Các chủ trương của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 27)

6. Những điểm mới của luận văn

2.2.Các chủ trương của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn

Năm 1987, trên tư tưởng "Lấy dân làm gốc", "Dân giàu nước mạnh" và chuyển nền kinh tế từ kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa; nông nghiệp (chủ yếu là lương thực ) được xác định là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Tư tưởng này còn được gọi tắt là: "Tư tưởng tam nông", hay "Chính sách tam nông" của An Giang.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định qua giai đọan phát triển sản xuất nông nghiệp 1995 – 2000 nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Người nông dân ở những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên lúa gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh, giá thấp và không ổn định. Trong khi đó, các mô hình đa canh tác khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp là phải tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông, ngư, lâm nghiệp. Chủ trương cánh đồng 50 triệu đồng/ha mà ngành đặt ra cũng tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

Trong bối cảnh tình hình bức xúc như trên của tỉnh An Giang đòi hỏi phải có sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Trong lúc này trên phạm vi cả nước và vùng ĐBSCL đã xuất hiện những thay đổi, những chủ trương, những chính sách mới của giới lãnh đạo các cấp, tạo tiền đề về mặt pháp lý để An Giang có thể chuyển dịch cơ cấu nhanh hơn, đó là:

- Chủ trương của chính phủ tại văn bản số 527/CP /NN ngày 30/5/2000 về việc quy hoạch sản xuất lúa, tôm các tỉnh ĐBSCL.

- Nghị quyết 09/2000/NQ/ CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 09/2000/NQ/CP ngày 15/6/2000, tỉnh An Giang đã xây dựng và triển khai các chương trình, dự án chuyển dịch và chỉ đạo thực hiện

các chương trình đó, đồng thời chủ trương tận dụng các điều kiện thuận lợi tập trung phát triển hai ngành hàng chủ lực là sản xuất lúa gạo và nuôi cá da trơn, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, trên cơ sở tăng cường gắn kết mối liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp. Để có cơ sở khoa học cho quá trình chuyển dịch, An Giang cũng đã hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để đánh giá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, các hệ thống canh tác và tính bền vững các hệ thống đó.

2.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang

2.3.1. Về giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảng 1: GTSX nông – ngư – lâm nghiệp (giá hiện hành) bình quân trên 1 ha và tốc độ phát triển GTSX giai đọan 2001-2004 của An Giang

Giá trị sản xuất Diện tích canh tác GTSX bình quân Tốc độ phát

(triệu đồng) (ha) (triệu đồng/ha) triển (%)

2000 7.353.367 268.671 27,37 2001 7.462.809 277.667 26,88 98,20% 2002 8.944.584 277.876 32,19 119,77% 2003 10.284.841 275.507 37,33 115,97% 2004 12.413.684 275.507 45,06 120,70% Năm

Nguồn : Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh An Giang 2004

Về hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bình quân trên 1 ha giai đọan 2001–2004 của An Giang có sự gia tăng rõ nét. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác tăng nhanh, từ 27,37 triệu đồng/ha (năm 2000) đã tăng lên đạt 45,06 triệu đồng/ha vào năm 2004 (theo giá thực tế). Trong đó, huyện Chợ Mới là huyện đầu tiên trong tỉnh đạt giá trị sản xuất bình quân 62,5 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp bình quân trên 1 ha giai đoạn 2001 -2004 của An Giang là 13,27%/ năm. Từ đó, cho thấy nông nghiệp An Giang thời gian qua đã đạt được mức độ chuyển dịch cao với tốc độ chuyển dịch tương đối nhanh.

