Xác định ngưỡng độ mặn

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 38)

Điều kiện môi trường thí nghiệm

Bảng 3.6. Điều kiện môi trƣờng thí nghiệm ngƣỡng độ mặn

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,5 ± 1 pH 6 7 6,67 ± 0,58 Nhiệt độ (OC) 26,5 28 27 ± 0,87

Các giá trị môi trường ở Bảng 3.6 là thích hợp cho sự sống cá chép giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương đảm bảo kết quả thí nghiệm được chính xác.

Bố trí thí nghiệm

Sử dụng nước biển có độ mặn cao (nước ót) làm nền để pha với nước ngọt tạo môi trường có độ mặn từ 5‰ đến 20‰ với bậc thang là 1‰. Trong thí nghiệm sử dụng nước ót 80‰. Trước đó, cá được thuần độ mặn từ 0 ‰ đến 5 ‰ bằng cách tăng dần độ mặn từ 0‰ với mức 1‰ trong 60 phút.

Thí nghiệm được bố trí trong các cốc 0,5L theo trình tự tăng dần độ mặn từ 5‰ đến 20‰ cho mỗi 3 cốc. Cụ thể là dùng xô nhựa 50L chứa 300 cá trong nước 5‰. Sau đó dùng nước ót từ từ tăng độ mặn với bậc thang 1‰ trong 30 phút ở xô nhựa, giữ ổn định trong 30 phút. Tiếp theo chuyển 6 con cá vào các cốc 1a, 1b, 1c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 6‰. Lại tiếp tục tăng độ mặn trong xô như trên và lại chuyển 6 con vào mỗi cốc 2a, 2b, 2c (6 con/cốc) và giữ ổn định ở 7‰. Tiếp tục công việc như thế đến khi có được 3 cốc có giá trị độ mặn 20‰.

Ghi nhận kết quả

Theo dõi hoạt động của cá trong mỗi cốc, sau 24 giờ ghi nhận giá trị độ mặn có 50 % cá chết. Đó chính là ngưỡng độ mặn của cá.

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ngƣỡng độ mặn 3.6. Phƣơng pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả

 Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và phần mềm Minitab 14.

 Đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 95%

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Qua điều tra nắm bắt tình hình sản xuất của Trung tâm, trên cơ sở đó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với mục tiêu rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm, tôi đã tham gia công tác phục vụ sản xuất như sau: * Cải tạo ao

- Số lượng ao: 18 ao trong đó: + Ao cấp, chứa nước: 1 ao + Ao trú đông: 5 ao + Ao nuôi vỗ cá bố mẹ: 4 ao + Ao dự bị: 1 ao + Ao ương san: 7 ao * Nuôi vỗ cá bố mẹ - Cá chép + Cá cái: 60 cái + Cá đực: 40 đực * Công tác khác

- Cho cá chép con ăn + Cho ăn 2 lần/ ngày

+ Thời gian: 7h sáng và 4h chiều + Loại thức ăn: ngô nghiền - Vệ sinh phòng dịch

+ Hóa chất: vôi bột

+ Thời gian: 2 lần/ ngày - Vệ sinh bể ấp cá chép + Hóa chất: KMnO4

+ Nồng độ: 200-300ppm + Thời gian: 24 giờ - Tắm cho cá giống + Hóa chất: NaCl + Nồng độ: 2-4%

- Tiêm phòng vaccine cúm gà. - Trồng cỏ voi.

4.1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Sau thời gian thực tập tại trung tâm tôi đã thu được kết quả công tác phục vụ như sau:

Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc ĐVT Số lƣợng Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Cải tạo ao, diệt tạp m2 73600 73600 100 2 Thả giống

-Tắm cho cá trước khi thả con 16720 16720 100 3 - Cá chép bố mẹ sống

trong quá trình nuôi vỗ con 100 100 100

4 Các công tác khác - Tiêm phòng vaccine cúm gà - Trồng cỏ voi con ha 520 0,6 520 100

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép (T0)

Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học

T0 là nhiệt độ không sinh học của cá được định nghĩa là một giá trị nhiệt độ bằng OC lớn hơn 0 mà ở đó thời gian hiệu ứng trở nên dài vô hạn hay nói cách khác là nhiệt độ mà ở đó không xảy ra sự chín và rụng trứng ở một loài cá nhất định khi dùng một liều thuốc có hiệu quả ổn định, nhưng trong những điều kiện như thế, chỉ cần tăng nhiệt độ giữ cá cao hơn độ không sinh học một vài độ là phản ứng chín và rụng trứng lại xảy ra bình thường.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trao đổi chất của nhiều loài cá ở vùng nhiệt đới có thể duy trì khi nhiệt độ nước giảm xuống đến 12 - 15 OC.

Thí nghiệm xác định độ không sinh học của cá chép được tiến hành và thu được kết quả xác định thời gian phát triển phôi D1 và D2 ở 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2. Thời gian xác định của phôi cá chép. Nhiệt độ

(0 C)

Thời gian phát triển phôi (giờ)

1 2 3 TB

T1= 26 ± 0,76 45,17 45,5 44,75 D1= 45,14 ± 0,36 T2= 33 ± 0,95 32,75 33,33 33,25 D2= 33,11 ±0,31

Từ bảng 4.2 cho thấy thời gian phát triển phôi của cá chép phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường nhất là yếu tố nhiệt độ.

Nhiệt độ không sinh học được xác định theo công thức từ qui luật tổng nhiệt phát triển (thường gọi là tổng nhiệt lượng).

Từ kết quả Bảng 4.2 và áp dụng công thức tính T0 có được kết quả nhiệt độ không sinh học ở bảng sau:

Bảng 4.3. Nhiệt độ không sinh học của cá chép

Loài Lần lặp lại Độ không sinh học (O

C) Cá chép 1 7,54 2 5,76 3 6,83 TB 6,73 ± 0,90

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ không sinh học của cá chép là 6,73 ± 0,90 OC, thấp hơn cá Rô đồng 7,6 ± 0,3OC và thấp hơn rất nhiều so với cá Thát Lát còm 16,1 ± 1 OC

Từ đây cũng cho thấy phôi cá chép có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp tốt hơn cá Rô đồng.

4.2.2. Ngưỡng nhiệt độ của cá chép

Kết quả xác định các yếu tố môi trường thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ

Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng. Mỗi giai đoạn cá có khả năng thích ứng khác nhau theo từng loài.

Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương được ghi nhận ở Bảng sau:

Bảng 4.4. Kết quả ngƣỡng nhiệt độ của cá chép (mg/l)

Ngƣỡng pH Giai đoạn phát triển

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Ngưỡng trên 40,67 a ± 0,29 (41 - 40,5) 41,23a ± 0,29 (41,5 - 41) 41,5b ± 0 (41,5 - 41,5) Ngưỡng dưới 5 a ± 0,5 (5,5 - 4,5) 4,67a ± 0,29 (5 - 4,5) 4,07c ± 0,10 (5 - 4)

Ở cá chép, theo Bảng 4.4 có được nhận xét như sau:

 Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép tăng dần từ giai đoạn phôi tự do (40,67 ± 0,29) đến cá 10 ngày tuổi (41,33 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (41,5 ± 0). Từ đó cho thấy ở cá chép, khả năng chịu đựng nhiệt độ trên tăng dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn, cá chép giai đoạn bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao 41,5 O

C. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các cá 10 ngày tuổi và 30 ngày tuổi ở mức p > 0,05.

Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần theo từ giai đoạn phôi tự do (5 ± 0,5) đến cá 10 ngày tuổi (4,67 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (4,5 ± 0,5). Cho thấy khả năng chịu đựng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn.

Ở giai đoạn cá bột có khả năng chịu đựng lạnh cao hơn giai đoạn phôi tự do, cá bột có thể chịu lạnh được đến 4,5 OC. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các giai đoạn phát triển ở mức p > 0,05.

Nhận xét trên được lý giải rằng cá càng nhỏ thì khả năng chịu đựng với các yếu tố môi trường càng kém.

So sánh với các kết quả nghiên cứu trước trên một số đối tượng khác cho thấy, ngưỡng nhiệt độ dưới của cá mè trắng giai đoạn phôi tự do là 8,4 ± 0,8 OC và cá bột là 7,8 ±0,5 OC thấp hơn của cá hường giai đoạn phôi tự do là 11,8 ± 1,4 OC và cá bột là 10,7 ± 1,2 OC, nhưng lại cao hơn so với của cá chép ở cùng giai đoạn tương ứng (5 ± 0,5 O

C và 4,67 ± 0,29 OC). Qua đó cho thấy ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép thấp hơn của cá hường và cá mè trắng ở cả giai đoạn phôi tự do và cá bột.

Vì vậy, cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp hơn cá mè trắng và cá hường.

Mặt khác, ngưỡng nhiệt độ trên của cá hường ở giai đoạn cá hương là 41,2 ± 0,5 (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001) thấp hơn của cá chép ở cùng giai đoạn 41,5 ± 0. Khi so sánh với cá mè trắng giai đoạn cá bột là 37,7 ± 1,5 nhưng vẫn thấp hơn so với ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép ở cùng giai đoạn (41,33 ± 0,29). Điều đó chứng tỏ cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao hơn một số loài cá khác [2].

Từ các kết quả cho thấy cá chép thuộc nhóm cá rộng nhiệt, có khả năng chịu đựng được nhiệt độ trong phạm vi rộng. Phạm vi nhiệt độ đó cũng tăng dần theo giai đoạn phát triển từ phôi tự do đến cá hương. Giai đoạn phôi tự do chỉ thích ứng được với phạm vi nhiệt độ biến đổi hẹp (5 - 40,67 OC) và phạm vi nhiệt độ đó tăng dần, biến đổi rộng hơn ở giai đoạn cá hương (4,5 - 41,5 OC).

4.2.3. Ngưỡng oxy của cá chép

Kết quả xác định ngưỡng oxy

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt đối với thủy sinh vật.

Ngưỡng oxy là hàm lượng oxy trong nước thấp nhất mà cá có thể sống được (đơn vị tính là mg/L hay mL/L).

Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép trong thí nghiệm được thể hiện ở sau:

Bảng 4.5. Kết quả xác định ngƣỡng oxy của cá chép

Lần lặp lại Ngƣỡng oxy của từng giai đoạn phát triển (mg/L) Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

1 1,58 0,78 0,90

2 1,77 1,02 0,71

3 1,58 0,98 0,88

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Qua kết quả nghiên cứu Bảng 4.5 có được nhận xét: Cá chép có ngưỡng oxy giảm dần theo các giai đoạn phát triển, cụ thể các chỉ số có sự khác nhau ở 3 giai đoạn phát triển: phôi tự do (1,64 mg/L) có sự khác biệt nhiều hơn so với cá bột (0,94 mg/L) và cá hương (0,79 mg/L). Khi so sánh kết quả bằng thống kê thì giữa giai đoạn cá bột và cá hương có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p > 0,05.

Ở giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng oxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi tự do và cá bột. Qua kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định trên, giai đoạn phôi tự do có ngưỡng oxy cao nhất (1,64 mg/L) so với giai đoạn cá hương (0,79 mg/L), và chúng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05.

4.2.4. Cường độ hô hấp của cá chép

Kết quả xác định các yếu tố môi trường thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Kết quả cường độ hô hấp

Cường độ hô hấp là lượng oxy mà một đơn vị khối lượng cá đã sử dụng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là mgO2/g.giờ (Đặng Ngọc Thanh, 1974) [8].

Quá trình hô hấp của cá là quá trình lấy O2 và thải ra CO2. Trong suốt thời gian tồn tại cần thiết quá trình hô hấp để sinh sống mà hô hấp thì luôn cần oxy. Do đó, thí nghiệm xác định cường độ hô hấp cá chép được tiến hành và ghi nhận kết quả trong bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả cƣờng độ hô hấp (mgO2/g.giờ)

Lần lặp lại Giai đoạn phát triển

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

1 0,66 0,61 0,49

2 0,77 0,53 0,42

3 0,61 0,48 0,44

TB 0,68a ± 0,08 0,54b ± 0,07 0,45a ± 0,04

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy mức tiêu hao oxy trung bình qua các lần thí nghiệm của cá chép ở các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương lần lượt là: 0,68 mgO2/g.giờ, 0,54 mgO2/g.giờ, 0,45 mgO2/g.giờ.

Cường độ hô hấp của cá chép từ giai đoạn phôi tự do đến cá hương có sự giảm dần tương ứng. Ở các giai đoạn khác nhau thì cường đô hô hấp của cá cũng khác nhau, ở giai đoạn cá nhỏ cường độ hô hấp cao hơn cá lớn và ngược lại. Cụ thể: cá 1 ngày tuổi là 0,68 mgO2/g.giờ đến cá 10 và 30 ngày tuổi thì thấp hơn tương ứng với các giá trị là 0,54 mgO2/g.giờ và 0,45 mgO2/g.giờ. Giá trị cường độ hô hấp thấp nhất ở giai đoạn cá hương là 0,45 mgO2/g.giờ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với cường độ hô hấp giai đoạn cá bột và khác biệt có ý nghĩa thống kê với giai đoạn phôi tự do (p < 0,05).

So với cường độ hô hấp của cá mè trắng giai đoạn cá bột là 0,97 mgO2/g.giờ) thì cường độ hô hấp của cá chép giai đoạn cá bột là thấp hơn (0,54 mgO2/g.giờ).

Qua đó có thể nhận thấy rằng cá chép là loài có lượng tiêu hao oxy thấp, có thể sinh sống ở những nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp, thích hợp sống ở tầng đáy.

4.2.5. Ngưỡng pH của cá chép

Kết quả xác định ngưỡng pH

pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.

pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9.

Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép thu được các kết quả được trình bày như ở bảng sau:

Bảng 4.7. Kết quả xác định ngƣỡng pH của cá chép (mg/l)

Ngƣỡng pH Giai đoạn phát triển

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Ngưỡng trên 9,41 a ± 0,09 (9,51 - 9,33) 9,64a ± 0,12 (9,76 - 9,52) 10,04b ± 0,16 (10,21 - 9,89) Ngưỡng dưới 4,97 a ± 0,13 (5,12 - 4,92) 4,68a ± 0,15 (4,80- 4,51) 4,07c ± 0,10 (4,18 - 3,99)

Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiê, các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Dựa theo Bảng 4.7 kết quả ngưỡng pH trên của cá chép ở giai đoạn phôi tự do là 9,41 ± 0,09, ở giai đoạn cá bột là 9,64 ± 0,12 và ở giai đoạn cá hương là 10,04 ± 0,16. Từ đó cho thấy ngưỡng pH trên của cá chép tăng dần theo giai đoạn cá lớn dần. Khi so sánh thống kê có được sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn phôi tự do và cá bột nhưng giai đoạn cá hương khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 giai đoạn trên (p < 0,05).

4.2.6. Ngưỡng độ mặn

Kết quả xác định ngưỡng độ mặn

Độ mặn được định nghĩa là tổng các chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. Độ mặn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh sản, dinh dưỡng, tỷ lệ sống và di cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2008) [10].

Mỗi loài thủy sinh vật nói chung, chỉ sống ở nơi có nồng độ muối thích hợp. Trong quá trình điều hòa muối ở thủy sinh vật, có thể thấy rằng: nồng độ

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh thái của cá chép v1 giai đoạn phôi, cá bột và cá hương tại trung tâm giống thủy sản hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)