MIỄN?
Đây có thể là nói là chƣơng mà tôi không muốn thảo luận nhất của cuốn sách, bởi vì những thảo luận liên quan đến bệnh lý này vƣợt ngoài khả năng của tôi. Bệnh tự miễn là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sinh ra những kháng thể tấn công lại chính các tế bào và tổ chức của mình. Chủng loại của bệnh lý này rất nhiều, quen thuộc nhất là các bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm thận, cƣờng giáp... cho đến các bệnh lý lạ ít gặp nhƣ viêm động mạch chủ đa phát, viêm tinh hoàn tự miễn. Quả thật là tôi không hiểu cơ thể con ngƣời sao lại vậy? Tại sao hệ miễn dịch của cơ thể lại không nhận biết đƣợc chính mình? Vốn là hệ miễn dịch có tác dụng tiêu diệt các tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập nhƣ virut, vi khuẩn, ngoài ra còn loại bỏ các tế bào lão hóa và chết đi của các tổ chức trong cơ thể. Để làm đƣợc hai điều này, trƣớc tiên hệ miễn dịch phải có khả năng phân biệt đƣợc ta và địch, phải rõ đâu là thứ có lợi, đâu là thứ có hại. Nhƣng năng lực này gần nhƣ từ khi sinh ra hệ miễn dịch đã có sẵn, bởi vì trong bào thai khi hệ miễn dịch hình thành thì năng lực này đã có. Với năng lực bẩm sinh này thật không dễ bị rối loạn. Nếu vần đề chính không ở hệ miễn dịch thì phải tìm nguyên nhân khác từ các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ quan mà một số thành phần của nó không tiếp xúc gì đến hệ miễn dịch, ví dụ nhƣ xƣơng sụn, dịch keo trong tuyến giáp, biểu bì sinh tinh của tinh hoàn, thành phần tế bào trong màng tế bào, đặc biệt là thành phần trong nhân tế bào của tế bào khỏe mạnh. Tất cả những thành phần trên đều không tiếp xúc với hệ miễn dịch. Ngoài ra, tổ chức biểu bì cũng có những nguy hiểm tiềm tàng vì bản thân tế bào biểu bì sẽ tự sản sinh ra các chất không tiếp xúc với hệ miễn dịch mà sẽ trực tiếp thải ra ngoài hoặc vào các cơ quan nội tạng rỗng. Và vì một lý do nào đó, các chất này sẽ tiếp xúc với hệ miễn dịch khiến cho nguy cơ bị nhiễm bệnh tự miễn rất cao. Ví dụ tổn thƣơng bên ngoài sẽ phá vỡ tính liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tinh hoàn khiến cho bộ phận của tinh hoàn vốn trƣớc đây không tiếp xúc với hệ miến dich thì bây giờ tiếp xúc, từ đó dẫn đến hệ miễn dịch sẽ tự động tấn công tinh hoàn, từ đó dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn tự miễn. Khi phân tích nguyên nhân của bệnh cƣờng giáp, giới y học có đƣa ra một thông tin mà tôi cho rằng rất quan trọng, mặc dù họ cũng chẳng thảo luận gì về vấn đề này, chỉ là nói qua loa mà thôi. Thông tin đó là ngƣời mắc bệnh cƣờng giáp trƣớc khi phát bệnh đều có tiền sử tinh thần bất an, lo lắng, kích động. Không đƣợc coi nhẹ những thông tin này, vì tỷ lệ nữ giới bị các bệnh tự miễn cao hơn hơn rất nhiều so với nam giới. Hơn thế nữa những bệnh nhân bị mắc bệnh tự miễn nhƣ lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp thì trƣớc khi mắc bệnh đều có tiền sử bị áp lực tinh thần hoặc bị sốc tinh thần.
Do đó, về nguyên nhân phát bệnh và quá trình sinh bệnh của các bệnh tự miễn cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, không biết là tổn thƣơng xảy ra trƣớc rồi dẫn đến hệ miễn dịch bị tổn thƣơng, hay là hệ miễn dịch bị rối loạn trƣớc rồi mới dẫn đến những tổn thƣơng tự miễn của các tổ chức. Càng tranh luận nhƣ vậy tôi càng thấy mình bất lực. Vì thế chúng ta hãy đổi sang nội dung khác, là các bệnh tự miễn này sẽ dẫn đến
Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 95
những tổn thƣơng gì, có biện pháp giải quyết hay không? Nhƣ thế vấn đề đặt ra sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bởi lẽ hầu nhƣ các bệnh tự miễn đều xuất phát từ những tổn thƣơng của triệu chứng viêm mạch. Diễn biến bệnh nhƣ vậy đối với y học hiện đại thì không khó khăn trong việc chữa trị. Bởi vì các chất dinh dƣỡng, đặc biệt là protein, B, C, Ca đều là những dƣỡng chất rất hiệu quả trong việc cải thiện và bảo vệ mạch máu, từ đó nhanh chóng giảm chứng viêm mạch. Ngoài ra dinh dƣỡng còn giúp hệ miễn dịch đƣợc hoạt động bình thƣờng, nhanh chóng phong tỏa các kháng nguyên rất có khả năng phát tác mà hệ miễn dịch không tiếp xúc đến đƣợc. Vì vậy, cho dù không biết rõ nguyên nhân gây bệnh tự miễn và cơ chế phát bệnh nhƣng chúng ta vẫn có cách để điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 96
CHƢƠNG 13