Đi vào từng ngành cụ thể, kết quả sản xuất qua các năm có thể khái quát như sau:

- Về nông nghiệp : Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Biểu đồ 1 : Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đọan 2001-2004 của

An Giang (theo giá hiện hành) (ĐVT:%)

T c đ t ng tr ng GTSXNN 2001-2004 100,40% 119,51% 116,38% 118,48% 113,41% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 180% 2001 2002 2003 2004 Bình quân N m T c đ t n g t r n g (% ) Tổng số % Trồng trọt % Chăn nuôi % Dịch vụ %

Nguồn : Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh An Giang 2004

Trồng trọt: chủ yếu vẫn là cây lúa, cơ cấu giá trị sản xuất chiếm trên 51%; nguyên nhân chính là trong những năm gần đây (2002-2004) giá lúa luôn ổn định và ở mức cao; đặc biệt năm 2004 giá vẫn còn có lợi nhiều cho nông dân, nên diện tích, năng suất năm 2004 tăng mạnh; sản lượng lúa hàng năm đều tăng và lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 3 triệu tấn/năm, tăng 26% so năm 2000, tiếp tục dẫn đầu khu vực ĐBSCL.

Cây màu (bắp, đậu nành, mè) tốc độ đã có tăng nhưng chưa nhiều. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng và đến cuối năm 2004 đạt trên 564 ngàn ha, tăng 11% so năm 2000 (tăng 56 ngàn ha).Trong đó diện tích gieo trồng lúa đạt trên: 523 ngàn ha, hoa màu các loại: 41 ngàn ha. Bình quân sản lượng lúa đầu người, từ 1.131

kg (năm 2000) tăng lên 1.260 kg/người/năm (năm 2004). Nâng hệ số sử dụng đất từ 1,98 lần (năm 2000) tăng lên 2,15 lần vào năm 2004. Năng suất cây lương thực có hạt tăng không nhiều so với năm 2000.

Bảng 2 : Tốc độ phát triển năng suất cây lương thực có hạt giai đọan 2001- 2004

tạ/ha % tạ/ha % tạ/ha %

2000 50,61 100,00 50,58 100,00 53,81 100,00 2001 46,22 91,33 46,04 91,02 57,56 106,97 2002 54,43 117,76 54,35 118,05 59,29 103,01 2003 53,58 98,44 53,31 98,09 68,36 115,30 2004 57,82 107,91 57,49 107,84 75,70 110,74 Bình quân 2001 -2004 103,39 103,25 108,91 Năm Lúa Bắp Cây lương thực có hạt Trong đó

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

Chăn nuôi: Giai đọan 2001 – 2004, chăn nuôi gia súc của An Giang đạt được sự tăng trưởng liên tục. Riêng chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà trong năm 2004 giảm rất nhanh do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm.

Biểu đồ 2: Biến động số lượng gia súc – gia cầm giai đọan 2001 – 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ĐVT:%)

Biến động số lượng gia súc - gia cầm giai đoạn 2001- 2004

-100,0 -50,0 0,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 2001 2002 2003 2004 Năm T ốc đ ộ t ăn g (% ) Trâu Bò Heo Dê Gà Vịt Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

Do được giá nên số lượng bò, heo phát triển mạnh, từ 39.781 con bò và 164.870 con heo năm 2001 lên gần gấp đôi trong năm 2004 với 62.080 con bò và 252.302 con

heo. Các huyện có số lượng đàn heo lớn lần lượt là Phú Tân (chiếm 23,20% tổng đàn heo của tỉnh), Thoại Sơn và Chợ Mới; khu vực đô thị có Long Xuyên với 7,24% số lượng heo của tỉnh. Tỷ lệ bò nuôi lấy thịt cũng tăng nhanh, từ 13.660 con, chiếm 36,58% tổng đàn bò năm 2000, đã tăng 2,68 lần lên 36.617 con, chiếm 58,98% tổng đàn bò năm 2004. Các huyện nuôi bò với số lượng lớn là khu vực đồi núi Tri Tôn và Tịnh Biên; đặc biệt huyện Chợ Mới với phong trào nuôi bò vỗ béo tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn từ vùng chuyên canh rau màu đã tăng mạnh đàn bò từ 2.385 con, chiếm 6,39% tổng đàn bò năm 2000 lên 4,4 lần thành 10.513 con, chiếm 16,93% tổng đàn bò của tỉnh năm 2004. Phong trào nuôi dê cũng phát triển rất mạnh. Xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hàng hóa với quy mô vừa và lớn theo mô hình kinh tế trang trại. Nhìn chung chăn nuôi ở An Giang tuy phát triển khá mạnh song chưa được quy họach cụ thể, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân, dễ gặp các rủi ro trong khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, địa phương chưa có nhà máy chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm nên chưa có sự liên kết đầu tư thỏa đáng và đầu ra ổn định cho ngành chăn nuôi.

