Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 29)

* Địa điểm: Trung tâm giống thủy sản Hà Nội thuộc xã Thanh Thùy- Thanh Oai- Hà Nội

* Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 5/1/2015- 24/5/2015 3.3. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng một số chỉ tiêu sinh thái của cá Chép V1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Vật liệu nghiên cứu

- Nguồn cá chép V1 từ giai đoạn phôi tự do, giai đoạn cá bột và cá hương - Dụng cụ trong phòng trong trại như: thùng xốp, cân...

- Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: máy đo, mấy sục khí, bộ test oxy,... - Các dụng cụ cần thiết khác.

3.4.2. Dụng cụ nghiên cứu

• Máy đo pH, khúc xạ kế, đĩa secchi, nhiệt kế, heater • Cân điện tử, giấy ôli

• Ống đong 50 mL

• Chai lọ nút mài 125 mL • Bình kín

• Thau, ca, bocal 1L, 2L, 3L • Cốc 0,5L

• Xô nhựa 50L • Cốc thủy tinh • Bình tam giác

• Các hóa chất và một số dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm • Hệ thống máy bơm và sục khí

3.4.3. Thức ăn thí nghiệm

- Trùn chỉ, trứng nước: là thức ăn tươi sống được mua từ các cơ sở kinh doanh cá cảnh.

+ Trùn chỉ được bắt từ kênh mương, sông rạch.

+ Trứng nước được nuôi trong ao hoặc vớt từ các kênh rạch, cống rãnh vào buổi sáng sớm.

3.4.4. Nguồn nước thí nghiệm

- Nước ngọt từ sông được lắng lọc kỹ

- Độ trong > 30 cm (đo bằng sĩa secchi) pH = 7-8 (bằng máy đo pH)

3.5. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá

Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá được xây dựng trên cơ sở “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của I.F.Pravdin (1973), “Sinh thái học cá” của Nicolski (1963) và “Method for fish” của Carl và Peter (1990).

Đối tượng xác định tùy thuộc từng chỉ tiêu sinh học cần nghiên cứu. Cụ thể là:

Nhiệt độ không sinh học: đối tượng xác định là phôi phát triển trong trứng (thời kỳ phụ trứng).

Các ngưỡng sinh lý sinh thái (nhiệt độ, oxy, pH, cường độ hô hấp, độ mặn): đối tượng xác định là cá chép 2 ngày tuổi (phôi tự do), 10 ngày tuổi (cá bột) và 30 ngày tuổi (cá hương).

Khi xác định các chỉ tiêu sinh học cá có sử dụng các thí nghiệm thăm dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức. Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần.

3.5.1. Xác định nhiệt độ không sinh học

Điều kiện môi trường thí nghiệm

Bảng 3.1. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm độ không sinh học Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Nhiệt độ T1 (OC) 26,5 29 26 ± 0,76

Nhiệt độ T2 (OC) 30,5 33,5 33 ± 0,95

Oxy (mg/L) 4,5 6 5,33 ± 0,76

pH 6,5 7 6,67 ± 0,29

Nhiệt độ thích hợp để cá chép thụ tinh là từ 20 - 40 OC, vì vậy, các giá trị của các yếu tố môi trường như trên là thuận lợi cho quá trình phát triển phôi cá chép.

Bố trí thí nghiệm

Lấy 100 trứng mới đẻ (đã tiếp xúc với tinh trùng) cho vào cốc thủy tinh 0,5l đặt trong khay nhựa có sục khí nhẹ. Theo dõi thời gian phát triển phôi trong trứng tại hai điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau. Cụ thể là có một cốc có nhiệt độ là T1 (nhiệt độ tự nhiên trong phòng) có giá trị trung bình khi thí nghiệm là 26 OC và cốc 2 ở nhiệt độ T2 (nhiệt độ nhân tạo) được điều chỉnh bằng Heate hoặc nước nóng. T2 có giá trị trong thí nghiệm là 30OC tăng hoặc giảm T theo nguyên tắc: trong 1 giờ nhiệt độ không thay đổi quá 2 OC.

Thí nghiệm được bố trí song song tại 2 giá trị T1 và T2 theo dõi nhiệt độ nước thường xuyên và loại bỏ những trứng không thụ tinh những phôi chết trong suốt thời gian thí nghiệm.

Ghi nhận thời điểm số phôi nở ra 50% tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2.

