6. Những điểm mới của luận văn
2.4.2. Đặc điểm về trang bị đất đai
Biểu đồ 13 : Cơ cấu hộ nông nghiệp theo qui mô diện tích trồng cây hàng năm (ĐVT : %) 26,43% 0,1% 32,36% 5,07% 34,89% 1,15% < 0,5 ha 0,5-1 ha 1-3 ha 3-5 ha 5-10 ha > 10 ha
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Biểu trên cho thấy, tỷ lệ qui mô diện tích đất trồng cây hàng năm của nông hộ tỉnh An Giang chủ yếu tập trung ở mức qui mô dưới 3 ha chiếm 94,12% số hộ; trong đó, tỷ lệ qui mô nhỏ dưới 0,5 ha chiếm tới 35,13 %, cho thấy có trên 1/3 số hộ nông dân ở đây thiếu đất để sản xuất. Riêng ở huyện Chợ Mới có đến 46,84% số hộ có qui mô đất trồng cây hàng năm dưới 0,5 ha.
Biểu đồ 14 :Cơ cấu hình thức sử dụng diện tích đất trồng cây hàng năm
(ĐVT:%)
Cơ cấu hình thức sử dụng đất trồng cây hàng năm
Giao lâu dài 90,51%
Chuyển nhượng 3,4% Thuê mướn
5,15%
Giao lâu dài Thuê mướn Chuyển nhượng
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Qua cơ cấu hình thức sử dụng đất đai ở An Giang, đa số đất đai đều là đất được nhà nước giao sử dụng lâu dài chiếm tỷ lệ 90,51%, còn lại là đất thuê mướn và đất chuyển nhượng chỉ chiếm lần lượt là 5,15% và 3,40%. Tỷ lệ diện tích đất thuê mướn và chuyển nhượng thấp cho thấy tình hình sản xuất nhỏ lẻ phân tán ở tỉnh; tình hình tích tụ và tập trung ruộng đất có diễn ra nhưng chưa mạnh mẽ, chủ yếu ở các huyện Tri Tôn (9,99%) và Thoại Sơn (4,93%). Do đó, mặc dù có nhiều nỗ lực phát triển sản xuất nhưng hiện nay ở An Giang chưa có điều kiện để nông hộ phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hiện đại với quy mô canh tác lớn tập trung.
Đặc điểm tổ chức sản xuất chăn nuôi và thuỷ sản trên qui mô hộ 2.4.3.
Họat động chăn nuôi bò, heo và nuôi trồng thủy sản trong các nông hộ ở An Giang phát triển mạnh.
Qua quá trình chuyển dịch, họat động chăn nuôi đại gia súc như mô hình nuôi bò vỗ béo được khôi phục và phát triển. Phần lớn các địa phương trong tỉnh có nông hộ nuôi bò ở quy mô trung bình (từ 10 – 50 con và trên 50 con).
Biểu đồ 15 : Tỷ lệ hộ phân theo quy mô chăn nuôi bò ở An Giang
(ĐVT:%)
Tỷ lệ hộ phân theo quy mô chăn nuôi bò của nông dân An Giang
2,13 0,9 2,54 20 35,63 40,23 26,27 40 39,87 37,66 28,81 40 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dưới 4 con Từ 4 -10 con Từ 10 -50 con Trên 100 con Tỷ lệ Quy mô TP.Long Xuyên TX.Châu Đốc H.An Phú H.Tân Châu H.Phú Tân H.Châu Phú H.Tịnh Biên H.Tri Tôn H.Chợ Mới H. Châu Thành H.Thoại Sơn
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Biểu trên cho thấy, bò được nuôi tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn với qui mô nuôi khá đa dạng song chủ yếu ở mức 5- 10 con/hộ. Nông hộ có quy mô chăn nuôi bò lớn trên 100 con tập là huyện Tân Châu và các địa phương miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn, với điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi bò.
Biểu đồ 16 : Tỷ lệ hộ phân theo quy mô chăn nuôi heo ở An Giang
Tỷ lệ hộ phân theo qui mô chăn nuôi heo ở An Giang 3,05 9,02 20,72 16,67 3,4 3,5 2,7 16,67 7,32 7,69 8,83 33,33 12,29 23,29 23,6 33,33 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dưới 5 con Từ 4 -20 con Từ 20 -100 con Trên 100 con Quy mô Tỷ lệ TP.Long Xuyên TX.Châu Đốc H.An Phú H.Tân Châu H.Phú Tân H.Châu Phú H.Tịnh Biên H.Tri Tôn H.Chợ Mới H. Châu Thành H.Thoại Sơn
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Các hộ nuôi heo tập trung với qui mô lớn của tỉnh tập trung ở các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc với số hộ chăn nuôi trên 100 đầu heo chiếm tỷ trọng cao . Đây là những hộ chăn nuôi theo dạng hình trang trại, tổ hợp tác và doanh nghiệp. Ở các huyện khác hoạt động chăn nuôi heo mang tính chất phụ trợ cho kinh tế gia đình. Việc chăn nuôi heo tổ chức đan xen với khu dân cư, nhất là trong thành phố và thị xã, gây ra những tác động xấu đến môi trường tự nhiên, ảnh hưởng sự phát triển bền vững và mặt an toàn cho cộng đồng dân cư có mật độ cao.
Biểu đồ 17 : Phân bố hộ nông dân An Giang theo diện tích nuôi cá
Phân bố hộ nông dân An Giang theo diện tích nuôi cá 5,87 5,84 8,47 14,29 14,91 14,83 25,42 42,86 13,89 13,84 23,74 23,81 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ so toàn tỉnh < 1,0 ha 1,0 -2,0 ha >2,0 ha Quy mô Tỷ lệ TP.Long Xuyên TX.Châu Đốc H.An Phú H.TânChâu H.Phú Tân H.ChâuPhú H.Tịnh Biên H.Tri Tôn H.Chợ Mới H. ChâuThành H.Thoại Sơn
Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh An Giang, 2003
Trong số các hộ nuôi trồng thuỷ sản, có đến 95, 37 % số hộ nuôi cá, tập trung ở địa bàn các huyện Châu Phú , Châu Thành, thành phố Long Xuyên. Ở những nơi này qui mô nuôi hàng hoá tập trung khá cao. Song kết quả khảo sát cho thấy hầu hết qui mô nuôi của các hộ vào khoảng 1 ha chiếm đến 94,86% số hộ nuôi thủy sản; tỷ lệ hộ có diện tích lớn hơn 2 ha chỉ có 0,15% hộ nuôi thủy sản và tập trung ở huyện Châu Phú.
Bảng 7 : Số lồng bè và thể tích nuôi thuỷ sản của nông dân tỉnh An Giang
Tổng số Riêng cá Số bè (Chiếc) Thể tích (m3) Số bè (Chiếc) Thể tích (m3) Chung cả tỉnh 2.788 517.793 2.709 515.772 TP.Long Xuyên 71 71.944 70 71939 Thị xã Châu Đốc 176 86.318 175 88.258 Huyện An Phú 1.061 159.380 1.052 159.231
Huyện Tân Châu 252 57.851 252 57.851
Huyện Phú Tân 373 49.921 360 49.249
Huyện Châu Phú 458 56.046 409 55.139
Huyện Tịnh Biên 74 4.647 74 4.636
Huyện Tri Tôn 41 2.047 41 2.047
Huyện Chợ Mới 55 5.838 55 5.838
H. Châu Thành 120 10.827 118 10.637
Huyện Thoại Sơn 107 12.974 103 12.846
Nguồn: Tính toán từ số liệu của điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang
Kết quả phân tích cho thấy nông dân An Giang chủ yếu dùng bè, lồng để nuôi cá, các dạng thuỷ sản khác không đáng kể. Huyện An Phú là nơi tập trung nuôi bè, lồng của tỉnh An Giang với qui mô trên 1000 bè và gần 160 ngàn m3 được sử dụng. Có 5 huyện thị thành phố của tỉnh với thể tích nuôi ở mức từ 50.000 m3 nuôi cá trở lên . Điều đó cho thấy nuôi trồng thủy sản của nông hộ ở An Giang phát triển khá mạnh và tập trung vào hoạt động nuôi cá bè, lồng.
