Căn cứ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đọan

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 73)

6. Những điểm mới của luận văn

3.1.4.Căn cứ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đọan

đọan 2001 -2004

Sản xuất nông nghiệp An Giang qua quá trình chuyển dịch đã có sự phát triển mạnh mẽ về giá trị và cơ cấu sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp trong các năm qua liên tục tăng trưởng cao, góp phần giữ vững vai trò nền kinh tế đầu tàu của vùng ĐBSCL, đồng thời là sự tích lũy cơ bản cho một nền sản xuất

Về quan hệ sản xuất, nét thành công của An Giang trong quá trình chuyển dịch chính là sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hệ thống thương lái, hợp tác xã trong việc hợp đồng thu mua nông sản từ nông dân, tạo được thị trường đầu ra tương đối ổn định giúp phát triển sản xuất nông nghiệp. Mối liên kết giữa nông dân với chính quyền và các trung tâm khuyến nông cũng được tăng cường, thể hiện qua việc áp dụng thành công các chương trình phát triển sản xuất theo khoa học công nghệ mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.1.5. Từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp các nơi :

Các mô hình và cách thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn thành công của các nước, nhất là Trung Quốc và Thái Lan, là hai nước có vị trí địa lý gần nước ta và điều kiện sản xuất gần tương tự nước ta, cần được học hỏi kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng CNH-HĐH, bền vững và hướng về xuất khẩu.

3.2. Phân tích ma trận SWOT nông nghiệp tỉnh An Giang

S (điểm mạnh) W (điểm yếu)

1. Lợi thế tự nhiên về canh tác nông nghiệp và mô hình sản xuất đa canh, nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Diện tích canh tác lớn, sản xuất được nhiều vụ.

2. Nông dân nhạy bén, mạnh dạn

1. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập, hệ thống giao thông cầu - đường chưa phát triển, công nghiệp chế biến nông sản còn yếu và thiếu ....

trong đầu tư sản xuất nông nghiệp. 3. Thương nhân năng động, là cầu

nối hiệu quả trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản.

4. Hoạt động khuyến nông hiệu quả. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất của nông dân được gia tăng một cách đáng kể thông qua các lớp đào tạo nghề, các buổi khuyến nông, qua internet....

5. Xúc tiến thương mại phong phú, khẳng định được thương hiệu ngành hàng cá basa trên thị trường trong và ngòai nước. Bước đầu tạo được những liên kết với các tỉnh trong vùng để phát triển, đặc biệt là liên kết và kiểm soát tình hình phát triển thuỷ sản.

6. Sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp trong phát triển nông nghiệp địa phương.

mang tính tự phát cao, chưa được quy họach cụ thể. Việc xây dựng vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa cho công nghiệp chế biến chưa được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư, mà chỉ tập trung vào thu gom nguyên liệu từ nông dân thông qua thương lái.

3. Trình độ nông dân còn thấp, hạn chế trong áp dụng các kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp. 4. Hệ thống thông tin và dự báo

thiếu và không hiệu quả, dẫn đến đầu tư sản xuất không đúng hướng, và thường bị ép giá nông sản.

5. Chưa có sự đầu tư đúng mức cho sản phẩm nông sản chất lượng cao và chuẩn hóa.

6. Liên kết doanh nghiệp – nông dân chưa chặt chẽ, mối quan hệ lợi ích giữa các bên chưa xác định rõ, phải thông qua trung gian, làm tăng giá thành nông sản. Hiệu lực pháp lý của hợp đồng bao tiêu chưa cao.

O (cơ hội) T (đe dọa)

1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực – quốc tế giúp nông sản tiếp cận

1. Cạnh tranh trong và ngòai nước diễn ra gay gắt. Các rào cản

các thị trường lớn, giàu tiềm năng. 2. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng,

cả thị trường trong nước lẫn thế giới do các yếu tố sức khỏe và dịch bệnh gia súc, gia cầm.

3. Kinh tế cửa khẩu được chú trọng đầu tư phát triển, giúp hàng hóa lưu thông vào thị trường nước ngòai dễ dàng hơn.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển vùng ĐBSCL. Việc huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển vùng ĐBSCL sẽ có tác động trực tiếp đối với tỉnh.

