Hà Nội có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.
Trong Quy hoạch phát triển thủy sản TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, đã xác định vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và bước đầu đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của Trung tâm giống Thủy sản và một số cơ sở sản xuất giống, chất lượng con giống cũng từng bước được nâng cao. Diện tích, sản lượng, năng suất nuôi trồng thủy sản liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn thành phố chỉ đạt 19.519 ha thì đến năm 2014 diện tích đã đạt 20.838
ha, tăng 6,75% so với năm 2009, trong đó: diện tích nuôi tập trung có điều kiện nuôi thâm canh là 9.805 ha; diện tích hồ lớn là 4.327 ha chủ yếu khai thác thủy lợi và du lịch, diện tích ao hồ nhỏ là 6.706 ha nuôi tận dụng, nguồn nước ô nhiễm. Về sản lượng, năm 2014 ước tính đạt 80.000 tấn; tăng 92,84% so với năm 2009. Sản lượng đó cung cấp khoảng 37% nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản của người dân thành phố.
Ngoài ra, đối tượng nuôi và hình thức nuôi cũng đa dạng hơn. Đã có nhiều mô hình nuôi thương phẩm với đối tượng mới có hiệu quả cao như: trắm đen, rô phi đơn tính, rô đầu vuông, chép lai, cá Nheo, cá Lăng… Vấn đề môi trường và bệnh thủy sản trên cá nuôi bước đầu đã được kiểm soát, từ đó tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất. Và công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động chuyên môn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Để đạt được kết quả trên Thành phố đã tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án phát triển nuôi trồng thủy sản đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, xây dựng mô hình nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến đạt sản lượng, chất lượng cao; cung cấp đủ giống thủy sản đảm bảo chất lượng cho các vùng nuôi trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận nâng cao năng suất, sản lượng.
Hiện nay các mô hình nuôi cá chép đang được phổ biến rộng dãi để người dân năng cao hiệu quả kinh tế và làm giàu từ ngành thủy sản.
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá chép V1 ở các giai đoạn khác nhau giai đoạn phôi tự do (giai đoạn mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng), giai đoạn cá bột và cá hương.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát các chỉ tiêu sinh thái của cá chép V1.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm: Trung tâm giống thủy sản Hà Nội thuộc xã Thanh Thùy- Thanh Oai- Hà Nội
* Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 5/1/2015- 24/5/2015 3.3. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng một số chỉ tiêu sinh thái của cá Chép V1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu
- Nguồn cá chép V1 từ giai đoạn phôi tự do, giai đoạn cá bột và cá hương - Dụng cụ trong phòng trong trại như: thùng xốp, cân...
- Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: máy đo, mấy sục khí, bộ test oxy,... - Các dụng cụ cần thiết khác.
3.4.2. Dụng cụ nghiên cứu
• Máy đo pH, khúc xạ kế, đĩa secchi, nhiệt kế, heater • Cân điện tử, giấy ôli
• Ống đong 50 mL
• Chai lọ nút mài 125 mL • Bình kín
• Thau, ca, bocal 1L, 2L, 3L • Cốc 0,5L
• Xô nhựa 50L • Cốc thủy tinh • Bình tam giác
• Các hóa chất và một số dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm • Hệ thống máy bơm và sục khí
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm
- Trùn chỉ, trứng nước: là thức ăn tươi sống được mua từ các cơ sở kinh doanh cá cảnh.
+ Trùn chỉ được bắt từ kênh mương, sông rạch.
+ Trứng nước được nuôi trong ao hoặc vớt từ các kênh rạch, cống rãnh vào buổi sáng sớm.
3.4.4. Nguồn nước thí nghiệm
- Nước ngọt từ sông được lắng lọc kỹ
- Độ trong > 30 cm (đo bằng sĩa secchi) pH = 7-8 (bằng máy đo pH)
3.5. Phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá
Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học cá được xây dựng trên cơ sở “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của I.F.Pravdin (1973), “Sinh thái học cá” của Nicolski (1963) và “Method for fish” của Carl và Peter (1990).
Đối tượng xác định tùy thuộc từng chỉ tiêu sinh học cần nghiên cứu. Cụ thể là:
Nhiệt độ không sinh học: đối tượng xác định là phôi phát triển trong trứng (thời kỳ phụ trứng).
Các ngưỡng sinh lý sinh thái (nhiệt độ, oxy, pH, cường độ hô hấp, độ mặn): đối tượng xác định là cá chép 2 ngày tuổi (phôi tự do), 10 ngày tuổi (cá bột) và 30 ngày tuổi (cá hương).
Khi xác định các chỉ tiêu sinh học cá có sử dụng các thí nghiệm thăm dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức. Tất cả các thí nghiệm đều được lặp lại 3 lần.
3.5.1. Xác định nhiệt độ không sinh học
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Bảng 3.1. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm độ không sinh học Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình
Nhiệt độ T1 (OC) 26,5 29 26 ± 0,76
Nhiệt độ T2 (OC) 30,5 33,5 33 ± 0,95
Oxy (mg/L) 4,5 6 5,33 ± 0,76
pH 6,5 7 6,67 ± 0,29
Nhiệt độ thích hợp để cá chép thụ tinh là từ 20 - 40 OC, vì vậy, các giá trị của các yếu tố môi trường như trên là thuận lợi cho quá trình phát triển phôi cá chép.
Bố trí thí nghiệm
Lấy 100 trứng mới đẻ (đã tiếp xúc với tinh trùng) cho vào cốc thủy tinh 0,5l đặt trong khay nhựa có sục khí nhẹ. Theo dõi thời gian phát triển phôi trong trứng tại hai điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau. Cụ thể là có một cốc có nhiệt độ là T1 (nhiệt độ tự nhiên trong phòng) có giá trị trung bình khi thí nghiệm là 26 OC và cốc 2 ở nhiệt độ T2 (nhiệt độ nhân tạo) được điều chỉnh bằng Heate hoặc nước nóng. T2 có giá trị trong thí nghiệm là 30OC tăng hoặc giảm T theo nguyên tắc: trong 1 giờ nhiệt độ không thay đổi quá 2 OC.
Thí nghiệm được bố trí song song tại 2 giá trị T1 và T2 theo dõi nhiệt độ nước thường xuyên và loại bỏ những trứng không thụ tinh những phôi chết trong suốt thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận thời điểm số phôi nở ra 50% tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Tính toán kết quả
Nhiệt độ không sinh học được tính từ công thức tính tổng nhiệt phát triển (thường gọi là tổng nhiệt lượng)
Tổng nhiệt đó có giá trị không đổi trong các điều kiện khác nhau S=D(T1-Tn)
Trong đó:
S: là tổng nhiệt lượng trong quá trình phôi D: thời gian phát triển phôi trứng
T1: nhiệt độ môi trường thí nghiệm
Tn: nhiệt độ không sinh học (hằng số)
Tại thời gian T1 và T2 sẽ có thời gian tương ứng D1 và D2
T0
:
sẽ được suy ra từ phương trình S=D1(T1-T0 )=D2(T2-T0) D1T1-D1T0=D2T2-D2T0 D1T0-D2T0=D1T1-D2T2 T0 = D1T1 - D2T2 D1 - D2 3.5.2. Xác định ngưỡng nhiệt độ
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Bảng 3.2. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng nhiệt độ Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB
Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,2 ± 1,15
Các giá trị hàm lượng oxy hòa tan và pH được thể hiện ở Bảng 3. 2 là thích hợp cho sự sống của cá chép trong giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương.
Mặt khác, nghiệm thức đối chứng trên cá thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống ở các giai đoạn thí nghiệm đều đạt 100%. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước và chất lượng cá đảm bảo tốt cho kết quả thí nghiệm xác định ngưỡng nhiệt độ.
Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với 2 nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: hạ nhiệt độ giảm dần bằng nước lạnh và nước đá, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.
Nghiệm thức 2: nâng nhiệt độ tăng dần bằng nước nóng, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.
Bố trí thí nghiệm
Cho 6 con cá dùng để thí nghiệm vào dụng cụ chứa là cốc thủy tinh 0,5L (đối với phôi tự do), bocal 2L (đối với cá 30 ngày) trong điều kiện có sục khí nhẹ.
Dụng cụ chứa cá (cốc và bocal) được đặt trong các thau nước tương ứng là 1L, 2L, 3L. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường gián tiếp qua các thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng (xác định ngưỡng trên) hoặc nước lạnh (xác định ngưỡng dưới), theo nguyên tắc trong 1 giờ nhiệt độ thay đổi không quá 2 OC. Trong các dụng cụ chứa cá có đặt nhiệt kế. Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên thuận lợi cho cá sống, bố trí trong khoảng thời gian bằng với thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận kết quả
Ngưỡng nhiệt độ ghi nhận khi có 50% số cá chết trong dụng cụ chứa. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
3.5.3. Xác định ngưỡng oxy
Thí nghiệm xác định ngưỡng oxy của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương được thực hiện trong điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và pH. Giá trị cụ thể của các yếu tố môi trường đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng oxy Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB Nhiệt độ (0C) 26 28 27,2 ± 1,04 pH 6,5 7 6,83 ± 0,29
Các thông số môi trường trên có giá trị thuận lợi cho quá trình sống của cá chép
Mô tả thí nghiệm
Được xác định theo phương pháp bình kín Nhiệt độ thích hợp cá sống 26-28 OC. Cho cá vào bình kín 2 vòi cụ thể:
+ 10 con cá cho vào bình 250ml (Cá 10 ngày tuổi) + 10 con cá cho vào bình 0,5l (30 ngày tuổi)
Tính toán kết quả
Xác định khi có 50% cá chết trong bình. Hàm lượng oxy được xác định theo phương pháp Winke
Tại thời điểm có 50% cá chết tiến hành thu mẫu nước vào lọ nút mài nâu 125 mL (không để bọt khí xuất hiện trong lọ), cố định mẫu bằng 1 mL MnSO 4 và 1 ml dung dịch KI - NaOH, đậy nắp lọ, lắc đều. Sau đó, phân tích mẫu theo phương pháp Winkler tại phòng trung tâm giống thủy sản Hà Nội.
Trong đó:
Vtb: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần chuẩn độ.
N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S 2O 3 đã sử dụng.
8: Là đương lượng gam của oxy.
VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.
1000: là hệ số chuyển đổi thành lít. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần
3.5.4. Xác định ngưỡng pH
Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép được thực hiện trong điều kiện môi trường có các giá trị trình bày ở Bảng 3.4
Bảng 3.4. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng pH
Yếu tố môi trƣờng Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB
Oxy (mg/L) 4,5 6 5 ± 0,87
Nhiệt độ (oC) 26,5 28 27,3 ± 0,76
Các giá trị điều kiện môi trường ở Bảng 3.4 là thích hợp cho sự sống của cá chép qua các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương.
Xác định ngưỡng trên và ngưỡng dưới pH của cá trong điều kiện nhiệt độ môi trường tự nhiên thích hợp với cá (24 - 28 OC). Điều chỉnh nước tự nhiên (nước sông rạch) để có giá trị pH theo yêu cầu thí nghiệm bằng H3PO4
loãng (giảm pH) hoặc NaOH loãng (tăng pH). Bố trí thí nghiệm trong các cốc 0,5L theo trình tự tăng hoặc giảm dần pH cho từng cốc. Cụ thể là: dùng xô nhựa 50L chứa 200 con cá thí nghiệm có pH = 7 và dùng đồng thời 3 cốc 0,5L 1a, 1b, 1c chứa 6 con cá cùng có pH = 7 (6 con/cốc). Sử dụng dung dịch H3PO4 loãng (hoặc NaOH loãng) cho từ từ để giảm pH (hoặc tăng pH 1) đơn vị tại xô trong thời gian 60 phút. Sau đó giữ ổn định pH trong 60 phút rồi
chuyển 6 con cá vào mỗi cốc 2a, 2b, 2c (6 con/cốc). Tiếp tục giảm pH (hoặc tăng pH) trong xô như vừa làm, rồi lại chuyển 6 con cho mỗi cốc 3a, 3b, 3c (6 con/cốc). Tiếp tục tương tự, cho tới khi 3 cốc có pH = 3 (trong dãy pH < 7) hoặc có pH = 12 (trong dãy pH > 7). Cá trong tất cả các cốc được duy trì pH ổn định (theo dõi trong 3 giờ).