2.5. Đánh giá tổng quát về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang giai đọan 2001 – 2004
- Đánh giá chung: Nhìn chung xét về mặt cơ cấu nội ngành thì chuyển dịch không đáng kể, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, sản lượng tăng chủ yếu là do thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đưa đến sản lượng cây trồng, vật nuôi và năng suất các lọai cây trồng tăng so với trước khi chuyển dịch, giúp đa dạng hóa các lọai cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành hàng lúa chất lượng cao và thủy sản nước ngọt đạt hiệu quả và giá trị xuất khẩu cao.
- Về giá trị sản xuất nông nghiệp : giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp thời gian qua tăng nhanh, thể hiện bước chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh giữ vững vị trí đứng đầu vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, xét về thực chất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
một phần do sự biến động giá cả, sự tăng giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, thuốc trừ sâu, phân bón và thị trường đầu ra thuận lợi. Có thể thấy điều này khi tính theo giá cố định 1994, tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất nông – lâm – nghiệp giai đọan 2001 – 2004 là 7,27%, của riêng nông nghiệp là 6,85%, của thủy sản là 9,77% và lâm nghiệp chỉ có 2,48%, tức là chỉ khỏang hơn ½ so với tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp xét theo giá hiện hành.
- Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp : tập trung vào ngành hàng chủ lực là lúa gạo và phát triển mạnh ngành hàng thủy sản nước ngọt cá da trơn có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thời gian qua chưa thể hiện rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn do cây lương thực có hạt mang lại.
Cơ cấu sử dụng đất cho thấy phần lớn nông dân vẫn tập trung vào trồng cây lương thực có hạt là chính, chưa chuyển mạnh sang các lọai rau màu công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm và chưa tập trung phát triển được vùng nguyên liệu chuyên canh cho công nghiệp chế biến. Tình hình thủy sản và chăn nuôi gia súc như bò, heo , dê … cũng tương tự. Nguyên nhân do hạn chế về vốn, kỹ thuật sản xuất, thiếu thông tin thị trường, nhưng chính là do không có sự quy họach cụ thể về sản xuất và sự đảm bảo về đầu ra bao tiêu nông sản hàng hóa từ phía các doanh nghiệp.
Việc phân bố sản xuất các sản phẩm chủ lực, mặc dù tự phát, song đang dần tập trung theo vùng tùy theo điều kiện sản xuất nông nghiệp sẵn có. Thí dụ như vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên phát triển chăn nuôi bò, dê, trồng đậu phộng ... , vùng đồng bằng phát triển chăn nuôi heo (Phú Tân – Thọai Sơn), trâu (An Phú), nuôi cá bè (An Phú – Tân Châu – Châu Phú), nuôi đăng quần (Long Xuyên-Chợ Mới), nuôi lươn (Châu Thành), trồng lúa- tôm càng xanh (Thọai Sơn) ... Ngành hàng có tiềm năng lớn như chăn nuôi bò lấy thịt bước
đầu phát triển ở các huyện như Chợ Mới nơi có vùng nguyên liệu rau màu dồi dào và vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên, đang tăng nhanh về số lượng đàn bò, đòi hỏi phải có quy họach sản xuất cụ thể và phương án xây dựng nhà máy chế biến tiêu thụ các sản phẩm từ gia súc, gia cầm tại chỗ.
- Về tổ chức sản xuất – các mô hình canh tác : Tổ chức sản xuất nông nghiệp cho thấy có sự đa dạng về mô hình canh tác và giống cây trồng vật nuôi, thể hiện sự năng động trong sản xuất nông nghiệp của nông dân và sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương.
