Lựa chọn chỉ tiêu mức nhạy cảm môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32)

• Khu vực có mặt nước thiên nhiên và nhân tạo • Vùng suy thoái đất

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

- Khả năng ứng dụng của GIS và viễn thám trong việc phân vùng nhạy cảm.

- Các quy định về chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật của các lĩnh vực có liên quan trong đề tài này.

3.1.2. Phm vi nghiên cu

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để phân vùng nhạy cảm, trong

đề tài này nội dung thực hiện tại 2 huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn., với việc sử dụng các phần mềm GIS như ArcGis 9.3, MapInfo 10.1 và phần mềm giải đoán và xử lý ảnh vệ tinh ENVI 4.5… để xây dựng cơ sở dữ liệu.

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

- Địa điểm nghiên cứu:tại huyện Ba Bể, Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

- Địa điểm thực tập: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn

3.2.2. Thi gian nghiên cu

- Thời gian: Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 4 năm 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu.

3.3.1. Điu kin t nhiên

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến môi trường khu vực nghiên cứu. Xác định rõ đặc điểm môi trường tự nhiên, hiện trạng chất lượng môi trường, các công trình bảo vệ môi trường, các vùng nhạy cảm về môi trường và KT-XH của 2 huyện huyện Ba Bể, Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Điều tra cơ bản - Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu, thủy văn

+ Các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khoáng sản… - Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Thực trạng phát triển kinh tế

+ Dân số lao động và việc làm + Cơ sở hạ tầng

3.3.2. Thc trng môi trường ti khu vc nghiên cu 3.3.3. Phân vùng nhy cm môi trường Ba B 3.3.3. Phân vùng nhy cm môi trường Ba B

Xác định vùng nhạy cảm

Dựa trên nhưng phương pháp luận, tiêu chí về phân vùng nhạy cảm môi trường nghiên cứu xác định các vùng nhạy cảm về môi trường - Vùng đô thị hóa và công nghiệp hóa.

- Vùng nước thiên nhiên và nhân tạo. - Vùng suy thoái đất.

- Vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học - Vùng tai biến thiên nhiên

Xác định một số yếu tố nhạy cảm Phân vùng các yếu tố nhạy cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật - môi trường và chính sách nhằm bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên

3.3.4. Phân vùng nhy cm môi trường Pác Nm

- Vùng đô thị hóa và công nghiệp hóa. - Vùng suy thoái đất.

- Vùng tai biến thiên nhiên

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Một số các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: Bản đồ các vùng nhạy cảm môi trường được xây dựng theo phương pháp luận [5,15]

Bước 1: Thu thập các tài liệu, bản đồ chuyên đề về dạng thực vật, đất, tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất, dân số.

Bước 2: Thiết lập tiêu chí xác định các vùng nhạy cảm môi trường.

Bước 3: Cho điểm có trọng số tùy theo tầm quan trọng của tiêu chí được lựa chọn hay không có trọng số, phân cấp nhạy cảm, đánh giá theo từng tiêu chí.

Bước 4: Xây dựng các bản đồ số đơn vị theo tưng tiêu chí với sự hỗ trợ của các phân mềm bản đồ GIS

Bước 5: Chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính và thực hiện chiết xuất, nội suy các bản

3.4.1. Phương pháp bn đồ

- Tiến hành chỉnh sửa, ghép các mảnh bản đồ địa chính lại với nhau;

đồng thời bật tắt các lớp thông tin để có bản đồđịa chính hoàn chỉnh.

- Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ

sung những thông tin biến động trên bản đồ.

- Cập nhật chỉnh sửa, bổ sung bản đồ trên file số để có được bản đồ đúng như thực trạng của địa bàn nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thành lp bn đồ

Trên cơ sở phần mềm ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn tính (đề tài) sau đó kết hợp chồng ghép bản đồ đơn tính với công tác cập nhật thông tin xây dựng bản đồ hiện trạng một số loại hình sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp thu thp s liu

- Thu thập các thông tin dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về

các mặt điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, các số liệu về đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất đai v.v.), nguồn tư liệu thống kê

đất đai của khu vực nghiên cứu, bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình, bản đồđất v.v. Từ các cơ quan chuyên môn kết hợp kế thừa có chọn lọc.