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Tính toán kết quả

Nhiệt độ không sinh học được tính từ công thức tính tổng nhiệt phát triển (thường gọi là tổng nhiệt lượng)

Tổng nhiệt đó có giá trị không đổi trong các điều kiện khác nhau S=D(T1-Tn)

Trong đó:

S: là tổng nhiệt lượng trong quá trình phôi D: thời gian phát triển phôi trứng

T1: nhiệt độ môi trường thí nghiệm

Tn: nhiệt độ không sinh học (hằng số)

Tại thời gian T1 và T2 sẽ có thời gian tương ứng D1 và D2

T0

:

sẽ được suy ra từ phương trình S=D1(T1-T0 )=D2(T2-T0) D1T1-D1T0=D2T2-D2T0 D1T0-D2T0=D1T1-D2T2 T0 = D1T1 - D2T2 D1 - D2 3.5.2. Xác định ngưỡng nhiệt độ

Điều kiện môi trường thí nghiệm

Bảng 3.2. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng nhiệt độ Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB

Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,2 ± 1,15

Các giá trị hàm lượng oxy hòa tan và pH được thể hiện ở Bảng 3. 2 là thích hợp cho sự sống của cá chép trong giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương.

Mặt khác, nghiệm thức đối chứng trên cá thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống ở các giai đoạn thí nghiệm đều đạt 100%. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước và chất lượng cá đảm bảo tốt cho kết quả thí nghiệm xác định ngưỡng nhiệt độ.

Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với 2 nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: hạ nhiệt độ giảm dần bằng nước lạnh và nước đá, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.

Nghiệm thức 2: nâng nhiệt độ tăng dần bằng nước nóng, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.

Bố trí thí nghiệm

Cho 6 con cá dùng để thí nghiệm vào dụng cụ chứa là cốc thủy tinh 0,5L (đối với phôi tự do), bocal 2L (đối với cá 30 ngày) trong điều kiện có sục khí nhẹ.

Dụng cụ chứa cá (cốc và bocal) được đặt trong các thau nước tương ứng là 1L, 2L, 3L. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường gián tiếp qua các thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng (xác định ngưỡng trên) hoặc nước lạnh (xác định ngưỡng dưới), theo nguyên tắc trong 1 giờ nhiệt độ thay đổi không quá 2 OC. Trong các dụng cụ chứa cá có đặt nhiệt kế. Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên thuận lợi cho cá sống, bố trí trong khoảng thời gian bằng với thời gian thí nghiệm.

Ghi nhận kết quả

Ngưỡng nhiệt độ ghi nhận khi có 50% số cá chết trong dụng cụ chứa. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

3.5.3. Xác định ngưỡng oxy

Thí nghiệm xác định ngưỡng oxy của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương được thực hiện trong điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và pH. Giá trị cụ thể của các yếu tố môi trường đó được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng oxy Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB Nhiệt độ (0C) 26 28 27,2 ± 1,04 pH 6,5 7 6,83 ± 0,29

Các thông số môi trường trên có giá trị thuận lợi cho quá trình sống của cá chép

Mô tả thí nghiệm

Được xác định theo phương pháp bình kín Nhiệt độ thích hợp cá sống 26-28 OC. Cho cá vào bình kín 2 vòi cụ thể:

+ 10 con cá cho vào bình 250ml (Cá 10 ngày tuổi) + 10 con cá cho vào bình 0,5l (30 ngày tuổi)

Tính toán kết quả

Xác định khi có 50% cá chết trong bình. Hàm lượng oxy được xác định theo phương pháp Winke

Tại thời điểm có 50% cá chết tiến hành thu mẫu nước vào lọ nút mài nâu 125 mL (không để bọt khí xuất hiện trong lọ), cố định mẫu bằng 1 mL MnSO 4 và 1 ml dung dịch KI - NaOH, đậy nắp lọ, lắc đều. Sau đó, phân tích mẫu theo phương pháp Winkler tại phòng trung tâm giống thủy sản Hà Nội.

Trong đó:

Vtb: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần chuẩn độ.

N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S 2O 3 đã sử dụng.

8: Là đương lượng gam của oxy.

VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.