Một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được nhân rộng như mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc (nuôi bò vỗ béo, nuôi trâu), mô hình nuôi thủy sản trái vụ luân canh tôm-lúa, lúa- cá, mô hình kết hợp trồng trọt-chăn nuôi-thủy sản, tổ hợp tác nuôi heo …Tuy nhiên, phần lớn các dạng hình canh tác chưa đạt được sự phát triển ổn định và chuyển mạnh sang nông sản hàng hóa, nguyên nhân do chưa có sự quy họach sản xuất nông nghiệp triệt để trên diện rộng và đầu ra cho nông sản hàng hóa không ổn định, cộng với trình độ chuyên môn của nông dân còn thấp, dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao và tránh rủi ro.
- Về hợp tác liên kết trong kinh tế nông nghiệp : Cùng với quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, sự liên kết trong kinh tế nông nghiệp là điều kiện quan trọng để phát triển và chuyển dịch sản xuất nông nghiệp đúng hướng. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã thực hiện tương đối tốt điều này.
Về mối liên kết giữa nông dân với nhau, sự ra đời của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đánh dấu một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển sản xuất và kinh tế nông nghiệp, đồng thời cho thấy sự chuyển biến về nhận thức của nông dân. Qua quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp 1995 -2000, nông dân bước đầu tạo dựng được nền tảng cho sản xuất nông nghiệp. Giai
Về mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân, sự liên kết này vẫn mang tính hình thức, phải thông qua trung gian, chủ yếu là các hợp tác xã và thương lái. Nguyên nhân là:
• Để giảm thiểu tính rủi ro thời vụ – tính bất ổn trong thực hiện hợp đồng của nông dân.
• Do doanh nghiệp không đủ vốn ứng trước cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
• Thiếu và yếu về hệ thống kho chứa và nhà máy chế biến nông sản chất lượng cao.
Mặt khác, Nhà nước vẫn chưa tạo được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết sản xuất nông nghiệp , đặc biệt là hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết.
- Về các đặc trưng nông hộ : hoạt động sản xuất chính của các hộ ở An Giang giai đọan sau chuyển dịch chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời phát triển nuôi trồng thủy sản dựa trên các lợi thế tự nhiên. Một thực tế là quy mô sản xuất nông hộ hầu hết là nhỏ, lẻ, gây trở ngại cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Vấn đề một bộ phận lớn cư dân nông thôn
- Về môi trường : chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thời gian tác động không nhỏ đến môi trường. Hệ thống đê bao ngăn lũ vừa tạo ra năng suất và sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng cao trong các năm đầu chuyển dịch, vừa tạo ra hiện tượng suy thoái môi trường do không có điều kiện ngập lũ, dẫn đến dịch bệnh lưu tồn và chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ngày một lớn hơn. Việc xả lũ vào đồng bồi đắp phù sa, cải tạo đất chưa được quan tâm, một phần do lúa được giá, nông dân tranh thủ trồng lúa; mặt khác, nhiều vùng bao hệ thống cống cấp thoát nước chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ nên việc tiêu nước và xả lũ gặp nhiều khó khăn. Các lọai hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng gây ra tình hình ô nhiễm do nạn chăn thả tự phát, mật độ nước thải dày, và chất hữu cơ tích tụ từ các lọai thức ăn chăn nuôi và phân bón dư thừa thải ra trong quá trình canh tác. Bên cạnh đó, các trường hợp gây ô nhiễm do chất thải từ họat động của các nhà máy chế biến nông sản bước đầu được xử lý tốt, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của chính quyền địa phương.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG CNH-HĐH
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng mục tiêu giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang theo hướng CNH – HĐH cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang theo hướng CNH – HĐH
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH là sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa công nghệ và máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng các thành tựu mới về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện nay phải theo quy luật chung là hướng vào hội nhập thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch.
Do đó, sự chuyển dịch này cần phải căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, tập