ sản được các nông hộ quan tâm và thật sự trở thành hoạt động kinh kế chính của một bộ phận nông dân. Ngòai ra, số liệu cũng cho thấy một bộ phận lớn cư dân nông thôn An Giang phải sống bằng nghề làm thuê nông nghiệp. Đây là lực lượng công nhân nông nghiệp tiềm tàng cho phát triển sản xuất hàng hóa và quá trình công nghiệp hóa nông thôn. Vấn đề này cần nhận được sự quan tâm và chính sách phát triển hợp lý của Nhà nước, giúp xóa đói giảm nghèo, đồng thời tránh để xảy ra tình trạng nông dân làm thuê ít đất bỏ nông thôn ra thành thị.