1000: là hệ số chuyển đổi thành lít. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần

3.5.4. Xác định ngưỡng pH

Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép được thực hiện trong điều kiện môi trường có các giá trị trình bày ở Bảng 3.4

Bảng 3.4. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng pH

Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB

Oxy (mg/L) 4,5 6 5 ± 0,87

Nhiệt độ (oC) 26,5 28 27,3 ± 0,76

Các giá trị điều kiện môi trường ở Bảng 3.4 là thích hợp cho sự sống của cá chép qua các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương.

Xác định ngưỡng trên và ngưỡng dưới pH của cá trong điều kiện nhiệt độ môi trường tự nhiên thích hợp với cá (24 - 28 OC). Điều chỉnh nước tự nhiên (nước sông rạch) để có giá trị pH theo yêu cầu thí nghiệm bằng H3PO4

loãng (giảm pH) hoặc NaOH loãng (tăng pH). Bố trí thí nghiệm trong các cốc 0,5L theo trình tự tăng hoặc giảm dần pH cho từng cốc. Cụ thể là: dùng xô nhựa 50L chứa 200 con cá thí nghiệm có pH = 7 và dùng đồng thời 3 cốc 0,5L 1a, 1b, 1c chứa 6 con cá cùng có pH = 7 (6 con/cốc). Sử dụng dung dịch H3PO4 loãng (hoặc NaOH loãng) cho từ từ để giảm pH (hoặc tăng pH 1) đơn vị tại xô trong thời gian 60 phút. Sau đó giữ ổn định pH trong 60 phút rồi

chuyển 6 con cá vào mỗi cốc 2a, 2b, 2c (6 con/cốc). Tiếp tục giảm pH (hoặc tăng pH) trong xô như vừa làm, rồi lại chuyển 6 con cho mỗi cốc 3a, 3b, 3c (6 con/cốc). Tiếp tục tương tự, cho tới khi 3 cốc có pH = 3 (trong dãy pH < 7) hoặc có pH = 12 (trong dãy pH > 7). Cá trong tất cả các cốc được duy trì pH ổn định (theo dõi trong 3 giờ).

Ghi nhận kết quả Theo dõi các cốc sau 24 giờ, ghi nhận giá trị pH thấp nhất và cao nhất có 50% cá chết. Đó chính là ngưỡng pH dưới và trên của cá.

Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Ghi nhận kết quả

Theo dõi các cốc sau 24 giờ, ghi nhận giá trị pH thấp nhất và cao nhất có 50% cá chết. Đó chính là ngưỡng pH dưới và trên của cá.

3.5.5. Xác định cường độ hô hấp

Bảng 3.5. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm cƣờng độ hô hấp Yếu tố môi

trƣờng

Giá trị thấp

nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB

Nhiệt độ (OC) 26 27,5 26,8 ± 0,78

pH 6 7 6,5 ± 0,5

Các giá trị môi trường trong Bảng 3.5 là thuận lợi cho sự sống các giai đoạn phát triển của cá chép.

Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp bình kín. Xác định mức hao hụt oxy trong điều kiện tự nhiên thích hợp với cá (24- 28 OC).

Bố trí thí nghiệm tương tự như thí nghiệm xác định ngưỡng oxy. Vấn đề khác ở chỗ xác định hàm lượng oxy trong nước lúc đầu (khi chưa thả cá) và cuối (kết thúc thí nghiệm). Thí nghiệm được kết thúc khi hàm lượng oxy giảm ½ lần (thông qua thí nghiệm thăm dò) so với ban đầu.

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Nghiệm thức đối chứng cho thí nghiệm này tương tự thí nghiệm nhưng là bình nước không chứa cá, có cùng nguồn nước với bình cá thí nghiệm. Để xác định hàm lượng oxy hao hụt do quá trình phân hủy hữu cơ.

Tính toán kết quả

(O2đ - O2c) x (Vb - Vc) CĐHH (mg O2/g.giờ) =

W x t Trong đó:

O2đ: lượng oxy ban đầu (khi mới cho cá vào bình) (mg/L).

O2c: lượng oxy cuối (lượng oxy sau thời gian thí nghiệm trừ đi lượng oxy hao hụt trong bình đối chứng) (mg/L).

Vb: thể tích bình chứa cá (L). Vc: thể tích cá trong bình (L).

t: thời gian thí nghiệm (giờ). W: khối lượng cá (g).

