6. Những điểm mới của luận văn
3.3.2.2. Về quy họach phát triển vùng nguyên liệu, tổ chức và liên kết
tác trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
- Cần nhân rộng các mô hình hiệu quả, quy hoạch cụ thể vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi trên nguyên tắc phù hợp với điều kiện sinh thái, với sự tác động của các yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ, không làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên. Trong thời gian tới, cần tập trung quy họach phát triển nhanh các cây trồng, vật nuôi như sau :
Về cây trồng :
+ Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao cho xuất khẩu : khuyến khích nông dân chuyển sang canh tác lúa chất lượng cao trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, tập trung phát triển trồng lúa chất lượng cao ở Long Xuyên và Chợ Mới là hai khu vực có điều kiện áp dụng và triển khai tốt nhất, sau đó nhân rộng ra các địa phương khác, với việc tập trung đầu tư giải quyết hai vấn đề cơ bản là nguồn giống lúa xác nhận và đầu ra cho lúa chất lượng cao.
+ Vùng chuyên canh rau màu cho công nghiệp chế biến và chăn nuôi bò : Chợ Mới (rau màu các lọai), Tri Tôn (đậu phộng).
+ Vùng đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc : Tri Tôn – Tịnh Biên.
Về vật nuôi : Trước mắt, một số mô hình chăn nuôi có thể phát triển theo hướng bán công nghiệp, nhưng về lâu dài, cần phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp ở tất cả các khâu trong quá trình chăn nuôi như sản xuất giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, xử lý chất thải và chế biến sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là nuôi thủy sản và chăn nuôi heo tại các khu dân cư, hình thành các khu vực chăn nuôi tập trung như sau :
+ Nuôi thủy sản nước ngọt : An Phú – Tân Châu - Phú Tân (cá bè), Chợ Mới – Châu Phú – Châu Thành – Thọai Sơn (cá ao hầm, tôm càng xanh luân canh với lúa), Long Xuyên – Chợ Mới (nuôi đăng quầng sinh thái), Châu Thành – Thọai Sơn (lươn – ếch Thái Lan)...
+ Chăn nuôi gia súc : Tri Tôn – Tịnh Biên (bò - dê), An Phú (trâu), Thọai Sơn - Phú Tân (heo) ...
+ Chăn nuôi gia cầm : chấm dứt việc nuôi chăn thả tự nhiên dễ lây lan dịch bệnh, phát triển nuôi gia cầm theo hình thức công nghiệp. Để chấm dứt triệt để dịch bệnh phát sinh do gia cầm chăn thả tự do, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi gia cầm theo dây chuyền
công nghiệp khép kín, có chính sách khuyến khích tiến tới cấm hòan tòan việc chăn thả gia cầm tự do trong nhân dân.
- Phát triển liên kết doanh nghiệp và nông dân, khuyến khích nông dân tham gia vào mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng để hưởng lợi từ chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư kinh doanh nông sản và tham gia vào thị trường để tạo ra tính cạnh tranh cần thiết giúp khai thác triệt để và nâng cao năng lực sản xuất của nông dân. Vai trò trung gian của thương nhân cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới để đảm bảo ổn định phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm nông dân làm ra cần kết hợp với doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đội ngũ trung gian như thương nhân và các hợp tác xã, các doanh nghiệp sẽ đặt ra các yêu cầu chất lượng sản phẩm và hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước cần cải thiện môi trường pháp lý về tính ràng buộc và chế tài xử phạt đối với việc thực hiện hợp đồng bao tiêu nông sản.
- Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới để tập trung nguồn lực sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tiếp cận tốt các doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản phẩm. Chỉ có các hợp tác xã mới có thể hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đại diện cho quyền lợi của những người sản xuất nhỏ và vừa trong thương thảo tiêu thụ sản phẩm, trở thành đầu mối tiêu thụ, hay cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến lớn... Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để nông nghiệp An Giang nhanh chóng chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.
- Nhà nước cần xây dựng hòan chỉnh chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính sách vay vốn, đầu tư con giống, chính sách đất đai hạn điền của quy
mô kinh tế trang trại, chính sách thuế đối với đồng cỏ phát triển chăn nuôi, chính sách ưu đãi vốn giải quyết việc làm gắn với trang trại.
- Giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp : khuyến khích nông dân mua bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện loại hình bảo hiểm nông nghiệp dành cho chăn nuôi như bò, heo. Qua sự biến động về thị trường trong năm 2003-2004, đặc biệt là qua dịch cúm gà, việc thực hiện bảo hiểm trong sản xuất chăn nuôi là vô cùng quan trọng, mọi thiệt hại về sản xuất sau này, nếu có, người sản xuất sẽ ít bị thiệt hại hơn do có các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất chính là yếu tố bảo hiểm an toàn nhất cho những rủi ro vốn có trong sản xuất nông nghiệp.