trên thế giới.
Các nước trên thế giới đặc biệt là những nước phát triển đó và đang
ứng dụng GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điều tra quy hoạch, quản lý sử dụng đất, bảo vệ môi trường. Năm 1989, các nhà nghiên cứu bảo vệ môi trường của Hà Lan đó nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ GIS vào
đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải và các phương tiện giao thông ở
vùng Amstecdam. Hiện nay, trên thế giới thì có khoảng trên 60.000 tổ chức và cá nhân sử dụng GIS trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây, GIS đó được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: địa chất, thổ nhưỡng, quy hoạch đô thị, nông lâm nghiệp, nghiên cứu và đó ứng dụng thành công trong nhiều công trình có giá trị. Cụ thể điểm qua một số thành tựu đó là:
- FAO (1983) đó ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp để đánh giá tài nguyên đất đai trên phạm vi toàn thế giới ở tỷ lệ
bản đồ 1/5.000.000.
- Ứng dụng mô hình số hóa độ cao DEM để xây dựng bản đồ địa hình từđó phân tích địa chất, địa mạo của khu vực.
- Năm 1995 đó tiến hành đánh giá đất trồng lúa vùng lưu vực sông Ping - huyện Mactang - tỉnh ChiangMai - Thái Lan.
- Ứng dụng hệ công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Khsách Kandal tỉnh Kandal, Campuchia của NCS Choum Sinnara, trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Theo nghiên cứu này, tác giả đó xác định được 6 chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị là: loại đất, thành phần giới, địa hình, độ phì
đất, chế độ tưới, ngập úng và đã xác định toàn huyện có 19 đơn vị đất đai. (Bùi Quang Toản, 1986) [16]
Một số nước phát triển như Úc, Canada, Thụy điển... đó ứng dụng GIS để
xây dựng một hệ thống thông tin chuyên dụng khác như hệ thông tin địa chính phục vụ cho các mục đích đa dạng về quản lý trong ngành địa chính.
2.3.2.5. Tình hình ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
ở Việt Nam.
Công nghệ GIS mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan Nhà nước, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong việc thực thi các kế hoạch và dự án nghiên cứu của mình. Đặc biệt trong công tác đánh giá đất, những
ứng dụng GIS đó có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Sau đây là một số chương trình và đề tài ứng dụng GIS tại Việt Nam:
- Năm 1990, lần đầu tiên FAO đó ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ
vùng sinh thái cho vùng đồng bằng sông Hồng ở lỷ lệ bản đồ 1/250.000.
- Hoàng Văn Hùng (2010), kết quả đã đạt được từ kỹ thuật tăng cường
độ phân giải của ảnh và giải đoán ảnh vệ tinh Landsat ETM+ để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang năm 2009
- Mẫn Quang Huy (1999) nghiên cứu đề tài “Ứng dụng GIS thiết kế cơ
sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện”. Kết quả nghiên cứu đó ứng dụng GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất phương pháp
ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quản lý và khai thác tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả (Nguyễn Chiến Thắng và cs, 1995)[11].
Với nghiên cứu: “Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ đơn vị đất
Varth (2003) đã xây dựng khá thành công cơ sở dữ liệu bản đồđơn vị đất đai trên máy tính cho địa bàn toàn huyện Yên Châu (Lê Quang Vịnh, 1998)
Tóm lại, với những ứng dụng công nghệ GIS đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam, thúc đẩy nhanh công cuộc áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất nói chung cũng như trong ngành nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường nói riêng. Đây cũng là hướng nghiên cứu phù hợp trong điều kiện nhiều nước trong khu vực như Lào v.v.