5. Quá trình đổi mới các định chế tài chính giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng các dịch vụ tín dụng, thanh toán phục vụ các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

thương mại ở thị trường nước ngòai ngày càng tinh vi và khốc liệt. Các vụ kiện bán phá giá ở thị trường nước ngòai tạo bất lợi lớn cho hàng hóa Việt Nam.

2. Giá cả các đầu vào tăng, do tác động của giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu tăng. Giá các nông sản chủ lực có xu hướng giảm do cạnh tranh.

3. Dịch bệnh thủy sản – gia cầm dễ bùng phát, khó tiêu diệt do điều kiện chăn thả tự do và thiếu kiểm soát. Nguy cơ dịch cúm gia cầm chưa dập tắt là sự cản trở quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. 4. Ô nhiễm môi trường do sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi heo trong khu dân cư đô thị và nuôi trồng thủy sản tự phát.

5. Tác động tiêu cực của hệ thống đê bao triệt để đến môi trường và chất lượng đất nước, làm giảm năng suất và tăng khả năng nhiễm bệnh cây trồng vật nuôi.

3.3. Định hướng mục tiêu giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang giai đọan 2005 – 2010 nghiệp tỉnh An Giang giai đọan 2005 – 2010

Trên cơ sở các thành quả đã đạt được trong giai đọan 2001 – 2004, nông nghiệp An Giang cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh và phát triển bền vững, hợp sinh thái theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, với các định hướng mục tiêu như sau :

Về giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng các cánh đồng 50 triệu đồng/ha và hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm, thông qua việc nghiên cứu và vận dụng các mô hình canh tác thích hợp với điều kiện sản xuất và lợi thế của từng địa phương nhằm sử dụng đất canh tác có hiệu quả kinh tế cao nhất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mục đích là giảm chi phí sản xuất song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm, đồng thời giữ gìn hệ sinh thái địa phương đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững.

- Về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất phải nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tập trung xây dựng được các vùng chuyên canh nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi cho công nghiệp chế biến.

Về phát triển các ngành hàng chủ lực, bên cạnh hai ngành hàng truyền thống như lúa gạo và cá da trơn, cần tập trung phát triển các ngành hàng có thể chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa lớn như rau màu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo, dê ... ) lấy thịt và sữa.

3.3.2. Định hướng giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang: An Giang:

Từ các vấn đề đã nêu ở trên, có thể rút ra các định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang trong giai đọan 2005 - 2010 như sau :

a. Kết hợp các điểm mạnh và tận dụng cơ hội đẩy mạnh quá trình chuyển dịch:

- Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hóa thông qua việc vận dụng lợi thế tự nhiên thuận lợi về điều kiện sản xuất nông nghiệp và các mô hình đa canh, luân canh để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao giá thành thấp với số lượng lớn để tham gia hiệu quả vào thị trường thế giới qua quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thông qua hai hướng : thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU … và xuất khẩu trực tiếp qua biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Xây dựng và mở rộng thị trường cho các ngành hàng chủ lực, đặc biệt là hàng thủy sản nước ngọt thông qua việc tăng cường thường xuyên công tác xúc tiến thương mại với các hình thức đa dạng và nội dung phong phú.

- Tận dụng chính sách phát triển kinh tế vùng ĐBSCL và phát triển kinh tế biên giới để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh, trong đó có kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh, đặc biệt là vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến.

b. Vận dụng các điểm mạnh để hạn chế các đe dọa trong quá trình chuyển dịch:

- Giảm giá thành sản phẩm nông sản qua việc sử dụng điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp, áp dụng các mô hình sản xuất cho hiệu quả cao, tận dụng các phế phẩm trong quá trình sản xuất để giảm thiểu chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thức ăn và phân bón. Đồng thời, chú trọng sử dụng các công nghệ giảm giá thành sản xuất , như 3 tăng 3 giảm, áp dụng tốt công nghệ sau thu hoạch giảm hao hụt sau thu họach … Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với mục tiêu bền vững, hợp sinh thái và bảo vệ môi trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mục đích là giảm chi phí sản xuất song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại gắn với tìm hiểu kỹ luật lệ và tập quán thương mại quốc tế để vượt qua các rào cản thương mại về thuế quan, bảo hộ, các rào cản kỹ thuật và an tòan thực phẩm, xây dựng phát triển hệ thống thông tin về giá cả và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm để có sự đầu tư sản xuất hợp lý. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp chủ lực và thị trường đầu ra nhằm khắc phục sự lệ thuộc quá mức vào một số thị trường, và sự biến đổi của giá cả thị trường. Công tác xúc tiến thương mại cần thường xuyên, phong phú và gắn kết với phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh.

