Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 53)

nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát tiển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học-công nghệ và nguồn lực..."

Nhận thức được điều này, trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã chú trọng quan tâm đến các doanh nghiệp này. Nhất là khi môi trường kinh doanh giữa các ngân hàng này càng trở nên khốc liệt thì việc nhắm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ như là một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng là chiến lược phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại. Nắm được chủ trưởng của Đảng và Nhà nước cũng như để bắt kịp với xu hướng vận động của nền kinh tế, Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - VIBank trong thời gian qua đã đẩy mạnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và hoát động này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực tìm cách giải quyết để ngân hàng có thể phát triển hơn nữa và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2.2.3 Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệpvừa và nhỏ vừa và nhỏ

2.2.3.1. Số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại trung tâm Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành bộ phận lớn góp phần cho sự phát triển cuả nền kinh tế. Do số lượng các DNVVN lớn, quy mô từng khoản vay nhỏ và trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cung cấp dịch vụ tới các đối tượng này sẽ giúp Ngân hàng không những tăng trưởng quy mô tín dụng mà còn phân tán rủi ro. Vì thế, hoạt động cho vay đối với DNVVN cuả

Trung tâm kinh doanh là mảng hoạt động có triển vọng. Sự chuyển hướng cuả Ngân hàng vào DNVVN rất phù hợp với xu hướng phát triển cuả nền kinh tế. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm nhưng TTKD đã có quan hệ tín dụng với hơn 300 doanh nghiệp.

Bảng 2.7: Số lượng các DNVVN

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Tổng số DN 340 100% 400 100%

DN lớn 80 23,6% 86 21,5%

DNVVN 260 76,4% 314 78,5%

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 2010 – 2011 )

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng các DNVVN vay vốn ở TTKD đã tăng dần trong 2 năm qua. Năm 2010 chỉ có 260 DNVVN thì năm 2011 đã tăng lên 314 doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ TTKD đã mở rộng được quan hệ cho vay về số lượng các doanh nghiệp này.

Các DNVVN chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ với TTKD, lần lượt là 76,4% năm 2010 và 78,5% năm 2011. Như vậy hoạt động cho vay các DNVVN đều tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu duy trì được tốc độ tăng ổn định như trên thì đó là dấu hiệu cho thấy hoạt động cho vay DNVVN được mở rộng. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì không thể khẳng định được rằng ngân hàng có mở rộng cho vay với loại hình DNVVN hay không mà còn phải dựa vào các chỉ tiêu kế tiếp dưới đây.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền vay cuả khách hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ và tỷ trọng dư nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh việc mở rộng cho vay bởi khi ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng cho vay thì thường tại bất cứ thời điểm nào thì dư nợ cho vay cũng ở mức cao.

Bảng 2.8 : Dư nợ cho vay đối với DNVVN Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ +/- (%) Tổng dư nợ 3.683 100 4.419 100 +736 +19,98 DN Lớn 1.503 40,81 1.852 41,92 +349 +23,22 DNVVN 1.516 41,16 1.856 42,01 +340 +22,43 Cá nhân, tiêu dùng 664 18,03 711 16,07 +47 +7,0

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 2010 – 2011 ) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cuả đơn vị khá cao. Năm 2010 dư nợ DNVVN là 1.516 tỷ chiếm tỷ trọng 41,16%. Đến năm 2011 số dư nợ tăng 340 tỷ đồng đạt giá trị 1.856 tỷ , tuy nhiên so với chỉ tiêu đề ra là 2000 tỷ đồng dư nợ với DNVVN thì con số này mới chỉ đạt được 92,8%, và tỷ trọng có xu hướng tăng so với 2010 chiếm 42,01% tổng dư nợ, ta có thể dễ nhận thấy sự giảm này qua đồ thị sau:

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 20010 – 2011 )

Qua đồ thị 2.10 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN có giảm đi chút ít nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên sự giảm này không ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng cho vay về dư nợ đối với DNVVN. Có được những thành quả như vậy là do trong những năm qua TTKD đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, tạo lập được mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp cũ, mở rộng đầu tư cho các đơn vị mới có điều kiện vay vốn.

Dư nợ cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh việc mở rộng cho vay đối với DNVVN nên ta sẽ đi sâu phân tích kỹ hơn chỉ tiêu này qua một số tiêu chí phân loại sau:

2.2.3.2.1 Dư nợ cho vay DNVVN theo cơ cấu thời hạn

Bảng 2.10 : Dư nợ DNVVN theo cơ cấu thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ +/- (%) Tổng dư nợ DNVVN 1.516 100 1856 100 +340 +22,42 Ngắn hạn 1.037 68,4 1362 73,4 +325 +31,3 Trung hạn 212,6 14 222,7 12 +10,1 +4,7 Dài hạn 266,4 17,6 271,3 14,6 +4,9 +1,83

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 2010 – 2011 ) Thông qua bảng số liệu trên ta thấy rằng năm 2011 dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng. Cụ thể là năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 1037 tỷ đồng, tương đương với 68,4%, sang năm 2011, dư nợ tăng lên 1.362 tỷ đồng chiếm 73,4% tổng dư nợ. Về dự nợ ngắn hạn ta thấy luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ. Điều này phản ánh đặc điểm chung cuả sản xuất nhỏ là lưu chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trọng quá trình sản xuất, đảm bảo luân chuyển vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định.

Nợ trung hạn qua 2 năm tăng không nhiều, chỉ có 10,1 tỷ (tăng 4,7%) . Nợ dài hạn năm 2011 là 271,3 tỷ đồng tăng 4,9 tỷ đồng so với 2010. Sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ DNVVN theo thời hạn được minh họa qua hình 2.2.3.b:

Như vậy ta có thể nhận thấy chiến lược kinh doanh cuả TTKD là tăng cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn. Với cơ cấu này thì các doanh nghiệp khó có thể vay vốn đầu tư vào các dự án đổi mới công nghệ cải tiến kỹ thuật và sản xuất kinh doanh.

2.2.3.2.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.12 : Dư nợ DNVVN theo cơ cấu ngành kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ +/-(%) Tổng dư nợ DNVVN 1.516 100 1.856 100 +340 +22,42 Ngành công nghiệp 412,2 27,2 528,9 28,5 +116,7 +28,31 Ngành dịch vụ 914 60,3 1206,4 65 +292,4 +32 Ngành khác 189,8 12,5 120,7 6,5 -69,1 - 36,4

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 2010– 2011 ) Theo bảng số liệu thu thập được thì khách hàng chủ yếu cuả Trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh đối với DNVVN là thuộc ngành dịch vụ. Năm 2011 cho vay cuả ngành dịch vụ là 1206,4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ khá lớn (65%) tăng so với năm 2010 là 292,4 tỷ đồng bằng 32%. Tiếp đến là ngành công nghiệp, với dư nợ năm 2010 là 412,2 tỷ đồng, năm 2010 cũng tăng lên đáng kể với dư nợ là 528,9 tỷ đồng, tăng 116,7 tỷ tương đương 28,31%. Do việc đẩy mạnh cho vay đối với ngành dịch vụ nên tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đối với các ngành khác trong năm 2011 giảm 69,1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 36,4%. Sự tăng giảm này ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ 2.14

2.2.3.2.3 Dư nợ DNVVN theo tiêu chuẩn chất lượng.

Bảng 2.14 : Dư nợ DNVVN theo tiêu chuẩn chất lượng.

Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Số tiền tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ DNVVN 1.516 100 1856 100 Nhóm 1: Nợ dủ tiêu chuẩn 1.465 96,63 1822,6 98,2 Nhóm 2 : Nợ cần chú ý 32,7 2,16 17,6 0,95

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn 8,8 0,58 10,2 0,55

Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ 5,8 0,38 3,71 0,2

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn 3,7 0,25 1,89 0,1

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TTKD 2010 – 2011 ) Xét về chất lượng tín dụng trong 2 năm qua,khi phân loại nợ thì có thể nhận thấy rõ ràng rằng Trung tâm kinh doanh luôn có tỷ lệ nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) rất cao, cụ thể năm 2010 là 1.465 tỷ đồng chiếm 96,63% và năm 2011 tăng lên là 1.822,6 tỷ đồng tương ứng với 98,2% trong tổng 100% dư nợ cuả DNVVN. Các nhóm nợ còn lại tỷ lệ nhỏ và đều có xu hướng giảm trong năm 2011.Nợ cần chú ý năm 2010 là 32,7 tỷ chiếm 2,16% sang năm 2011 đã giảm còn 17,6 tỷ bằng 0,95%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 cũng rất nhỏ dưới 10%. Với chủ trương lành mạnh hóa tín dụng, xử lý thu hồi nợ xấu nên năm 2011 nhóm nợ này đã giảm đáng kể. Đặc biệt là nợ nhóm 5 trong năm 2010 là 3,7 tỷ chiếm 0,25% tổng dư nợ thì năm 2011 chỉ còn 1,89 tỷ tương đương với 0,1%. Qua đó ta thấy công tác tín dụng tại đơn vị luôn được chú trọng, quy trình phân tích, thẩm định và kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay đã được Trung tâm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Biểu đồ 2.15:Dư nợ DNVVN theo tiêu chuẩn chất lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 53)