Công tác bồi thường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (Trang 51)

3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụbảo hiểm

3.3.2 Công tác bồi thường

Bồi thường là khâu cuối cùng của một sản phẩm bảo hiểm, nó quyết định đến uy tín của công ty với khách hàng của mình. Nếu như công tác bồi thường được thực hiện tốt, việc chi trả tiền bồi thường chính xác, nhanh chóng và kịp thời nó sẽ là cơ sở quan trọng cho khách hàng tiếp tục tái tham gia bảo hiểm từ đó tăng doanh thu và hình ảnh của công ty trên thị trường bảo hiểm.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, PTI không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng công tác bồi thường nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm của mình.

Để thấy được tình hình công tác bồi thường tại PTI, ta có bảng số liệu sau: Bảng 06: Tình hình bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI trong

những năm gần đây

Năm Doanh thu Số tiền bồi

thường Ước số tiền chưa bồi thường TLDP năm trước Tỷ lệ bồi thường Số vụ tổn thất 2007 95.100 75.620 1.274 906 79,9% 16.672 2008 100.834 81.640 18.851 1.274 98,4% 15.791 2009 128.658 70.315 30.590 18851 63.78% 15.935

Qua bảng số liệu trên ta thấy số vụ tổn thất và số tiền bồi thường tại PTI có sự biến động trong những năm gần đây.

Năm 2007 nếu như số tiền bồi thường chỉ là 75.620 triệu thì sang năm 2008 số tiền đó đã tăng lên đến 81.640, tăng 6020 triệu (tăng 8%) so với năm 2007. Năm 2009 tổng số tiền bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 70.315 triệu, giảm 11.325 triệu so với năm 2008 (giảm 13,8 %).

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao, họ đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới khiến cho lượng xe tham gia bảo hiểm tăng nhanh. Tuy vậy ý thức của người dân về trật tự an toàn giao thông còn chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá còn kém khiến cho các

vụ tai nạn ngày một gia tăng. Để giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn xảy ra, PTI không ngừng phối hợp cùng với bên công an, xây dựng các biển báo giao thông, tích cực cùng với cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến luật lệ giao thông tới từng người dân, khuyến khích và hướng dẫn khách hàng các phương pháp phòng tránh tai nạn, bên cạnh đó là mở rộng việc tuyên truyền bảo hiểm vật chất xe cơ giới tới toàn dân. Kết quả là, doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới gia tăng hàng năm, số tiền bồi thường năm 2008 tăng 8% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 thì lại giảm 13,8% so với năm 2008.

Mặc dù có được những kết quả nêu trên, nhưng tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tương đối cao so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác của công ty. Năm 2007 tỷ lệ bồi thường là 79,9%, năm 2008 là 98,4%, tăng 18,5 % so với năm 2007 và đến năm 2009 tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này giảm đi 34,62% còn lại là 63,78% (theo số liệu của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2009 tỷ lệ bồi thường bình quân của công ty là 27%).

Cũng như vai trò của các giám định viên tại phòng bảo hiểm xe cơ giới tại trụ sở chính công ty bảo hiểm Bưu Điện, bồi thường viên ngoài vai trò thực hiện các chức năng nêu trên còn có vai trò quản lý một các vĩ mô, hướng dẫn chỉ đạo các chi nhánh thực hiện bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Trong những vụ tổn thất có số tiền bồi thường lớn, thuộc trên phân cấp của chi nhánh, cán bộ bồi thường viên của phòng bảo hiểm xe cơ giới sẽ tiến hành tính toán và xét duyệt bồi thường trên cơ sở hồ sơ mà chi nhánh tiến hành thu thập và gửi lên. Điều này thể hiện sự chặt chẽ của công ty trong khi tiến hành bồi thường, tránh hiện tượng trục lợi, gian lận bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này lại làm cho thời gian bồi thường kéo dài do sự chậm chễ trong quá trình thu thập tài liệu từ dưới chi nhánh gây bất lợi cho người được bảo hiểm.

Bên cạnh những kết quả đáng được nêu trên, công tác bồi thường vẫn gặp những hạn chế cần phải khắc phục :

- Việc tính toán số tiền bồi thường nhiều khi vẫn chưa chính xác, thao tác công việc chưa chặt chẽ, không thông báo cụ thể số tiền bồi thường cho khách hàng dẫn đến sự hiểu lầm.

- Việc thu thập hồ sơ bồi thường một số vụ tai nạn chậm, không đầy đủ nhất là những tài liệu liên quan đến ngành công an.

- Trường hợp giám định viên/ bồi thường viên không hiểu hết ý nghĩa và sự cần thiết của mỗi loại chứng từ bồi thường còn xảy ra phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng phải thu thập nhiều lần, tiến độ bồi thường chậm.

- Khâu rà soát hồ sơ còn yếu. Tình trạng các chứng từ trong hồ sơ bồi thường thiếu chữ ký ngày tháng, không phù hợp xảy ra còn phổ biến.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w