Khảo sát hoạt tính diệt sâu của lectin từ rong đỏ K.alvarezii

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và một số ứng dụng của protein chiết từ rong đỏ kappaphycus alverazii (Trang 57)

M Ở ĐẦU

3.3.1 Khảo sát hoạt tính diệt sâu của lectin từ rong đỏ K.alvarezii

Sau thời gian nuôi invitro có bổ sung dịch lectin vào lá sâu ăn, chúng tôi thu được kết quả diệt sâu như trong bảng PL 8 thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện sốlượng sâu còn lại dưới tác động của lectin từ rong đỏ K. alvarezii

Kết quả thí nghiệm thể hiện trong hình 3.7, hình PL 4 cho thấy lectin có ảnh

hưởng đến sâu tơ (P. xylostella) ở các nồng độ khác nhau thì sựảnh hưởng có sự khác

nhau trên đối tượng thí nghiệm, cụ thể: số lượng sâu chết và tốc độ sâu chết qua các ngày có sựthay đổi giảm dần từ nồng độ cao 0,4 mg/ml xuống nồng độ 0,1 mg/ml.

 Nồng độ 0,4 mg/ml: tốc độ sâu chết rất nhanh. Bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi ăn

phải lectin sốlượng sâu giảm rất nhanh, chỉ đến ngày thứ 5 của thí nghiệm thì số sâu thí nghiệm đã chết toàn bộ.

 Nồng độ 0,2 mg/ml: tốc độ sâu chết khá nhanh. Do nồng độ thấp hơn nồng độ 0,4 mg/ml nên ở nồng độ này tuy ngày thứ 2 thí nghiệm đã có số sâu chết 4 con (thấp hơn

2 con so với nồng độ 0,4 mg/ml ở ngày thí nghiệm thứ 2) nhưng phải qua ngày thứ 2 thì tốc độ sâu chết đạt cực đại 7 con/ ngày và duy trì trong ngày thứ 4 rồi ngày thứ 5 chỉ còn lại 1 con và qua ngày thứ 6 thì toàn bộsâu đã chết hết.

 Nồng độ 0,1 mg/ml: tốc độ sâu chết chậm hơn so với hai nồng độ trước của thí nghiệm. Do là nồng độ thấp nhất nên trong hai ngày đầu không có hiện tượng sâu chết

như hai nồng độ cao hơn, mà phải sang ngày thứ 3 với số sâu chết là 3/20 con và tốc

độ sâu chết giảm mạnh trong hai ngày tiếp theo. Sau ngày thứ 5 số sâu chỉ còn 2 con

nhưng sang hai ngày tiếp theo thì hai cá thể còn lại này vẫn không có dấu hiệu chết mà chỉ có dầu hiệu chậm lớn lại, điều này có thể giải thích do sự kháng lại lectin của hệ

0 5 10 15 20 25

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 0,1 mg/ml 0,2 mg/ml 0,4 mg/ml Số cá thể sâu

miễn dịch của hai cá thể này giống với sự kháng thuốc với các loại thuốc hóa học khác.

Quá trình thực hiện các thí nghiệm lặp lại và căn cứ vào bảng PL 8 cũng như

hình 3.7, có thể cho rằng lectin tách chiết từ rong K. alvarezii có khảnăng diệt được

sâu tơ Plutella xylostella hại rau cũng giống như các kết quả khác từ : thí nghiệm ảnh hưởng lectin trên ấu trùng Plutella xylostellacho thấy lectin phá gãy các vi nhung mao trên lớp màng hấp thu dưỡng chất của ruột non và cảm ứng sự phát triển bất bình thường tế bào biểu mô của ấu trùng [19]; Lectin từ Annona coriaceaảnh hưởng đến sự thay đổi môi trường của màng ruột và ức chế nhiều enzyme tiêu hóa thông qua việc liên kết với protein ruột non, của ấu trùng Anagasta kuehniellakhiến ấu trùng giảm đẻ trứng và làm rối loạn giai đoạn biến thái lên thể trưởng thành [20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất hóa lý và một số ứng dụng của protein chiết từ rong đỏ kappaphycus alverazii (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)