Phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Pác Nặm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 63)

4.3.1. Vùng nước thiên nhiên và nhân tạo

Là những đoạn sông, vùng hồ, vùng biển ven bờ có vai trò quan trọng, phục vụ cho lợi ích của con người, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương do các hoạt động của con người. Các chỉ tiêu xác định mức nhạy cảm môi trường cho loại vùng này là:

Yêu cầu về chất lượng nước

Mục đích sử dụng của nguồn nước

Có thể chấm điểm mức độ nhạy cảm cho loại vùng này dựa vào các tiêu chí sau:

Bảng 4.14. Tiêu chí xác định mức độ nhạy cảm môi trường của vùng nước mặt tự nhiên

Chỉ tiêu Thang điểm

Yêu cầu về chất

lượng nước

- Loại A (nước mặt)

- Ngang TCVN (nước biển)

1 - Loại B (nước mặt) - Từ 1.5-2 lần tcvn (nước biển) 2 - > 1.5 lần loại B (nước mặt) - > 2 lần TCVN (nước biển) 3 Mục đích sử dụng nguồn nước

- Giao thông thủy, tiếp cận nước

thải

1

- Cấp nước cho nông nghiệp, thủy

sản, rừng trồng-phòng hộ

2

- Cấp nước cho sinh hoạt, khu

BTTN, du lịch

3

Mức độ nhạy cảm sẽ được tính bằng tổng số điểm của 2 chỉ tiêu trên phân ra các mức độ nhạy cảm như sau:

- Ít nhạy cảm: ≤ 3 điểm

- Nhạy cảm trung bình: 4 điểm

- Rất nhạy cảm: ≥ 5 điểm

4.3.2. Vùng đô thị hóa và công nghiệp hóa

Là các vùng địa lý mà do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên mức độ ô nhiễm môi trường đang ở mức nguy hiểm, vượt quá khả năng chống chế

của con người. Các chỉ tiêu xác định mức nhạy cảm môi trường cho loại vùng này như sau:

Yêu cầu về chát lượng môi trường: Khố lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp hàng ngày, không khí xung quanh, mức ồn cho phép, chất lượng nước mặt.

Ý nghĩa khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm

Có thể chấm điểm mức độ ô nhạy cảm cho loại vùng này dựa vào các tiêu chí sau:

Bảng 4.15. Tiêu chí xác định mức độ nhạy cảm môi trường của vùng đô thị và công nghiệp hóa

Chỉ tiêu Thang điểm

Yêu cầu về chất lượng - Ngang TCVN - Rác < 0.5 kg/người/ngày 1 - Từ 1.5-2 lần TCVN - Rác 0.5 > 1 kg/người/ngày 2 - > 2 lần TCVN - Rác > 1 kg/người/ngày 3 Mục đích sử dụng Đất trống, không ử dụng 1

Đường giao thông, nông ghiệp, thủy

sản, công nghiệp 2

Khu dân cư, bệnh viện, khu d lịch,

khu công cộng 3

Mức độnhạy cảm sẽ được tính bằng tổng số điểm của 2 chi tiêu và phân ra các mức độ nhạy cảm sau:

- Ít nhạy cảm: ≤ 4 điểm

- Nhạy cảm trung bình: 5 điểm

- Rất nhạy cảm: ≥ 6 điểm

4.3.3. Vùng suy thoái đất

Là vùng địa lý mà đất có hiện tượng xói mòn, ô nhiễm, khô hạn - cát di

động, xói lở do sông, biển có tài nguyên khoáng sản và khai thác khoáng sản ở

mức nguy hiểm cũng như các khu vực rừng phòng hộ rừng đầu nguồn, rùng phòng hộ chống xói lở bờ sông, rừng phòng hộ ven biển chống cát chống xói lở

Sự xuất hiện các vẫn đề suy thoái đất Mục đích sử dụng đất

Có thể chấm điểm mức độ nhạy cảm cho loại vùng này dựa vào các tiêu chí sau[15]:

Bảng 4.16. Tiêu chí xác định mức độ nhạy cảm môi trường của vùng suy thoái đất Chỉ tiêu Thang điểm Các vẫn đề về suy thoái - Xói mòn <100 tấn/ha/năm 1 - Xói mòn 100-400 tấn/ha/năm

- Xói lở bờ sông, ô nhiễm do nông nghiệp khoáng sản 2 - Xói mòn >400 tấn/ha/năm - Khô hạn, cát di động, xói lở bờ biển 3 Mục đích sử dụng Ðất trống, không sử dụng 1

Ðường giao thông 2

Khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp,

khu bảo tồn, đất nông nghiệp, rừng 3

Mức độ nhạy cảm sẽ được tính bằng tổng sốđiểm của 2 chỉ tiêu trên và phân ra các mức độ nhạy cảm sau:

- Ít nhạy cảm: ≤ 4 điểm

- Nhạy cảm trung bình: 5 điểm - Rất nhạy cảm: ≥ 6 điểm

4.3.4. Vùng tai biến thiên nhiên

Là vùng địa lý nằm trong vùng ảnh hưởng của các tai biến thiên nhiên như vùng ven sông chịu ảnh hưởng của lũ - lũ quét, vùng dốc và chân dốc núi

hay ven sông chứa có nguy cơ bị trượt lở đất - đá, [6,8]. Các chỉ tiêu xác định mức nhạy cảm của môi trường:

Sự xuất hiện các tai biến thiên nhiên Ý nghĩa cảu khu vực bị tác động

Có thể chấm điểm mức độ nhạy cảm cho loại vùng này dựa vào các tiêu chí sau[6,15].

Bảng 4.17. Tiêu chí xác định mức độ nhạy cảm môi trường của vùng ta biến tự nhiên

Chỉ tiêu Thang điểm

Sự xất hiện các tai

biến

Khu vực nào có nguy cơ địa chấn

cao 3

Khu vực có nguy cơ trượt lở

(sườn dốc tên 150, chân dốc đứng

> 3m) 3 Khu vực bị ngập lũ- Lũ quét 3 Ý nghĩa của khu vực bị tác động Đát trống, không sử dụng 1 Đất nông nghiệp, rừng 2

Khu dân cư, khu du lịch, khu công nghiệp, khu bảo tồn, đường

giao thông

3

Mức độ nhạy cảm sẽ được tính bằng tổng số điểm của 2 chỉ tiêu trên và phân ra các mức độ nhạy cảm sau:

- Ít nhạy cảm: ≤ 4 điểm

- Nhạy cảm trung bình: 5 điểm

- Rất nhạy cảm: ≥ 6 điểm

4.3.5. Vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Là các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và Đa dạng sinh học (ĐDSH)

trên cạn hay ngập nước, ven biển, biển ven bờ (bao gồm cả vùng đệm) được

xác định ở mức bảo vệ cấp tỉnh hoặc quốc gia[8].

4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường

Bản đồ các vùng nhạy cảm được xây dựng theo phương pháp luận như

sau[2,7]:

Bước 1: Thu thập các tài liệu, bản đồ chuyên đề về dạng thực vật, đất, tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất, dân số.

Bước 2: Thiết lập tiêu chí xác định các vùng nhạy cảm môi trường.

Bước 3: Cho điểm có trọng số tùy theo tầm quan trọng của tiêu chí được lựa chọn hay không có trọng số, phân cấp nhạy cảm, đánh giá theo từng tiêu chí.

Bước 4: Xây dựng các bản đồ số đơn vị theo tưng tiêu chí với sự hỗ trợ của các phân mềm bản đồ GIS.

Bước 5: Chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính và thực hiện chiết xuất, nội suy các bản đồ.

4.5. Kết quả nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 63)