6. Những điểm mới của luận văn
3.3.1. Định hướng mục tiêu chuyển dịch sản xuất nông nghiệp AnGiang
Trên cơ sở các thành quả đã đạt được trong giai đọan 2001 – 2004, nông nghiệp An Giang cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh và phát triển bền vững, hợp sinh thái theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, với các định hướng mục tiêu như sau :
Về giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác và tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng các cánh đồng 50 triệu đồng/ha và hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm, thông qua việc nghiên cứu và vận dụng các mô hình canh tác thích hợp với điều kiện sản xuất và lợi thế của từng địa phương nhằm sử dụng đất canh tác có hiệu quả kinh tế cao nhất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mục đích là giảm chi phí sản xuất song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm, đồng thời giữ gìn hệ sinh thái địa phương đảm bảo cho phát triển ổn định, bền vững.
- Về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất phải nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tập trung xây dựng được các vùng chuyên canh nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi cho công nghiệp chế biến.
Về phát triển các ngành hàng chủ lực, bên cạnh hai ngành hàng truyền thống như lúa gạo và cá da trơn, cần tập trung phát triển các ngành hàng có thể chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa lớn như rau màu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo, dê ... ) lấy thịt và sữa.