Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (Trang 31)

1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện

1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu Điện tuy mới thành lập được hơn 11 năm nhưng đã tạo dựng được một mạng lưới kinh doanh rộng rãi trên toàn quốc với 22 chi nhánh và 13 phòng ban. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện.

Giải thích sơ đồ:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty.

- Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích công ty

- Ban kiểm soát là do đại hội đồng cổ đong bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.

- Ban tổng giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật và là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

- Khối kinh doanh bao gồm các chi nhánh trên toàn quốc, khối này có nhiệm vụ triển khai các sản phẩm bảo hiểm của công ty, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, định kỳ hàng tháng các chi nhánh báo cáo lên công ty.

- Khối quản lý gồm các phòng ban đóng tại trụ sở chỉnh của công ty, thực hiện chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.

1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng trong cơ cấu tổ chức của PTI

Khối nghiệp vụ:

- Phòng bảo hiểm Tài Sản Kỹ Thuật: Phòng bảo hiểm Tài Sản Kỹ Thuật có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm Tài Sản Kỹ Thuật thống nhất toàn công ty

- Phòng bảo hiểm Hàng Hải: Triển khai các nghiệp vụ hàng hải, vận chuyển hàng hóa đường biển, trách nhiệm của các chủ tàu, bảo hiểm thân tàu..Tổ chức xác minh, giám định, bồi thường cho các nghiệp vụ này.

- Phòng Bảo hiểm Xe Cơ Giới: Phòng bảo hiểm Xe Cơ Giới có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vị bảo hiểm xe cơ giới thống nhất toàn Công ty. - Phòng Bảo hiểm Con người: Phòng bảo hiểm con người có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm con người thống nhất toàn công ty.

- Phòng quản lý đại lý: phòng Quản Lý Đại Lý có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty trong việc ban hành các chính sách nhằm xây dựng, phát triển, quản lý thống nhất và giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống Đại lý của Công ty trên toàn quốc.

- Phòng Tái Bảo hiểm: Phòng Tái bảo hiểm có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo và tôt chức thực hiện công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm

Khối Kinh tế

Có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Ban Tổng Giám Đốc công ty quản lý, chỉ đạo các công tác liêm quan đến Kế toán Tài Chính, Kế hoạch và đầu tư tài chính theo đúng pháp luật

- Phòng Tài Chính - Kế toán: Phòng Tài chính - kế toán có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát lĩnh vực Tài chính - Kế toán theo quy định của nhà nước và công ty. Thực hiện công tác Tài chính - Kế toán tại văn phòng công ty.

- Phòng Kế hoạch: Phòng kế hoạch có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Lập và thực hiện

kế hoạch kinh doanh; Nghiên cứu và phát triển thị trường sản phẩm; Tuyên truyền, quảng cáo.

- Phòng đầu tư: Phòng đầu tư có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc công ty trong việc tổ chức, thực hiện các mặt: Quản lý nguồn vốn - quỹ, đầu tư tài chính, Quản lý cổ đông

Khối quản lý bao gồm các phòng:

- Phòng tổng hợp - pháp chế: Phòng tổng hợp pháp chế có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc công ty trong việc chỉ đạo điều hành các Phòng tại văn phòng công ty để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác như: Công tác tổng hợp, thư ký, công tác pháp chế, công tác hành chính quản trị, công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác quan hệ quốc tế, đối ngoại, khánh tiết. - Phòng tổ chức cán bộ: phòng tổ chức cán bộ có chức năng tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc thống nhất quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và thi đua khen thưởng theo đúng chính sách, chế độ quy định của Nhà Nước và công ty.

- Phòng Công nghệ thông tin: Phòng công nghệ thông tin có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc trong việc quản lý, chỉ đạo các lĩnh vực như: Nghiên cứu việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện công tác thống kê, thu thập, quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty.

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PTI trong những năm vừa qua

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiêp bảo hiểm thu được trong kỳ thường là 1 năm. Doanh thu bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo

hiểm là khoản thu quan trọng nhất của doanh nghiệp bảo hiểm và là tiền đề cho các khoản thu khác. Doanh thu của PTI đang ngày càng được phát triển và đang khẳng định được vị thế của mình với trên 4% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ, và hiện đang là doanh nghiệp đứng thứ tư trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với 22 đơn vị trực thuộc và hệ thống 290 tổng đại lý, 2400 đại lý ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam là đầu mối giao dịch của công ty với hệ thống khách hàng rộng khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để PTI phát triển hệ thống khách hàng và tăng doanh thu.