3.5.6. Xác định ngưỡng độ mặn

Điều kiện môi trường thí nghiệm

Bảng 3.6. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng độ mặn

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,5 ± 1 pH 6 7 6,67 ± 0,58 Nhiệt độ (OC) 26,5 28 27 ± 0,87

Các giá trị môi trường ở Bảng 3.6 là thích hợp cho sự sống cá chép giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương đảm bảo kết quả thí nghiệm được chính xác.

Bố trí thí nghiệm

Sử dụng nước biển có độ mặn cao (nước ót) làm nền để pha với nước ngọt tạo môi trường có độ mặn từ 5‰ đến 20‰ với bậc thang là 1‰. Trong thí nghiệm sử dụng nước ót 80‰. Trước đó, cá được thuần độ mặn từ 0 ‰ đến 5 ‰ bằng cách tăng dần độ mặn từ 0‰ với mức 1‰ trong 60 phút.

Thí nghiệm được bố trí trong các cốc 0,5L theo trình tự tăng dần độ mặn từ 5‰ đến 20‰ cho mỗi 3 cốc. Cụ thể là dùng xô nhựa 50L chứa 300 cá trong nước 5‰. Sau đó dùng nước ót từ từ tăng độ mặn với bậc thang 1‰ trong 30 phút ở xô nhựa, giữ ổn định trong 30 phút. Tiếp theo chuyển 6 con cá vào các cốc 1a, 1b, 1c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 6‰. Lại tiếp tục tăng độ mặn trong xô như trên và lại chuyển 6 con vào mỗi cốc 2a, 2b, 2c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 7‰. Tiếp tục công việc như thế đến khi có được 3 cốc có giá trị độ mặn 20‰.

Ghi nhận kết quả

Theo dõi hoạt động của cá trong mỗi cốc, sau 24 giờ ghi nhận giá trị độ mặn có 50 % cá chết. Đó chính là ngưỡng độ mặn của cá.

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngƣỡng độ mặn 3.6. Phƣơng pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả

 Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và phần mềm Minitab 14.

 Đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 95%

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Qua điều tra nắm bắt tình hình sản xuất của Trung tâm, trên cơ sở đó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với mục tiêu rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm, tôi đã tham gia công tác phục vụ sản xuất như sau: * Cải tạo ao

- Số lượng ao: 18 ao trong đó: + Ao cấp, chứa nước: 1 ao + Ao trú đông: 5 ao + Ao nuôi vỗ cá bố mẹ: 4 ao + Ao dự bị: 1 ao + Ao ương san: 7 ao * Nuôi vỗ cá bố mẹ - Cá chép + Cá cái: 60 cái + Cá đực: 40 đực * Công tác khác

- Cho cá chép con ăn + Cho ăn 2 lần/ ngày

+ Thời gian: 7h sáng và 4h chiều + Loại thức ăn: ngô nghiền - Vệ sinh phòng dịch

+ Hóa chất: vôi bột

+ Thời gian: 2 lần/ ngày - Vệ sinh bể ấp cá chép + Hóa chất: KMnO4

+ Nồng độ: 200-300ppm + Thời gian: 24 giờ - Tắm cho cá giống + Hóa chất: NaCl + Nồng độ: 2-4%

- Tiêm phòng vaccine cúm gà. - Trồng cỏ voi.

4.1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Sau thời gian thực tập tại trung tâm tôi đã thu được kết quả công tác phục vụ như sau:

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc ĐVT Số lƣợng Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Cải tạo ao, diệt tạp m2 73600 73600 100 2 Thả giống

-Tắm cho cá trước khi thả con 16720 16720 100 3 - Cá chép bố mẹ sống

trong quá trình nuôi vỗ con 100 100 100

4 Các công tác khác - Tiêm phòng vaccine cúm gà - Trồng cỏ voi con ha 520 0,6 520 100

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép (T0)

Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học

T0 là nhiệt độ không sinh học của cá được định nghĩa là một giá trị nhiệt độ bằng OC lớn hơn 0 mà ở đó thời gian hiệu ứng trở nên dài vô hạn hay nói cách khác là nhiệt độ mà ở đó không xảy ra sự chín và rụng trứng ở một loài cá nhất định khi dùng một liều thuốc có hiệu quả ổn định, nhưng trong những điều kiện như thế, chỉ cần tăng nhiệt độ giữ cá cao hơn độ không sinh học một vài độ là phản ứng chín và rụng trứng lại xảy ra bình thường.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)