Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40)

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của nền kinh tế. Số liệu đánh giá của 5 năm đã qua là một căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn 2005- 2011, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX xác định ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành kinh tế

chủ lực và có đóng góp quan trọng và tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện chiếm khoảng 50% cơ cấu giá trị sản xuất.[14,9]

4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

1) Khu vc kinh tế công nghip.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là khai thác, sản xuất vật liệu để

xây dựng các công trình ở địa bàn huyện như Gạch, đá, cát, sỏi,... Đến năm 2011, có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và mang tính thời vụ, giá trị sản xuất mỗi năm đạt hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất trình

độ quản lý, hoạt động kinh doanh chưa được nâng cao, thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Nhìn chung hoạt động tiểu thủ công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân và có thu nhập bình quân từ 1.000.000 đến 2.000.000đ/người/tháng. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3 tỷ đồng đến năm 2011 đạt 4,5 tỷđồng.

2) Khu vc kinh tế nông nghip:

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, nền kinh tế Ba Bể đã có những chuyển biến tích cực. Ở

các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi trên các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt là việc khai thác đất đồi gò vào trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy đã làm cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ

2005 - 2011, công tác sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản đã được đầu tư

và quan tâm. Kết quả sản xuất nông nghiệp các năm sau đều cao hơn năm trước. Khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương; phân vùng để đầu tư có trọng điểm; chủđộng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường khai thác hết quỹđất và nâng cao hệ số sử dụng đất, thực hiện tốt các mô hình 30 triệu đồng/ha.... Ngoài 2 cây trồng chính là lúa và ngô, còn chú trọng trồng các loại cây khác như sắn, khoai lang, khoai tây...nhất là việc đẩy mạnh phát triển trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu

thụ trên thị trường như đỗ tương, dong giềng, lạc...với diện tích khá lớn, tăng thêm nguồn thu nhập góp phần vềổn định đời sống cho nhân dân.

- Lâm nghiệp: Là một huyện vùng cao, có thế mạnh về lâm nghiệp, diện tích có rừng chiếm trên 62% diện tích tự nhiên. Nhưng do quá trình khai thác nhiều năm, tài nguyên rừng của Ba Bể đã cạn, giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Từ năm 1995 đến nay nhờ có sự hỗ trợ của các chương trình trồng rừng của Nhà nước như chương trình 327, chương trình 661 và một số dự án nước ngoài như PAM, chương trình Việt Nam - Phần Lan... Trồng rừng mới thuộc các dự án được 2.692,05 ha, chăm sóc rừng trồng được 4.125,17 ha và khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng được 3.421,5 ha. Nâng cao độ

che phủ rừng từ 47% năm 2001 lên 53% năm 2004. Doanh thu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong 4 năm đạt 724,5 triệu đồng. Công tác quản lý, bảo vệ

rừng được các cấp, các ngành quan tâm quản lý chặt chẽ nên không xảy ra các hiện tượng chặt đốt rừng bừa bãi, giảm thiểu số vụ khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn.

Công tác phát triển chăn nuôi thú y được quan tâm đầu tư, đàn gia súc, gia cầm được chú trọng và chủ động phòng chống kịp thời các ổ dịch bệnh phát sinh trên địa bàn, không để các ổ dịch lớn xảy ra nên đàn gia súc phát triển tốt. Tổng đàn gia súc, gia cầm của toàn huyện năm 2011 có 167.769 con. Về chăn nuôi trâu đều giảm qua các năm vì trong sản xuất nông nghiệp đã bước đầu được cơ giới hoá và diện tích chăn thả bị thu hẹp dần. Kết quả thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò đã được triển khai đến 16 xã thị trấn.

- Thủy sản: tổng diện tích mỗi năm khoảng 60 ha, quy mô nuôi thả nhỏ

lẻ ở ruộng lúa, ao của các hộ gia đình là chính, ngoài ra khai thác từ sông và hồ Ba Bể, ước sản lượng đạt 80 - 100 tấn/năm.

3)Khu vc kinh tế thương mi - dch v.

* Về thương mại: Cửa hàng thương nghiệp huyện cùng các hộ kinh doanh tư nhân cung cấp đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn huyện, đồng thời tiêu thụ kịp thời sản phẩm hàng hoá của địa phương. Thị trường trao đổi hàng hoá trong những năm qua khá sôi

nghiệp huyện cung ứng đầy đủ đến tận các trung tâm cụm xã. Tổng giá trị

hàng hóa bản lẻ trong 5 năm qua đạt 91.561.143.000 đồng. Ngoài chợ huyện và các dịch vụ ở trung tâm thị trấn còn có 6 chợ xã, cụm xã là trung tâm giao lưu trao đổi hang hóa. Nhìn chung hàng hóa trong những năm qua đa dạng, giá cả ổn định. Trong đó các mặt hàng thiết yếu như dầu hỏa, muối ăn đều

được đáp ứng đầy đủ.

* Các dịch vụ - Du lịch: Được quan tâm quản lý nhằm khai thác các tiềm năng du lịch hồ Ba Bể, tạo thêm nguồn thu nhập và việc làm cho lao động của

địa phương. Hệ thống nhà nghỉ của tư nhân, của vườn quốc gia Ba Bể được

đầu tư nâng cấp ngày càng nhiều, các dịch vụ đã đáp ứng phần nào nhu cầu cho du khách đến thăm quan du lịch. Trong những năm qua đã có sự đầu tư đáng kể. Hệ thống các nhà nghỉ của tư nhân tại Vườn Quốc gia Ba Bể nhìn chung cũng đáp ứng đươc nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Số lượt khách du lịch trong năm 2006 là 14.215 lượt người đến năm 2011 tăng lên có 21.431 lượt khách. Nhưng mức độ đầu tư như hiện nay vẫn chưa xứng tầm với một danh lam thắng cảnh như Hồ Ba Bể.

4.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

1)Hin trng dân s.

Tổng dân số toàn huyện tính đến tháng 1 năm 2011 là 47.789 người, trong đó số dân thành thị là 3.252 người, chiếm 6,8 % dân số toàn huyện. Mật

độ dân số bình quân là 69 người/km2, số người trong độ tuổi lao động là 27.860 người chiếm gần 58,3% trong tổng dân số.

2) Lao động và vic làm

Lực lượng lao động chiếm gần 58,3 % dân số, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 56,9 % so với tổng lao động. Trong những năm qua huyện đã chú trọng giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên tỷ

trọng lao động không có việc làm vẫn cao. Số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần lên nhưng tỷ lệ lao động có trình

độ cao vẫn chưa nhiều do một phần trình độ dân trí của người dân còn hạn chế và phần lớn vẫn còn duy trì nếp lao động nông nghiệp lâu đời, hàng năm có từ 20-25 lượt lao động được xếp việc làm.

3) Thu nhp

Đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện cả về mặt chất lượng lẫn tinh thần; thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, năm 2011 ước đạt 8 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2009 (tính theo VA). Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư cũng như khu vực thị

trấn và các xã, vùng trung tâm và vùng xa dần được thu hẹp.

Nhờ sự quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách về xã hội, thực hiện hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động nên tỷ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể từ

69,44% năm 2006 xuống còn 37,18 % năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)