Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 28)

Về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính là: nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội và nhân tố pháp lý.

1.3.1.1.Nhân tố kinh tế

Nhìn chung, thực trạng nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cuả các chủ thể kinh tế nói chung và cuả hệ thống ngân hàng nói riêng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo đièu kiện thuận lợi cho hoạt động cuả ngân hàng

trong đó có hoạt động tín dụng. Không những vậy, nền kinh tế ổn định còn giúp hoạt động cuả các doanh nghiệp diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như khủng hoảng, lạm phát nên khả năng trả nợ đúng hạn, đúng kế hoạch, do đó tiến hành mở rộng tín dụng cũng đơn giản hơn. Nếu hoạt động tín dụng được mở rộng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả cả ngân hàng và cả doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Do đó mỗi biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động cuả doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng tương ứng với hoạt động tín dụng bởi cơ chế tác động cuả mối quan hệ tín dụng. Với những khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt, cầu nối giữa vay và hco vay thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay tín dụng, mở rộng quy mô vốn đầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Không những thế, mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN còn chịu ảnh hưởng cuả chu kỳ kinh tế. Nếu trong giai đoạn suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh đình trệ, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các mặt, chất lượng cho vay không bảo đảm, vốn sử dụng không hiệu quả hoặc việc trả nợ bị chây ỳ thì việc mở rộng tín dụng là không cần thiết. Hơn nữa, sản xuất dừng lại thì nhu cầu về vốn giảm, dẫn đến quan hệ tín dụng cũng giảm theo nên ngân hàng không thể thực hiện được ngiệp vụ này, không nói gì đến mở rộng quy mô hoạt động cuả nó. Ngược lại, ở thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng cao, chất lượng tín dụng đảm bảo, nền kinh tế có tích lũy thì hoạt động tín dụng là rất cần thiết nên chính sách mở rộng phạm vi hoạt động cuả nghiệp vụ này cuả các ngân hàng là tất yếu nhằm tối đa các nguồn lực trong xã hội. Sự cân đối giữa phần lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra và phần lợi tức cho vay cuả ngân hàng thương mại cũng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín dụng. Trong trường hợp lợi nhuận cuả doanh nghiệp không đủ để trả nợ ngân hàng sẽ kéo theo một loạt các tác nhân

ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cuả doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó sẽ không có cơ hội để mở rộng hoạt động tín dụng.

1.3.1.2.Nhân tố xã hội

Nói đến các nhân tố xã hội, người ta đề cập đến trình độ dân trí tư cách đạo đức cuả người vay, sự ổn định xã hội quyết định có nên mở rộng tín dụng đối với các DNVVN nữa hay không. Đặc trưng được đề cập đầu tiên trong qun hệ tín dụng là trên cơ sở lòng tin. Điều đó cũng có nghĩa quan hệ tín dụng là sự kết hợp cuả cả ba yếu tố: ngân hàng , khách hàng và sự tín nhiệm lẫn nhau, vì vậy để có thể mở rộng tín dụng đối với các DNVVN cũng cần thiết có sự kết hợp cuả cả ba yếu tố này, trong đố sự tín nhiệm là cầu nối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, là điều kiện để tín dụng tiếp tục tồn tại và mở rộng. Doanh nghiệp tin ngân hàng sẽ cấp tín dụng với thủ tục đơn giản, điều kiện ưu đãi, thái độ niềm nở nhất còn ngân hàng lại tin doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tạo điều kiện để hoạt động tín dụng diễn ra được thuận lợi, tốt đẹp. Điều đó khẳng định rằng tín nhiệm là tiền đề, là cơ sở để mở rộng hoạt động tín dụng. Trình độ dân trí thể hiện trình độ phát triển cuả xã hội, nếu trình độ dân trí cao, sự hiểu biết xã hội nhiều thì việc tiếp cận vốn cũng như thấy được những thuận lợi cuả tín dụng ngân hàng cũng dễ dàng hơn vì vậy cơ hội mở rộng tín dụng cũng sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại khi trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cuả người dân còn hạn chế thì không chỉ tín dụng ngân hàng khó phát triển mà nền kinh tế quốc gia sẽ khó mà vững mạnh. Nhân tố xã hội còn bị tác động bở tư cách đạo đức cuả người đi vay, mặc dù cho vay trên cơ sở tín nhiệm nhau nhưng cũng không loại trừ những trường hợp khách hàng vay không hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đến xin vay và nhận tiền vay thì khách hàng đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng nhưng sau đó thì họ lại chây ỳ không thực hiện

những gì đã cam kết, cố tình gian lận, lừa đảo… dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thực tế cho thấy hầu hết các vụ đổ bể đều do lừa đảo gây ra, điều đó làm cho cán bộ tín dụng cầm chừng trong cho vay nên chủ trương mở rộng tín dụng cũng gặp khó khăn hơn. Có thể nói, môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến các quyét định cho vay và mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Một môi trường lành mạnh, trong sạch giúp người ta tự tin hơn vào các quyết định cuả mình, không lo sợ rủi ro sẽ xảy ra tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xã hội văn minh.

1.3.1.3.Nhân tố pháp lý

Đó là tính đồng bộ cuả hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất cuả các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cuả pháp luật. Thực tế nền kinh tế thị trường những năm qua đã cho thấy: pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết cuả Nhà nước. Chính vì vậy, một hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc thì hoạt động trong nền kinh tế nói hcung và trong hoạt động tín dụng nói riêng sẽ diễn ra trôi chảy.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 28)