Ghi nhận kết quả Theo dõi các cốc sau 24 giờ, ghi nhận giá trị pH thấp nhất và cao nhất có 50% cá chết. Đó chính là ngưỡng pH dưới và trên của cá.
Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Ghi nhận kết quả
Theo dõi các cốc sau 24 giờ, ghi nhận giá trị pH thấp nhất và cao nhất có 50% cá chết. Đó chính là ngưỡng pH dưới và trên của cá.
3.5.5. Xác định cường độ hô hấp
Bảng 3.5. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm cƣờng độ hô hấp Yếu tố môi
trƣờng
Giá trị thấp
nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB
Nhiệt độ (OC) 26 27,5 26,8 ± 0,78
pH 6 7 6,5 ± 0,5
Các giá trị môi trường trong Bảng 3.5 là thuận lợi cho sự sống các giai đoạn phát triển của cá chép.
Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp bình kín. Xác định mức hao hụt oxy trong điều kiện tự nhiên thích hợp với cá (24- 28 OC).
Bố trí thí nghiệm tương tự như thí nghiệm xác định ngưỡng oxy. Vấn đề khác ở chỗ xác định hàm lượng oxy trong nước lúc đầu (khi chưa thả cá) và cuối (kết thúc thí nghiệm). Thí nghiệm được kết thúc khi hàm lượng oxy giảm ½ lần (thông qua thí nghiệm thăm dò) so với ban đầu.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Nghiệm thức đối chứng cho thí nghiệm này tương tự thí nghiệm nhưng là bình nước không chứa cá, có cùng nguồn nước với bình cá thí nghiệm. Để xác định hàm lượng oxy hao hụt do quá trình phân hủy hữu cơ.
Tính toán kết quả
(O2đ - O2c) x (Vb - Vc) CĐHH (mg O2/g.giờ) =
W x t Trong đó:
O2đ: lượng oxy ban đầu (khi mới cho cá vào bình) (mg/L).
O2c: lượng oxy cuối (lượng oxy sau thời gian thí nghiệm trừ đi lượng oxy hao hụt trong bình đối chứng) (mg/L).
Vb: thể tích bình chứa cá (L). Vc: thể tích cá trong bình (L).
t: thời gian thí nghiệm (giờ). W: khối lượng cá (g).
3.5.6. Xác định ngưỡng độ mặn
Điều kiện môi trường thí nghiệm
Bảng 3.6. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng độ mặn
Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,5 ± 1 pH 6 7 6,67 ± 0,58 Nhiệt độ (OC) 26,5 28 27 ± 0,87
Các giá trị môi trường ở Bảng 3.6 là thích hợp cho sự sống cá chép giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương đảm bảo kết quả thí nghiệm được chính xác.
Bố trí thí nghiệm
Sử dụng nước biển có độ mặn cao (nước ót) làm nền để pha với nước ngọt tạo môi trường có độ mặn từ 5‰ đến 20‰ với bậc thang là 1‰. Trong thí nghiệm sử dụng nước ót 80‰. Trước đó, cá được thuần độ mặn từ 0 ‰ đến 5 ‰ bằng cách tăng dần độ mặn từ 0‰ với mức 1‰ trong 60 phút.
Thí nghiệm được bố trí trong các cốc 0,5L theo trình tự tăng dần độ mặn từ 5‰ đến 20‰ cho mỗi 3 cốc. Cụ thể là dùng xô nhựa 50L chứa 300 cá trong nước 5‰. Sau đó dùng nước ót từ từ tăng độ mặn với bậc thang 1‰ trong 30 phút ở xô nhựa, giữ ổn định trong 30 phút. Tiếp theo chuyển 6 con cá vào các cốc 1a, 1b, 1c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 6‰. Lại tiếp tục tăng độ mặn trong xô như trên và lại chuyển 6 con vào mỗi cốc 2a, 2b, 2c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 7‰. Tiếp tục công việc như thế đến khi có được 3 cốc có giá trị độ mặn 20‰.
Ghi nhận kết quả
Theo dõi hoạt động của cá trong mỗi cốc, sau 24 giờ ghi nhận giá trị độ mặn có 50 % cá chết. Đó chính là ngưỡng độ mặn của cá.
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngƣỡng độ mặn 3.6. Phƣơng pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office