1) Giao thông
a. Giao thông đường bộ:
Hệ thống giao thông trong huyện bao gồm các tuyến đường bộ. Tổng diện tích đất giao thông là 623,90 ha.
- Tuyến quốc lộ 279 chạy qua huyện từ Nà Phặc qua địa phận Ba Bể, Pác Nặm dài 50 km, tuyến quốc lộ 3C từ Ba Bể qua địa bàn huyện dài 25 km mặt đường trải nhựa chất lượng khá.
- Mạng lưới đường tỉnh lộ gồm: tuyến ĐT 258 từ Phủ Thông - Ba Bể
dài 54 km, tuyến Phương viên - Bằng Phúc - Quảng Khê dài 25 km mặt
đường trải nhựa với chất lượng khá tốt.
- Mạng lưới đường huyện, xã có tổng chiều dài là 826 km được bố trí
đến 15/16 xã trong huyện. Ngoại trừ một số tuyến mặt đường nhựa hoặc cấp phối, số còn lại chủ yếu vẫn là đường sản xuất lâm nghiệp nên hầu hết đã xuống cấp cần được đầu tư sửa chữa. Vào mùa mưa lũ hiện tượng bị ách tắc giao thông do mưa lũđã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của nhân dân.
- Hệ thống đường liên thôn, đường nội vùng đã hình thành và tương đối
ổn định, tuy nhiên chất lượng đường thấp, gây khó khăn khi đi lại, tương lai cần được nâng cấp.
Về phân bố đường quốc lộ, tỉnh lộ tương đối hợp lý, nhưng chất lượng các loại đường còn thấp, mặt đường hẹp nhiều điểm gấp. Mới trải mặt các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, nhưng do mặt đường nhiều năm không được sửa chữa, nâng cấp nên hầu hết đều bị rạn nứt, có nhiều ổ gà...Tỷ lệ đường được coi là tốt khoảng 20% đối với đường quốc lộ và tỉnh lộ, 60% đường cấp
huyện xã chỉ thông xe mùa khô. Bên cạnh đó, hệ thống cầu, cống, đập tràn chưa được đầu tư hoàn chỉnh đã ảnh hưởng lớn đến giao thông nhất là vào mùa mưa lũ.
+ Đường xã và giao thông nông thôn: Do đặc điểm của hai vùng phần lớn là đồi núi dốc và nhiều khe suối, thung lũng nên việc mở đường giao thông gặp nhiều khó khăn, mặt khác do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao thông nông thôn trong các xã thực hiện ít.
Với chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn, cùng với đó là xây dựng quy hoạch nông thôn mới. Để đáp
ứng được các tiêu chí của quy hoạch nông thôn mới thì quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 phải đi trước và phân bổ quỹ đất để đảm bảo cho lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đem lại hiệu quả.
2) Thủy lợi
Về cơ bản hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của huyện với diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi là 63,17 ha, cùng hệ thống kênh mương, trạm bơm nước kiên cố hoá sẽ ngày càng đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của huyện.
Công tác thủy lợi luôn được cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm chỉđạo như: tu bổđê, kè, cống, phòng chống lụt bão, đã đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.
Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều kênh, mương chưa được kiên cố hoá, là mương đất gây khó khăn cho công tác tưới tiêu. Để đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu tưới, tiêu nước của nền nông nghiệp thì huyện cần quan tâm, đầu tư để khai thác, mở rộng và kiên cố hoá các tuyến kênh mương và hệ thống thoát nước, đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.
3) Năng lượng
Đến nay, 100% các xã đã có điện lưới quốc gia để sử dụng và 85,15% hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là nguồn năng lượng chủ
yếu cho hoạt động của nhân dân. Kéo theo đó là các trang thiết bị sử dụng
điện như máy xay xát, ti vi... phục vụ cuộc sống nhân dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, một số thôn ở xa trung tâm xã vẫn chưa có điện để sử dụng, trong giai đoạn tới cần đầu tư nâng cấp, kéo đường điện mới, đảm bảo chất lượng phục vụ nhân dân.
4) Bưu chính - viễn thông a. Về bưu chính
Mạng lưới bưu chính trên địa bàn hai huyện gồm: + 28 điểm bưu điện văn hoá xã.
+ Đường thư cấp 2 (từ tỉnh về huyện) có 1 tuyến bằng xe chuyên ngành. + Đường thư cấp 3: từ huyện đi các xã, phương tiện sử dụng là môtô, xe máy.
+ Đường thư nội bộ các xã, thị trấn: Phương tiện chủ yếu là xe đạp và xe máy.
Nhìn chung các tuyến đều đảm bảo chuyển thư báo trong ngày và hoạt
động khá hiệu quả. Mạng thông tin bưu chính về phát hành báo chí được tổ
chức từ huyện tới xã, thôn do bưu điện huyện tổ chức thực hiện đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin chỉ đạo, lãnh đạo của đảng và chính quyền các cấp và nhu cầu của nhân dân.
b. Viễn thông
Được quản lý, khai thác có hiệu quả và có bước phát triển mạnh đáp ứng các yếu cầu về thông tin liên lạc trong việc phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ởđịa phương.
- Mạng lưới viễn thông những năm qua đã từng bước được hoàn thiện và hiện đại hoá với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Hệ thống truyền dẫn: Hiện nay hệ thống thu phát sóng Vi ba số đã
được thay đổi bằng hệ thống truyền dẫn cáp quang.
Trong giai đoạn tới, cần đầu tư hơn để hoàn thiện hệ thống viễn thông của huyện, đảm bảo thông tin liên lạc nhanh và thông suốt, phục vụ tốt hơn cho hoạt động của toàn huyện.
5) Cơ sở văn hóa
Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được duy trì và phát triển rộng khắp toàn huyện. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày một được
nâng cao. Số hộđược nghe đài và xem truyền hình ngày càng nhiều. Các hoạt
động thể dục thể thao được quan tâm, đến nay đã có nhiều câu lạc bộ thể dục, thể thao và 2 câu lạc bộ dưỡng sinh hoạt động có hiệu quả. Các điểm di tích lịch sử cách mạng tiếp tục được nhà nước công nhận như khu Lủng Cháng (Hà Hiệu), khu Rộc Mạ (Cao Thượng),…
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng và đạt kết quả tốt, đến nay 100% các thôn bản, khu phố có hương ước, quy ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua năm năm thực hiện cuộc vận động đã có 86 khu dân cư được công nhận khu dân cư tiên tiến, 62 làng được công nhận làng văn hóa, 23.872 hộ gia đình được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa các cấp, 151 đơn vị được công nhận
đơn vị văn hóa.
6) Cơ sở y tế
Bên cạnh các thành tích đã đạt được, ngành y tế cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định như cơ sở vật chất khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến xã đã xuống cấp, các trang thiết bị vừa thiếu vừa không đồng bộ, một số cán bộ còn yếu về chuyên môn và phục vụ chưa tận tình...vì vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã đều thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và phòng chống bệnh dịch nên từ năm 2005 đến nay không có các dịch bệnh lớn xảy ra. Toàn ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh
được 282.976 lượt người, số bệnh nhân điều trị khỏi bệnh đạt trên 95%/năm. Qua công tác khám chữa bệnh, các cơ sở y tế đều duy trì tốt các quy định chuyên môn, các quy định về y đức, tinh thần thái độ và trình độ chuyên môn của các y bác sỹ từng bước được nâng cao. Các chương trình y tế quốc gia hàng năm được
Triển khai sâu rộng và đạt hiệu quả cao so với yêu cầu như tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt trên 83,3%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm được 6,2% (năm 2005 là 25% đến năm 2011 còn 18,8%), công tác phòng chống các bệnh sốt rét, bướu cổ, bệnh lao, bệnh phong...đều đạt hiệu quả cao.
6) Giáo dục - đào tạo a. Giáo dục
Mạng lưới trường học được củng cố, duy trì và phát triển đến các thôn bản vùng cao, vùng xa tạo điều kiện cho các em học sinh đi học được thuận lợi, chấm dứt tính trạng bỏ học, thất học. Hàng năm các cháu trong độ 5 tuổi
được huy động đến các lớp mẫu giáo với tỷ lệ đạt 99%, độ tuổi vào lớp 1 đạt 99%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ đạt chuẩn 16/16 xã, thị trấn; huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2005. Chất lượng
đào tạo từng bước được nâng cao, tỷ lệ lên lớp thẳng hàng năm đạt trên 98%, tỷ lệ thi tốt nghiệp các cấp được nâng lên: bậc tiểu học đạt 100%, bậc THCS
đạt 96,98%, bậc THPT trên 80%, số học sinh có học lực giỏi và đạt học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng, tỷ lệ tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngày càng nhiều.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng được về số lượng, trình độ chuyên môn, từng bước được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao, từ năm học 2001 - 2002
đến nay số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ở các cấp học: mầm non 100%; tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,65%, trình độ trên chuẩn chiếm 16%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng, hầu hết lớp học ở các điểm trường chính được xây dựng kiên cố, số phòng học tranh tre giảm từ 31% năm 2001 xuống còn 10% năm 2011.
Với nhận thức đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, những năm gần đây phòng GD&ĐT luôn chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có được 1 đội ngũ đủ về số
lượng, mạnh về chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu bộ môn từ đó đáp ứng nhu cầu dạy và học của sự nghiệp giáo dục huyện.
Trong 5 năm qua, ngành GD-ĐT huyện Ba Bể luôn giữ vững danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
b, Đào tạo nghề
Công tác đào tạo nghề được quan tâm; đã huy động được nhiều nguồn lực và một số thành phần kinh tế cùng tham gia, toàn huyện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Hàng năm, các tổ chức đoàn thể phối hợp với các trường dạy nghề của tỉnh tổ chức đào tạo dạy nghề cho lao động gồm các nghề cơ khí, gò hàn, may, điện, kỹ thuật sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp thủy sản. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo ngày càng tăng.
Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật được tăng cường nhất là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và đời sống đã đem lại hiệu quả thiết thực. Công nghệ thông tin được triển khai ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước đã đạt được một số kết quả bước đầu.
8) Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hoá - thông tin - thể thao. Tổ chức tuyên truyền hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước chỉ đạo về các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội của huyện cho nhân dân tại các cơ sở đạt 215 buổi. Các trạm phát lại truyền thanh - truyền hình thường xuyên duy trì tiếp sóng các kênh đài truyền hình trung ương và địa phương được trên 56.439 giờ, tiếp âm
đài Tiếng nói Việt Nam và phát tin địa phương đạt trên 6.623 giờ.
Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao được duy trì, củng cố và phát triển đến các cơ sở xã, các cơ quan. Tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn huyện, tham dự các đợt hội diễn tại tỉnh đều đạt giải cao, biểu diễn phục vụ vào dịp hội xuân Ba Bể... Phong trào thể thao hoạt động khá mạnh ở khắp các cơ quan, các xã, thị trấn, mỗi năm đều tổ chức tốt các
đợt thi đấu giao hữu các môn thể thao với nhiều đơn vị, tham gia các đợt hội thi thể thao do tỉnh tổ chức đều đạt kết quả cao.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được thực hiện khá tốt, được triển khai tới các thôn, xóm, tiểu khu, các hộ gia đình.
Công tác thông tin, tuyên truyền đạt nhiều kết quả tốt, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.
Phong trào luyện tập thể dục thể thao ngày càng được mở rộng, các môn thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng truyền, cầu lông, cờ tướng đã được nhân dân hưởng ứng tập luyện, tỷ lệ dân số thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao đạt khoảng 20%.
9) Thực trạng phát triển hệ thống chợ
- Chợ trung tâm huyện từ khi tách huyện Ba Bể tại trung tâm thị trấn với quy mô nhỏ. Phần lớn là các tiểu thương buôn bán tại nhà chưa có chợ tập trung với quy mô lớn.
- Trên địa bàn các xã cũng chưa có tụ điểm thương mại được hình thành rõ rệt, chủ yếu các hộ gia đình mở xung quanh các hộ nông thôn, mở
các điểm kinh doanh nhỏ lẻ tại trung tâm các xã.
Nhìn chung, các chợ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, lưu lượng hàng hóa lưu thông qua chợ không lớn lắm và hàng hóa cũng không được
đa dạng hóa về chủng loại. Với tốc độ tăng trưởng về thương mại và dịch vụ dự kiến cùng với việc hình thành thị trấn mới mới và việc mở rộng quy mô thị trấn hiện tại thì các chợ hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu giao thương cho những năm tới, đó cũng là mổ thách thức lớn đối với các cấp ngành trong lĩnh vực này.
4.2.Phương pháp nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường
4.2.1. Phân vùng nhạy cảm môi trường, môi trường huyện Ba Bể.
4.2.1.1. Phương pháp luận phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Ba Bể
Vùng nhạy cảm môi trường là một vùng địa lý có ý nghĩa quan trọng với công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các hoạt động sống, sản suất của con người có các đặc điểm tự nhiên (địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng, thủy văn...) cũng như chất lượng môi trường đặc biệt, khôn ổn định, dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu khi có sự tác động của con người hay đang ở mức hiểm nguy đối với mục đích của con người.
Trên cơ sở kinh nghiệm nghiên cứu về vùng nhạy cảm môi trường của thế giới và của Việt Nam, có thể xem vùng nhạy cảm môi trường bao gồm 05 loại vùng như sau:
4.2.1.2. Vùng nước thiên nhiên và nhân tạo
Là những đoạn sông, vùng hồ, vùng biển ven bờ có vai trò quan trọng, phục vụ cho lợi ích của con người, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương do các hoạt động của con người[6]. Các chỉ tiêu xác định mức nhạy cảm môi trường cho loại vùng này là[15]:
- Yêu cầu về chất lượng nước
Có thể chấm điểm mức độ nhạy cảm cho loại vùng này dựa vào các tiêu chí sau[4]:
Bảng 4.1. Tiêu chí xác định mức độ nhạy cảm môi trường của vùng nước mặt tự nhiên
Chỉ tiêu Thang điểm
Yêu cầu về chất lượng nước
- Loại A (nước mặt)
- Ngang TCVN (nước biển) 1
- Loại B (nước mặt) - Từ 1.5-2 lần TCVN (nước biển) 2 - > 1.5 lần loại B (nước mặt) - > 2 lần TCVN (nước biển) 3 Mục đích sử dụng nguồn nước
- Giao thông thủy, tiếp cận nước
thải 1
- Cấp nước cho nông nghiệp, thủy
sản, rừng trồng-phòng hộ 2
- Cấp nước cho sinh hoạt, khu
BTTN, du lịch 3
Mức độ nhạy cảm sẽ được tính bằng tổng số điểm của 2 chỉ tiêu trên phân ra các mức độ nhạy cảm như sau: