Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 80)

6. Những điểm mới của luận văn

3.3.2.1.Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn

Để có thể đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn và tập trung, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch ..., vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá. Hiện nay đây là khâu yếu nhất và đồng thời gây nên lực cản cho sự phát triển của An Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Cũng vì thế mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất ngần ngại khi bỏ vốn đầu tư vào đây, do khả năng thu lợi nhuận thấp, phải xây dựng cơ bản quá tốn kém, cước phí vận chuyển hàng hóa cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

Một số giải pháp được đề nghị như sau :

- Hoàn thiện mạng lưới thủy lợi và phương án "sống chung với lũ", quản lý và kiểm soát lũ theo quy luật. Đồng thời có biện pháp thiết thực thúc đẩy chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư "vượt lũ". Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô, tiêu và thoát lũ vào mùa mưa, để vừa đảm bảo cho 2 vụ canh tác chính đông xuân và hè thu, vừa cải tạo đất vào mùa lũ.

- Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường bộ và giao thông nông thôn, đặc biệt là hệ thống cầu đường về bề rộng và tải trọng, để kích thích khả năng lưu thông vật tư và nông sản giữa nông thôn với thành thị.

- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khác như điện, nước, bưu chính, viễn thông, tin học, y tế, giáo dục, văn hóa... để nâng cao dân trí, nâng cao khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học – công nghệ cho nhân dân.

- Phát triển cân đối và hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, gây nên tình trạng phát triển kinh tế của tỉnh chưa cân đối. Vì vậy, cần xây dựng thêm các nhà máy chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến rau màu và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, và hệ thống kho tàng bảo quản gần các vùng nguyên liệu chuyên canh có điều kiện giao thông thuận lợi, hoặc gần các thị trấn, thị tứ có các trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính tạo tiền đề cho sự hình thành và mở rộng các vùng nông sản nguyên liệu. - Ngòai nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, vấn đề huy động vốn có thể được tiến hành qua các nguồn: trái phiếu đầu tư của tỉnh, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngòai nước và thu hút tiền nhàn rỗi trong dân. Đây là nguồn vốn rất phong phú nhưng để làm được điều này cần có chính sách và cơ chế tạo ra môi trường đầu tư an tòan cho các doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 80)