- Về lâm nghiệp :Đất lâm nghiệp của tỉnh có xu thế giảm liên tục từ 20.661 ha (năm 1995) xuống còn 18.249 ha (năm 2000) và đến cuối năm 2003 còn 18.165 (giảm gần 2,5 ngàn ha do chuyển sang sản xuất nông nghiệp). Lâm nghiệp tiếp tục thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; tính đến cuối năm 2004 diện tích có rừng đã lên đến 13.734 ha, đặc biệt là có trên 400 ha rừng trầm hương đã được khôi phục. Ngòai ra còn thực hiện trồng cây chắn sóng, chống sạt lở bảo vệ các công trình hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình kênh 7 xã với gần 2 triệu cây các loại : tre, tràm, cỏ

vetiver... bước đầu đã phát huy tác dụng.

- Về thủy sản : chủ yếu phát triển nuôi cá tra và basa; việc nuôi tôm chỉ mới bắt đầu từ năm 2001 với mô hình lúa-tôm và một ít nuôi đăng quầng ven sông với tổng diện tích 178 ha. Giá trị sản xuất thủy sản giai đọan 2000 – 2004 có tốc độ tăng cao đạt 17,27%/ năm, trong đó nuôi thủy sản phát triển rất mạnh. Nuôi thủy sản tăng

nhanh và đến cuối năm 2004 đạt tổng sản lượng nuôi trên 152 ngàn tấn, tăng 1,9 lần (tăng 72 ngàn tấn) so năm 2000, với tổng số lồng bè nuôi cá hiện có: 3.504 cái và 1.638 ha mặt nước, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh đạt: 560 ha. Dịch vụ thủy sản cũng có sự phát triển tốt, tăng bình quân 16,60%/ năm giai đọan 2001 -2004. Nuôi thủy sản nước ngọt phát triển mạnh đem lại giá trị kinh tế cao cho nông nghiệp, giúp thủy sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong những năm gần đây.

- Về giá trị xuất khẩu : Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Giá trị hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu có khuynh hướng tăng nhanh, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 219,394 triệu USD, đứng thứ 5/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, tăng gấp 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2001(106,134 triệu USD).

Biểu đồ 3:Cơ cấu giá trị xuất khẩu của An Giang giai đ an 2000 – 2004

(ĐVT:%) 22,28 30,44 47,14 30,41 47,87 0% 20% 40% 60% 80% 100% C c u ( % ) 2000 2001 2002 2003 2004 N m C c u giá tr xu t kh u giai đ an 2000 - 2004 M t hàng khác Th y s n G o

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

Về cơ cấu xuất khẩu, chủ yếu là mặt hàng gạo và thuỷ sản cá da trơn.

Biểu đồ 4:Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu An Giang giai đ an 2001- 2004

T c đ t ng giá tr xu t kh u 2001 - 2004 -20,16% 50,86% 92,11% 125,14% -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004 N m T c đ t n g ( % ) T鰻ng giá tr鵜 xu医t kh育u G衣o Th栄y s違n

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

Trong giai đọan 2001 -2004, ngành thủy sản vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh với tỷ trọng là 47,87% năm 2004, cao hơn so với lúa gạo

(36,25%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tốc độ tăng trị giá xuất khẩu của ngành thủy sản cũng rất nhanh, mặc dù giảm trong năm 2003 do gặp bất lợi từ thị trường Mỹ, nhưng sang năm 2004 tăng 125,4%.

2.3.2. Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp :

- Về cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp:

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2000 khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng thủy sản gia tăng trong trong tổng giá trị sản xuất nông- ngư - lâm nghiệp, tỷ trọng giá trị nông nghiệp thuần túy sụt giảm nhẹ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp chung của An Giang phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp thuần túy và thủy sản. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ bé.

