Vùng tai biến thiên nhiê n ký hiệu: TBTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 69)

Huyện Pác Nặm có địa hình đặc trưng miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển, nghiêng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Hàng năm, trên địa bàn huyện xảy ra khá nhiều hiện tượng thiên tai và tai biến thiên nhiên như ngập úng, lũ lụt, lở đất, sạt lún.

- Các vùng núi đá vôi: có độ cao trên 600m độ dc trên 30%, bao gm:

Bảng 4.21. Các vùng núi đá vôi huyện Pác Nặm

Tên vùng Ký hiệu

Vùng núi đá vôi xã Cao Tân, Nghiên loan TBTN- N1

Vùng núi đá vôi phía Tây Bắc Công Bằng, Giáo Hiệu TBTN- N2 Vùng núi đá vôi phía Đông Bắc của huyện thuộc xã An Thắng TBTN- N3 Dựa vào phương pháp luận đã nêu trên có thể cho điểm và mức độ

nhạy cảm về môi trường của các vùng núi đá vôi thuộc vùng tai biến thiên nhiên trên địa bàn huyện Pác Nặm như sau:

Bảng 4.22. Mức độ nhạy cảm môi trường vùng tai biến thiên nhiên - vùng núi đá vôi

Chỉ tiêu Điểm

Có nguy cơ trượt lở, sạt lún 3

Mục đích sử dụng: Rừng 2

Tổng 5

Như vậy với mức điểm 5, các vùng núi đá vôi thuộc vùng tai biến thiên của huyện Pác Nặm có mức độ nhạy cảm trung bình về môi trường

- Vùng núi đất; có độ cao t 300 - 400m độ dc trên 20%bao gm:

Bảng 4.23. Các vùng núi đất huyện Pác Nặm

Tên vùng Ký hiệu

Một số vùng núi đất nhỏ nằm xen kẽ giữa các vùng núi

đá như các vùng núi đất Cổ Linh, Bộc Bố, Giáo Hiệu.

TBTNĐ1

Vùng núi đất nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện thuộc địa bàn các xã: Xuân La, An Thắng, Bằng Thành Nhạn Môn.

Dựa vào phương pháp luận đã nêu ở trên có thể cho điểm về mức độ

nhạy cảm về môi trường của vùng núi đất thuộc vùng tai biến thiên nhiên trên

địa bàn huyện Pác Nặm Như sau:

Bảng 4.24. Mức độ nhạy cảm môi trường vùng tai biến thiên nhiên - vùng

đất núi

Chỉ tiêu Điểm

Có nguy cơ trượt lở, sạt lún, lũ quét 3 Mục đích sử dụng: rừng, đất nông nghiệp, khu dân cư,

đường giao thông

3

Tổng 6

Như vậy nói với mức điểm 6, các vùng núi đất thuộc vùng tai biến thiên nhiên của huyện Pác Nặm có mức độ rất nhạy cảm về môi trường.

-Vùng thung lũng: có độ cao từ 150 - 300m, bao gồm

Bảng 4.25. Các vùng thung lũng huyện Pác Nặm

Tên vùng Ký hiệu

Vùng thung lũng xã Cao Tân, Nghiên Loan TBTN- T1 Vùng thung lũng xã Bộc Bố, Cổ Linh TBTN- T2

Dựa vào phương pháp luận đã nêu trên có thể cho điểm về mức độ

nhạy cảm về môi trường của các vùng thung lũng thuộc vùng tại biến thiên nhiên trên địa bàn huyện Pác Nặm như sau:

Bảng 4.26. Mức độ nhạy cảm môi trường vùng tai biến thiên nhiên - vùng thung lũng

Chỉ tiêu Điểm

Có nguy cơ sụt lún, lũ quét, ngập úng 3

Mục đích sử dụng: đất nông nghiệp, khu dân cư,

đường giao thông

3

Tổng 6

Như vậy mức điểm 6, các vùng thung lũng thuộc vùng tai biến thiên nhiên của huyện Pác Nặm có mức độ rất nhạy cảm về môi trường.

4.5.2. Thành lp bn đồ các vùng nhy cm môi trường huyn Pác Nm

Bản đồ các vùng nhạy cảm huyện Pác Nặm được xây dựng theo phương pháp luận và kết quả phân vùng nhạy cảm môi trường đã được trình bày ở trên. Công nghệ GIS được sử dụng là công cụ chính trong việc phân tích, nội suy các yếu tố nhạy cảm môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 69)