2.3.2.1 Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả TTKD cũng còn có một số hạn chế nhất định cần khắc phục:
2.3.2.1.1. Số lượng khách hàng còn hạn chế
Trong thời gian qua, số lượng khách hàng là DNVVN tham gia quan hệ tín dụng với TTKD còn hạn chế, chỉ có khoảng 260 doanh nghiệp trong khi số DNVVN trên địa bàn Hà Nội là khoảng 1500 doanh nghiệp, tức là chiếm khoảng 17,3 %, con số này là chưa cao trong tình hình hiện nay, khi mà hầu hết các doanh nghiệp đều có quan hệ với một ngân hàng nào đó, hoặc là có quan hệ tín dụng hoặc là sử dụng các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp.
Thực tế hiện nay là TTKD còn e ngại khi cho vay đối với các DNVVN vì các doanh nghiệp này còn có ba vấn đề: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý và thiếu chiến lược sản phẩm nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hiệu qủa vì vậy để tìm ra những phương án, dự án có tính khả thi cao để đầu tư vốn là một khó khăn cuả ngân hàng.
Khách hàng khối DNVVN cuả TTKD chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ. Doanh số cho vay đối với DNVVN còn thấp, lại có xu hướng giảm rõ rệt trong năm 2010, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự doanh nghiệp lớn, dự án có quy mô lớn, món vay lớn.
2.3.2.1.2.Về các tiêu chí đánh giá chưa được đầy đủ
về dư nợ cho vay, thiếu chỉ tiêu về huy động vốn, trong việc đánh giá mức độ mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng DNVVN .
Chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh cuả khách hàng cũng như hiệu quả cuả các dự án đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.
2.3.2.1.3 Chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng
Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và khách hàng.
Thủ tục cho vay chưa gọn nhẹ, còn thiên hình thức, nhiều loại giấy tờ, mẫu biểu không cần thiết. Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro nhưng không phát hiện kịp thời để xử lý.
Quá trình xét duyệt và phán quyết mức cho vay còn kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thi công các công trình, dự án cuả doanh nghiệp.
2.3.2.1.4 Tài sản đảm bảo đánh giá chưa chính xác
Đối với những khách hàng cần có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hoặc bảo lãnh cuả bên thứ ba thì khi ngân hàng đánh giá giá trị tài sản cầm cố, thế chấp còn chưa chính xác, đặc biệt là việc đánh giá về giá trị cuả đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị cuả doanh nghiệp. Và với những tài sản thế chấp này khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng cũng khó thu hồi được.
2.3.2.1.5 Về năng lực, phẩm chất cuả cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng cuả TTKD hầu hết có kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc còn hạn chế đặc biệt là khi công nghệ hiện đại, tiên tiến đang ngày càng phổ biến nên nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không có
đủ trình độ chuyên môn đánh giá, xác định hiệu cuả kinh tế, dễ dẫn đến việc đánh giá sai kéo theo việc cấp tín dụng cũng có thể gặp rủi ro.
2.3.2.2 Nguyên nhân
2.3.2.2.1 Về cơ chế chính sách
Chính sách và cơ chế kinh tế vĩ mô cuả Nhà nước trong thời gian qua thường xuyên thay đổi như: chính sách đầu tư, chính sách lãi suất, chính sách đất đai, chính sách xuất nhập khẩu… Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện còn chồng chéo làm cho môi trường kinh doanh cuả cả ngân hàng và doanh nghiệp không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2.2. Về phía ngân hàng
Một là, mặc dù chính sách cho vay cuả TTKD có những sự thông thoáng hơn trong những năm gần đây, nhưng thực sự việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng cuả DNVVN còn hạn chế. Ngoài ra, bản thân TTKD còn e ngại trong việc cấp tín dụng cho các DNVVN, lo sợ tính mạo hiểm và tỷ lệ rủi ro cao cuả thành phần kinh tế này. Sự bất ổn cuả các DNVVN như tỷ lệ phá sản hay dễ bị tổn thương trước những thay đổi cuả thị trường khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng. Vì vậy, về mặt tâm lý và hiệu quả kinh tế Ngân hàng vẫn tập trung cho vay chủ yếu các khách hàng có nhu cầu vốn lớn, độ tin cậy cao.
