Đảm bảo đúng quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 79)

lượng trong công tác thẩm định dự án.

Mục đích cuả tín dụng là đầu tư bổ sung vốn cho khách hàng phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng để chủ trương mở rộng tín dụng cuả VIB đối với các DNVVN được thành công thì một trong những vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng phải tuân theo đúng quy trình , không bỏ qua, không làm tắt, đặc biệt chú trọng vào công tác thẩm định dự án nhằm có được những quyết định đúng đắn nhất về khách hàng cũng như dự án đầu tư.

Việc thẩm định tín dụng tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: phương án, dự án vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nguyên tắc tín dụng theo quy định cụ thể đối với từng loại tín dụng đó, đảm bảo chắc chắn rằng sau khi phát tiền vay Ngân hàng sẽ thu hồi được nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn mà Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hồ sơ , thủ tục vay vốn cuả khách hàng phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì nó đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

Những tồn tại nhất định trong công tác thẩm định chủ yếu do trình độ, năng lực chuyên môn cuả cán bộ tín dụng chưa cao, vì vậy trong thẩm định, cán bộ tín dụng cần tập trung một số vấn đề sau:

- Năng lực pháp lý và năng lực tài chính cuả doanh nghiệp: là các quyết định thành lập đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán

trưởng, là khả năng độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ vốn vay.

- Đánh giá về uy tín, tư cách cuả doanh nghiệp nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do chủ quan cuả doanh nghiệp gây ra để có thể phát hiện ra âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu cuả một số khách hàng. Muốn vậy cần xem xét uy tín cuả doanh nghiệp, thị phần cuả doanh nghiệp, quan hệ thanh toán với bạn hàng.

- Thẩm định về phương diện thị trường nhằm phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm về mặt giá cả, quy cách phẩm chất, mẫu mã, thị hiếu cuả người tiêu dùng, xem xét các hợp đồng về số lượng sản phẩm, chủng loại, giá cả hàng hóa cho một thị trường hoặc một nhà tiêu thụ duy nhất, cần mở rộng thị trường tiêu thụ để chủ động trong việc bán hàng, tránh sự ứ đọng về hàng hóa. - Đặc biệt khâu thẩm định dự án có ý nghĩa quyết định đến việc cấp tín dụng vì hiện nay các Ngân hàng chủ yếu dựa vào tính khả thi, hiệu quả cuả các dự án đầu tư để ra quyết định cho vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi cuả dự án về nội dung kinh tế tài chính thông qua các chỉ tiêu như: lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn, hoặc dựa vào các chỉ tiêu như lãi kép, giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Thẩm định về phương diện kỹ thuật nhằm đánh giá quy mô cuả dự án có phù hợp với năng lực tiêu thụ sản phẩm cuả doanh nghiệp không, thẩm định về mặt số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục cuả thiết bị, dây chuyền sản xuất và năng lực hiện có cuả doanh nghiệp so với quy mô dự án. Thẩm định địa điểm xây dựng dự án theo các yêu cầu: có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụ chính hay tiện lợi về giao thông vận tải hay không.

Ngoài những nội dung trên, khi thẩm định còn có các yếu tố như môi trường xã hội, thẩm định về phương diện tổ chức quản lý thực hiện và vận

hành dự án. Trong quá trình thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn cuả doanh nghiệp, nếu có vấn đề nào đó mà cán bộ Ngân hàng chưa có đủ điều kiện hoặc trình độ để thẩm định thì cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giúp đỡ để thẩm định đạt được chất lượng cao như: thẩm định về phương diện kỹ thuật, thị trường cuả những dự án trung, dài hạn.

Để công tác thẩm định được đầy đủ, chính xác, VIB cần thu thập thông tin từ nhiều phía, trên nhiều phương diện, ngoài những thông tin do doanh nghiệp cung cấp, Ngân hàng cần phải thu thập thông tin từ bên ngoài như thông tin về chiến lược phát triển quy hoạch vùng, lãnh thổ, thông tin thị trường, bạn hàng hoặc thông tin từ những cơ quan có liên quan với các DNVVN, thông qua đó, cán bộ tín dụng phân tích, xử lý thông tin để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong công tác tín dụng.

Cuối cùng, tư tưởng cuả tất cả các cán bộ tín dụng phải được quán triệt rằng chỉ một sự coi nhẹ trong việc thực hiện quy trình tín dụng, thẩm định dự án không đúng nguyên tắc sẽ gây thiệt hại cho bản thân ngân hàng, cho chính các doanh gniệp và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền lợi cuả bản thân và cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả trung tâm kinh doanh – ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam – VIBank (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w