- Khảo sát thực địa giúp cập nhật và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu.

3.4.4. Phương pháp chng ghép bn đồ bng công ngh GIS

Ứng dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp bản đồ địa giới hành chính lên ảnh viễn thám để xác định khu vực nghiên cứu trên ảnh viễn thám.

Phương pháp trong GIS là toàn bộ quá trình thu thập số liệu, cách thức thu thập số liệu, cách thức tổ chức dữ liệu, kiểm tra số liệu, thiết kế hệ thống. Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.

3.4.5. Phương pháp phân tích và thng kê s liu

Sử dụng các chức năng của phần mềm ứng dụng GIS và các phần mềm phân tích thống kê nguồn dữ liệu đã được xây dựng.

3.4.6. Quy trình thành lp bn đồ hiu qu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên huyn Ba B

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Bể là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, nằm trong khoảng 22027'

đến 22035' vĩ độ bắc và 105044' đến 105058' kinh độ đông, với tổng diện tích tự nhiên là 68412.00 ha chiếm 14,08 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với 47.789 nhân khẩu được phân bố trên 15 xã và 1 thị trấn. Có vị trí tiếp giáp như sau[17]:

- Phía Bắc và tây bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng - Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang

- Phía Nam giáp huyện Bạch Thông

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ngân Sơn

Trung tâm huyện Ba Bể nằm cách thị xã Bắc Kạn - trung tâm văn hoá kinh tế - chính trị của tỉnh 60 km về phía Nam, nằm trên 2 tuyến quốc lộ 279 và tuyến ĐT 258. Có khoảng 3/4 số xã của huyện có đường quốc lộ và tỉnh lộ

chạy qua. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ

thuật, giao lưu văn hoá...nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế văn hoá xã hội của huyện Ba Bể nói chung trong hiện tại và tương lai.

4.1.1.2. Điạ hình

Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, nghiêng dần từ Đông - Bắc xuống Tây - Nam với 3 dạng

địa hình phổ biến:

+ Địa hình núi đá vôi gồm các xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao trĩ, Hoàng Trĩ với độ cao trên 1.000m (cao nhất là đỉnh Phia Bjooc - 1502m) xen kẽ giữa các thung lũng hẹp tạo thành những vách dựng đứng, cheo leo. Độ

cao trung bình từ 600 - 1000m, độ dốc bình quân từ 250 - 300.

+ Địa hình núi đất gồm các xã phía Nam, độ cao trung bình từ 300 - 400m. Vùng này chủ yếu là núi đất nhưng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và các thung lũng nhỏ.

+ Ðịa hình trũng thấp (khu vực trung tâm huyện) có độ cao trung bình từ 200 - 300m, có diện tích khoảng 10.000ha nằm xen kẽ giữa các dãy núi, ven sông suối tạo thành những dải ruộng, những cánh đồng trồng lúa màu của nhân dân trong huyện.

4.1.2. Khái quát chung v Huyn Pác Nm

4.1.2.1. Vị trí địa lý

Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý từ 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độĐông[21].

- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng.

- Phía Nam giáp huyện Ba Bể.

- Phía Tây giáp huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 47.539,0 ha chiếm 9,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

(Nguồn số liệu: Kiểm kê đất đai năm 2010)

Huyện Pác Nặm có 10 đơn vị hành chính cấp xã (chưa có thị trấn), phân bố trên một diện tích rộng, trung tâm huyện đặt tại xã Bộc Bố cách thị

xã Bắc Kạn khoảng 90 km, xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 40 km. Pác Nặm có hệ thống các tuyến đường giao thông liên xã về cơ bản đã

được trải nhựa vào đến trung tâm xã, hiện tại vẫn còn 1 xã chưa có đường nhựa mà vào đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông liên bản còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm,

đầu tư lớn nhưng do đặc thù là huyện vùng cao nên cơ sở hạ tầng vẫn nhiều khó khăn, diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp không nhiều, nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển nông - lâm nghiệp. Mặc khác việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào khai thác sử dụng tiềm năng

đất đai chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, do địa hình phức tạp nên việc giao lưu phát triển kinh tế giữa các xã trong huyện còn gặp khó khăn nên đời sống của nhân dân vẫn còn thấp.[14,9]

4.1.2.2. Địa hình địa mạo

Là 1 huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính.