Hai là, trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, vẫn còn mang tính chất hợp lý hóa, thời gian làm thủ tục chưa gọn nhẹ, còn nhiều giấy tờ mẫu biểu không cần thiết, điều này vừa gây lãng phí, vừa làm mất thời gian không cần thiết cuả cả hai bên nên việc mở rộng tín dụng cũng gặp khó khăn.
Ba là,với tốc độ phát triển cuả kinh tế, khoa học kỹ thuật như hiện nay thì việc nâng cao trình độ cuả nhân viên trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển cuả doanh nghiệp đó, ở Ngân hàng cũng vậy, nhưng năng lực, trình độ cuả cán bộ tín dụng tại TTKD còn chưa đáp ứng
được yêu cầu đó. Thêm vào đó là tinh thần trách nhiệm chưa cao dẫn đến khi thẩm định, lựa chọn khách hàng để cho vay là chưa khách quan. Quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ, nghiêm túc, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp chưa chuẩn xác.
Bốn là,công tác kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ tại TTKD chưa thực sự được chấn chỉnh. Do vậy, việc phát hiện ra những sai phạm cuả cán bộ tín dụng và việc kiến nghị chỉnh sửa còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại TTKD.
2.3.2.2.3 Về phía khách hàng
Một là, do các doanh nghiệp không có dự án khả thi, mà một trong những điều kiện tiên quyết, làm căn cứ trong việc quyết định cho vay cuả Ngân hàng đó là tính khả thi và hiệu quả cuả dự án. Trên thực tế hầu hết các dự án đầu tư cuả các DNVVN chưa đạt yêu cầu, trình độ cán bộ còn yếu kém dẫn đến việc không lý giải được những đòi hỏi thắc mắc cuả Ngân hàng, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc lập kế hoạch cho vay và thu nợ.
Hai là, một số doanh nghiệp do năng lực quản lý tài chính và trình độ kỹ thuật còn yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu áp lực cạnh tranh gay gắt cuả hàng nhập lậu, trốn thuế, sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh, sản xuất đình trệ, làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng.
Ba là,việc thực hiện Pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính cuả DNVVN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính cuả doanh nghiệp gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho vay.
Bốn là, do các doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp hợp pháp, mặc dù đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định trong cho vay mà nó chỉ là giải pháp tình thế, là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho khoản vốn vay, phòng
ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, rủi ro ngoài dự kiến, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, việc xử lý tài sản gặp khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.
Năm là, quy mô về vốn cuả DNVVN còn hạn chế, khả năng tự chủ về vốn chưa cao nên trong quá trình sản xuất kinh doanh cuả mình có nhiều bất trắc, rủi ro dẫn đến tình trạng mất vốn, các doanh nghiệp này khó có thể tự cân đối nguồn vốn cuả mình để trả nợ cho Ngân hàng. Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay cuả Ngân hàng.
2.3.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường
Năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và suy thoái trầm trọng. Việt Nam và thế giới đã chứng kiến sự tăng giá kỷ lục cuả các mặt hàng quan trọng: xăng dầu, sắt thép, giá vàng… những biến động này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cuả nền kinh tế gây ra lạm phát ở nước ta. Các ngân hàng tăng lãi suất cho vay, các doanh nghiệp khó khăn trong việc chống đỡ với sự biến động cuả nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.
Trước tình hình đó, để có thể mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN thì TTKD cần có những giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn, giải quyết những mặt tồn tại tạo điều kiện cho các DNVVN mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tác động trở lại với các hoạt động cuả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng, có như vậy thì mục tiêu mở rộng tín dụng với DNVVN mới thực hiện một cách tốt nhất.
Chương III