Sự cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên công ty đã được đền đáp một cách xứng đáng. Dưới đây là bảng cơ cấu doanh thu của công ty trong 3 năm vừa qua:

Bảng 01: Doanh thu phí bảo hiểm năm 2007-2009

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

DT phí BH gốc 292.266 91,5% 442.413 92,5% 459.042 92%

DT phí tái BH 27.229 8,5% 36.279 7,5% 38.674 8%

Tổng DT 319.495 100% 478.692 100% 497.716 100%

Nguồn số liệu:

Trong giai đoạn 2007-2009, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2007 là 319.495, năm 2008 đạt 478.692 triệu đồng, tăng gần 50% so với năm 2007, cụ thể là tăng 159.197 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm của công ty đạt 459.042 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2008, cụ thể là tăng 19024 triệu đồng. Trong tổng số doanh thu phí bảo hiểm qua các năm ta thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc chiểm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh thu, trung bình chiếm 92 %. Có được kết quả như vậy phải kể đến một số nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu bảo hiểm chiếm tỷ trọng lớn trong toàn công ty, ví dụ như nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, nghiệp vụbảo hiểm xe cơ giới, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải..

Công ty bảo hiểm Bưu Điện là một trong những công ty kinh doanh bảo hiểm gốc bên cạnh đó còn kinh doanh các hoạt động về tái bảo hiểm. Doanh thu về các hoạt động tái bảo hiểm cũng tăng dần qua các năm, khoản thu này cũng góp phần làm tăng doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại PTI trong những năm qua.

Bảng 02: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty trong những năm vừa qua

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

- Tổng giá trị tài sản 504.947 875.612 929.040 - DT hoạt động KDBH - Các khoản giảm trừ DT - (Tăng)/giảm dự phòng nghiệp vụ - Thu khác hoạt động KDBH 319.495 (82.856) (5130) 23.689 478.692 (206.759) (15.793) 47.470 497.716 (104.280) (24.103) 2560 - DT thuần 255.198 303.605 371.983 - Tổng CP trực tiếp KDBH - Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

145.627 8016 98.837 186.289 6375 117.313 216.060 6300 145.210 - LN thuần từ hoạt động KD - LN hoạt động tài chính - LN hoạt động khác 2718 25.794 138 (6372) 63.035 530 4413 68.618 230 - LN trước thuế 28.650 59.193 73.261 - LN sau thuế 21487,5 44394,75 54.945,75

Trong giai đoạn này ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng giá trị tài sản của công ty là 478.937 triệu đồng, năm 2007 tổng giá trị tài sản của công ty là 504.947 triệu đồng, tăng 26.010 triệu tương đương với 5,43% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng giá trị tài sản của công ty là 875.612 triệu đồng, tăng 370.665 triệu, tương đương 73,4% so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị tài sản của công ty tiếp tục tăng 53.428 triệu, tương đương 61% so với năm 2008. Đây là yếu tổ để khách hàng yên tâm khi tìm đến tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Bưu Điện.

Cùng với đó là sự biến đổi của các khoản giảm trừ doanh thu. Năm 2007 các khoản giảm trừ doanh thu là 82.856 triệu đồng, đến năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên mạnh, với số tiền là 206.759 triệu đồng thì tốc độ tăng gần 150% so với năm 2007. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 là 104.280 triệu đồng, giảm gần 50% so với năm 2008. Sở dĩ có sự biến đổi như vậy là do trong những năm gần đây PTI đã xác định rõ đâu là đối tượng bảo hiểm có nguồn nguy hiểm cao độ, ngoài ra khi nhận bảo hiểm cho các đối tượng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn, PTI đã tiến hành chào tái cho các công ty bảo hiểm. Đây là biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo an toàn của các doanh nghiệp bảo hiểm, bên cạnh đó PTI cũng hoàn trả lại cho khách hàng một khoản phí khi khách hàng yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, năm 2007 số phí này là 6135 triệu, năm 2008 là 9841 triệu.

Bên cạnh sư gia tăng của các khoản doanh thu còn có sự tăng lên của quỹ dự phòng nghiệp vụ trong những năm qua. Năm 2007 dự phòng nghiệp vụ của công ty là 5.310 triệu, năm 2008 là 15.793 triệu, năm 2009 là 24.103

triệu. Điều đó có nghĩa là khả năng chi trả bồi thường của công ty cho những rủi ro xảy ra được đảm bảo hơn.

Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm = doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm – các khoản giảm trừ - các khoản trích lập dự phòng nghiệp vụ. Năm 2007 doanh thu thuần của PTI đạt 255.198 triệu, tăng 4,83 % so với năm 2006, đến năm 2008 doanh thu thuần của công ty là 303.605 triệu tăng gần 19% so với năm 2007 tương ứng với số tiền là 48.407 triệu. Năm 2009 doanh thu thuần của công ty là 371.983 triệu, tăng 68.378 triệu tương ứng 22,5% so với năm 2007. Qua đây ta thấy doanh thu PTI tăng đều qua các năm, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đang có một bước phát triển mạnh mẽ.

Dưới đây là các phân tích về các khoản chi phí cảu PTI trong 3 năm gần đây (2007-2009)

+ Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Đây là khoản chi lớn nhất trong kinh doanh bảo hiểm, năm 2007 khoản chi này là 145.627 triệu, năm 2008 là 186.289 triệu, tăng 28% so với năm 2007. Năm 2009 PTI đã chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là 216.060 triệu, tăng 16%. Điều này cho thấy PTI đã và đang có biện pháp hiệu quả nhằm giảm khoản chi lớn nhất của công ty mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh

+ Chi phí bán hàng của công ty trong năm 2007 là 8016 triệu, năm 2007 là 6375 triệu, giảm 20% so với năm 2007. Chi phí bán hàng năm 2009 là 6300 triệu, giảm 1,2% so với năm 2008. Chi phí bán hàng giảm qua các năm là một dấu hiệu tốt trong quá trình tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng.

+ Từ bảng số liệu trên ta thấy trong những năm vừa qua thì chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng lên. Năm 2007 khoản chi này là 98.837 triệu, năm 2008 là 117.313 triệu, năm 2009 là 145.210. Tuy nhiên chi phí

quản lý doanh nghiệp của công ty chủ yếu là chi lương cho cán bộ công nhân trong công ty. Sự tăng lên này tạo điều kiện để cán bộ công nhân yên tâm và làm việc hết lòng vì công ty.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2007 là 2718 triệu, nhưng năm 2008 là -6372 triệu, năm 2009 là 4413 triệu. Trong thời gian tới PTI nên có những biện pháp nhằm giảm các khoản chi phí như chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm.. để tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm là một trong những doanh nghiệp có nguồn vốn nhà rỗi khá lớn, vì vậy việc thiết lập một danh mục đầu tư là việc rất quan trọng. Danh mục đầu tư của PTI bao gồm: Gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, cho vay, ủy thác đầu tư, đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh và các khoản đầu tư dài hạn khác. Vì có một danh mục đầu tư khá linh hoạt, số vốn đem đầu tư lại lớn nên lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính của PTI tăng lên qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 25.784 triệu, năm 2008 là 63.035, năm 2009 là 68.618 triệu.

+ Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Năm 2007 lợi nhuận khác của công ty là 138 triệu, năm 2008 là 530 triệu, năm 2009 là 230 triệu.

+ Tổng lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác tạo nên lợi nhuận trước thuế của công ty. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng trong những năm gần đây. Năm 2007 lợi nhuận của công ty là 28.650 triệu, năm 2008 là 59.193 triệu, tăng 106,6 % so với năm 2007, và đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế của công ty là 73.261 triệu, tăng 23,8% so với năm 2008.

+ Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = lợi nhuận trước thuế x thuế suất thuế TNDN. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của PTI là 21487,5 triệu,

năm 2008 là 44394,75 triệu tăng 106,6% so với năm 2007, năm 2009 lợi nhuận sau thuế là 54.945,75 triệu tăng 23,76% so với năm 2008.

Qua bảng 02 ta có thể xây dựng được biểu đồ về doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận sau thuế từ năm 2007 - 2009 của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện như sau:

Bảng 03: Biểu đồ doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận sau thuế từ năm 2007-2009 của PTI

Thông qua biểu đồ và số liệu ta thấy doanh thu của PTI trong 3 năm 2007, 2008, 2009 luôn tăng, đồng thời lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng dần trong những năm vừa qua. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận sau thuế từng năm là chưa đồng đều. Mặt khác tốc độ tăng của doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (Trang 31)