Biểu đồ 5: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp An Giang giai đoạn 2000 – 2004 (theo giá hiện hành) (ĐVT:%)

C c u GTSX nơng - lâm - ng nghi p 2000 - 2004 82,08% 81,20% 80,97% 81,95% 80,44% 16,75% 17,62% 18,03% 17,16% 18,76% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 N m C c u ( % ) Lâm nghi p % Th y s n % Nơng nghi p %

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

- Về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt vẫn giữ tỷ trọng cao trong nông nghiệp, đáng chú ý là tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp bị giảm trong quá trình chuyển dịch. Điều này cho thấy dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển gắn liền với sự gia tăng sản xuất nông nghiệp.

Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2000 – 2004 (theo giá hiện hành)

0% 20% 40% 60% 80% 100% C c u ( % ) 2000 2001 2002 2003 2004 N m C c u GTSXNN giai đ an 2000 - 2004 Dịch vụ % Chăn nuôi % Trồng trọt %

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê An Giang năm 2004

- Thay đổi về cơ cấu đất tự nhiên và nông nghiệp : Trong cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của tỉnh, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chung tăng dần. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi giảm dần, chủ yếu do tỷ lệ diện tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trồng lúa màu giảm, tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp tăng dần qua các năm.

Biểu đồ 7: Biến động cơ cấu đất nông nghiệp An Giang 2000 – 2004

(ĐVT:%) Bi n đ ng c c u s d ng đ t nơng nghi p 2000 - 2004 95,28 95,35 93,80 93,80 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2004 N m C c u (% ) Đất lâm nghiệp Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp

Nguồn: Tính tóan từ niên giám thống kê An Giang năm 2001 và 2004

Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2000 đến 2004, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp An Giang biến động theo hướng sau :

+ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu cho trồng trọt, có chiều hướng giảm, nhưng vẫn được duy trì ở mức cao, chiếm trên 93% diện tích đất nông nghiệp chung của tỉnh. Trong đó, tỷ lệ diện tích đất lúa màu giảm nhẹ, tỷ lệ diện tích cây lâu năm được duy trì.

+ Xuất hiện đất đồng cỏ cho chăn nuôi (có 202 ha năm 2004), cho thấy sự phát triển của mô hình chăn nuôi gia súc như trâu, bò ….

+ Tăng nhẹ tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp.

Nhìn chung, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự chuyển hướng từ năm 2001 - 2002. Tuy nhiên, sự chuyển hướng này chưa thật sự rõ nét.

Số liệu thống kê cho thấy sau khi chuyển dịch, tỷ lệ diện tích các lọai cây công nghịêp ngắn ngày tăng nhẹ. Với việc giá lúa tăng, tỷ lệ diện tích trồng lúa vẫn được duy trì ở mức cao. Tỷ lệ diện tích các lọai cây lâu năm được duy trì.

B ng 3: Bi n đ ng c c u di n tích cây trồng của An Giang 2000 – 2004

(ĐVT:%) Tổng số Lúa Cây công nghiệp ngắn ngày Tổng số Cây công nghiêp lâu năm Cây ăn quả 2000 100 98,06 91,41 0,65 1,94 0,67 1,27 2001 100 98,05 90,44 0,98 1,95 0,67 1,28 2002 100 98,07 90,48 0,90 1,93 0,65 1,28 2003 100 98,12 91,93 0,73 1,88 0,61 1,26 2004 100 98,17 90,97 0,84 1,83 0,59 1,23

Cây hàng năm Cây lâu năm

Diện tích cây trồng

Tổng số

Nguồn : Tính tóan từ niên giám Thống kê An Giang năm 2004

Ü Phân tích biến động diện tích đất trồng lúa :

Số liệu thống kê cho thấy ở tỉnh An Giang đã xuất hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp vào năm 2000 ở hầu hết các huyện, diện tích trồng lúa đều giảm, trừ huy n T nh Biên là huyện miền núi chuyên đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc trâu bò và huyện Châu Thành do tăng vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 27)