- Quy hoạch chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản hợp lý thông qua liên kết doanh nghiệp – hộ nông dân để sản xuất ra sản phẩm có chất lựơng cao , số lượng lớn, đặc biệt là hàng thủy sản, đáp ứng các tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm của thị trường các nước phát triển, tránh được các dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước do nuôi tự phát gây ra.

c. Tận dụng cơ hội để vượt qua các điểm yếu :

- Tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường.

- Tăng cường sự trao đổi thương mại qua khu vực kinh tế biên giới với Cam pu chia để tạo thị trường cho hàng nông sản giá rẻ, chất lượng chấp nhận được với lợi thế về khỏang cách địa lý và sự tương đồng về tiêu dùng như thị hiếu, sở thích, thu nhập … Về lâu dài, cần tận dụng khu vực kinh tế biên giới và thị trường Campuchia làm bàn đạp để thâm nhập vào thị trường Nam Á.

- Bổ sung và hòan thiện các chính sách phát triển kinh tế để đạt được hai vấn đề : thứ nhất, tăng cường thu hút và huy động vốn cho phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn và đầu tư máy móc công nghệ hiện đại cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền công nghiệp cho nông thôn để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH một cách tích cực, tạo tiền

đề mạnh mẽ cho nền nông sản hàng hóa chất lượng cao; thứ hai, song song cùng vấn đề thứ nhất, tập trung phát triển các vùng quy họach cây – con, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến của tỉnh.

- Tiếp tục hòan thiện pháp luật, chính sách nhà nước trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp để khắc phục các hạn chế trong quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, đồng thời tăng cường mối liên kết 4 nhà.

- Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, cần có chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực đã được đào tạo cho sản xuất nông nghiệp. trước mắt, tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông để trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Từ các định hướng trên, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp như sau :

3.3.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn

Để có thể đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn và tập trung, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch ..., vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá. Hiện nay đây là khâu yếu nhất và đồng thời gây nên lực cản cho sự phát triển của An Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Cũng vì thế mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất ngần ngại khi bỏ vốn đầu tư vào đây, do khả năng thu lợi nhuận thấp, phải xây dựng cơ bản quá tốn kém, cước phí vận chuyển hàng hóa cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.

Một số giải pháp được đề nghị như sau :

- Hoàn thiện mạng lưới thủy lợi và phương án "sống chung với lũ", quản lý và kiểm soát lũ theo quy luật. Đồng thời có biện pháp thiết thực thúc đẩy chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư "vượt lũ". Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô, tiêu và thoát lũ vào mùa mưa, để vừa đảm bảo cho 2 vụ canh tác chính đông xuân và hè thu, vừa cải tạo đất vào mùa lũ.

- Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường bộ và giao thông nông thôn, đặc biệt là hệ thống cầu đường về bề rộng và tải trọng, để kích thích khả năng lưu thông vật tư và nông sản giữa nông thôn với thành thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khác như điện, nước, bưu chính, viễn thông, tin học, y tế, giáo dục, văn hóa... để nâng cao dân trí, nâng cao khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học – công nghệ cho nhân dân.

- Phát triển cân đối và hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng, chưa có sự gắn kết chặt chẽ, gây nên tình trạng phát triển kinh tế của tỉnh chưa cân đối. Vì vậy, cần xây dựng thêm các nhà máy chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến rau màu và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, và hệ thống kho tàng bảo quản gần các vùng nguyên liệu chuyên canh có điều kiện giao thông thuận lợi, hoặc gần các thị trấn, thị tứ có các trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính tạo tiền đề cho sự hình thành và mở rộng các vùng nông sản nguyên liệu. - Ngòai nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, vấn đề huy động vốn có thể được tiến hành qua các nguồn: trái phiếu đầu tư của tỉnh, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ (Trang 73)