Ngưỡng nhiệt độ của cá chép

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 43)

Kết quả xác định các yếu tố môi trường thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ

Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng. Mỗi giai đoạn cá có khả năng thích ứng khác nhau theo từng loài.

Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương được ghi nhận ở Bảng sau:

Bảng 4.4. Kết quả ngƣỡng nhiệt độ của cá chép (mg/l)

Ngƣỡng pH Giai đoạn phát triển

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Ngưỡng trên 40,67 a ± 0,29 (41 - 40,5) 41,23a ± 0,29 (41,5 - 41) 41,5b ± 0 (41,5 - 41,5) Ngưỡng dưới 5 a ± 0,5 (5,5 - 4,5) 4,67a ± 0,29 (5 - 4,5) 4,07c ± 0,10 (5 - 4)

Ở cá chép, theo Bảng 4.4 có được nhận xét như sau:

 Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép tăng dần từ giai đoạn phôi tự do (40,67 ± 0,29) đến cá 10 ngày tuổi (41,33 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (41,5 ± 0). Từ đó cho thấy ở cá chép, khả năng chịu đựng nhiệt độ trên tăng dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn, cá chép giai đoạn bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao 41,5 O

C. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các cá 10 ngày tuổi và 30 ngày tuổi ở mức p > 0,05.

Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần theo từ giai đoạn phôi tự do (5 ± 0,5) đến cá 10 ngày tuổi (4,67 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (4,5 ± 0,5). Cho thấy khả năng chịu đựng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn.

Ở giai đoạn cá bột có khả năng chịu đựng lạnh cao hơn giai đoạn phôi tự do, cá bột có thể chịu lạnh được đến 4,5 OC. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các giai đoạn phát triển ở mức p > 0,05.

Nhận xét trên được lý giải rằng cá càng nhỏ thì khả năng chịu đựng với các yếu tố môi trường càng kém.

So sánh với các kết quả nghiên cứu trước trên một số đối tượng khác cho thấy, ngưỡng nhiệt độ dưới của cá mè trắng giai đoạn phôi tự do là 8,4 ± 0,8 OC và cá bột là 7,8 ±0,5 OC thấp hơn của cá hường giai đoạn phôi tự do là 11,8 ± 1,4 OC và cá bột là 10,7 ± 1,2 OC, nhưng lại cao hơn so với của cá chép ở cùng giai đoạn tương ứng (5 ± 0,5 O

C và 4,67 ± 0,29 OC). Qua đó cho thấy ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép thấp hơn của cá hường và cá mè trắng ở cả giai đoạn phôi tự do và cá bột.

Vì vậy, cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp hơn cá mè trắng và cá hường.

Mặt khác, ngưỡng nhiệt độ trên của cá hường ở giai đoạn cá hương là 41,2 ± 0,5 (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001) thấp hơn của cá chép ở cùng giai đoạn 41,5 ± 0. Khi so sánh với cá mè trắng giai đoạn cá bột là 37,7 ± 1,5 nhưng vẫn thấp hơn so với ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép ở cùng giai đoạn (41,33 ± 0,29). Điều đó chứng tỏ cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao hơn một số loài cá khác [2].

Từ các kết quả cho thấy cá chép thuộc nhóm cá rộng nhiệt, có khả năng chịu đựng được nhiệt độ trong phạm vi rộng. Phạm vi nhiệt độ đó cũng tăng dần theo giai đoạn phát triển từ phôi tự do đến cá hương. Giai đoạn phôi tự do chỉ thích ứng được với phạm vi nhiệt độ biến đổi hẹp (5 - 40,67 OC) và phạm vi nhiệt độ đó tăng dần, biến đổi rộng hơn ở giai đoạn cá hương (4,5 - 41,5 OC).

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 43)