+ Vùng địa hình thung lũng bằng: Diện tích ít chỉ chiếm khoảng 4,46% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi dọc theo các con sông và các khe suối, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

+ Vùng địa hình tương đối bằng, chiếm khoảng 11,40% diện tích tự

nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Vùng địa hình có độ dốc lớn: Chiếm khoảng 56,80% diện tích tự

nhiên của toàn huyện. Vùng địa hình này thích hợp cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi và khoanh nuôi tái sinh rừng.

+ Vùng địa hình có độ dốc rất lớn: Chiếm khoảng 27,34% diện tích tự

nhiên của toàn huyện.

Nhìn chung, địa hình của huyện Pác Nặm chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, rất phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội cho người dân trong huyện.

4.1.2.3. Khí hậu

Ba Bể, Pác Nặm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc

điểm chung của khí hậu miền bắc nước ta được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Bên cạnh đó là huyện miền núi nằm ở vĩ độ cao nên khí hậu có pha trộn tính nhiệt đới và ôn đới.

Theo số liệu thống kê của trạm Khí tượng thuỷ văn Bắc Kạn cho biết: nhiệt độ trung bình trong năm là 21,10C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -20C (tháng 12/1958), nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6/1958). Lượng mưa trung bình trong năm là 1253 mm, cao nhất là 2038 mm, thấp nhất là 1068 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đều thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung thường tạo nên lũ quét gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất,

đời sống và sinh hoạt. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa Đông Bắc, tiết trời khô hanh, ít mưa, gây hạn hán, rét đậm kéo dài, xuất hiện băng giá và sương muối gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Ở Ba Bể, hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, tốc độ

gió trung bình 3,1m/s, độ ẩm không khí bình quân là 84,6%, cao nhất là 91% và thấp nhất là 75%, lượng nước bốc hơi bình quân trong năm là 830 mm, tổng số giờ nắng khoảng 242,4 giờ, năng lượng bức xạ đạt 110 kcal/cm2.

Tổng tích ôn hàng năm trung bình khoảng 7500 - 80000C.

Với đặc điểm khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất của huyện cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm

ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế rửa trôi xói mòn đất trong mùa mưa và hạn chế bốc hơi nước vật lý trong mùa khô làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, giữ đất, giữ nước tốt, có như vậy mới đảm bảo sử dụng đất bền vững.

4.1.2.4 Thực trạng môi trường.

Với đặc thù là một huyện miền núi cao, giao thông đi lại hết sức khó khăn, mặc dù công nghiệp nơi đây chưa phát triển, nhưng do nạn phá rừng,

đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phổ biến trong một vài năm trước nên cũng đã

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Trên địa bàn huyện có khu du lịch nổi tiếng Hồ Ba Bể với các vùng rừng tự nhiên quý hiếm là khu du lịch sinh thái nghỉ ngơi lý tưởng. Hiện nay

ở khắp các vùng miền trên toàn huyện nhân dân đang phát triển trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và cải tạo thành các vườn rừng theo mô hình nông lâm kết hợp. Trong tương lai không xa Ba Bể, Pác Nặm sẽ là nơi có môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách thập phương.

4.1.3. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi - huyn ba b, pác nm

4.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế của nền kinh tế. Số liệu đánh giá của 5 năm đã qua là một căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn 2005- 2011, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX xác định ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành kinh tế

chủ lực và có đóng góp quan trọng và tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện chiếm khoảng 50% cơ cấu giá trị sản xuất.[14,9]

4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

1) Khu vc kinh tế công nghip.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là khai thác, sản xuất vật liệu để

xây dựng các công trình ở địa bàn huyện như Gạch, đá, cát, sỏi,... Đến năm 2011, có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và mang tính thời vụ, giá trị sản xuất mỗi năm đạt hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất trình

độ quản lý, hoạt động kinh doanh chưa được nâng cao, thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Nhìn chung hoạt động tiểu thủ công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân và có thu nhập bình quân từ 1.000.000 đến 2.000.000đ/người/tháng. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 3 tỷ đồng đến năm 2011 đạt 4,5 tỷđồng.

2) Khu vc kinh tế nông nghip:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân vùng nhạy cảm môi trường tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (Trang 32)