Cá chép vốn được nuôi lâu đời tại các lưu vực nước ngọt của Việt Nam. Cá chép nước ta phân bố không quá các tỉnh miền Trung. Tại Quảng
Nam cá chép có các loại như: Chép Vẩy, Chép Kính, Chép Đỏ, Chép Gù,… trong số đó Chép Vẩy được nuôi phổ biển nhất.
Vùng Nam bộ không cớ cá Chép gốc địa phương mà phải nhập từ ngoài Bắc vào.
Thoạt tiên cá được nuôi và thả một cách tự nhiên và hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ, loài cá chép này cùng với các loài cá khác đã và đang tiến hành nuôi nhân tạo, cho ăn bằng phương pháp tổng hợp cho đẻ bằng phương pháp vuốt trứng….
Trong các loài cá chép hiện nay, các loài co tốc độ phát triển nhanh là dòng F1 được lai giữa chép Việt và Chép Hung, cá sau 1 tuổi đạt trọng lượng 1 kg.
Năm 1995 đã tạo được một loại hình cá chép ở thế hệ thứ 6 có nhiều phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Vừa qua Việt Nam nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ thủy sản) đã chọn tạo thành công cá chép giống V1 (cá chép lai 3 máu) là kết quả lai ghép 3 dòng (cá chép trắng Việt Nam, cá chép Vẩy Hungari và cá chép vàng Indonesia). Đây là kết quả của chương trình chọn giống cá chép và lưu giữ nguồn gen thủy sản, do Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Mai Thiên, nguyên viện trưởng chủ trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I Bắc Ninh thực hiện. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý: chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt, than ngắn và cao, cùng tốc độ tang trọng nhanh của cá chép Hungari, đẻ sớm và trứng dính ít của cá chép Indonesia.
Cá chép được nuôi với nhiều hình thức đa dạng và phong phú hơn: Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi
khá ổn định: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh, là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu.
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là:cá chép, trôi, mè, trắm, lươn, ếch, ba ba, cá sấu... Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn định... đã hạn chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá chép, trắm, ngoài ra còn thả ghép cá trôi, cá rô phi... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm.