NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT (CẢM CÚM, VIÊM GAN )

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng học bị thất truyền (Trang 78)

TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT (CẢM CÚM, VIÊM GAN...)

Viêm gan ngoài vấn đề về chức năng chuyển hóa của gan ra thì hay gặp nhất các bệnh lý về gan, hậu quả rất nặng nề. Bởi vì bệnh này có tính lây nhiễm. Ví dụ viêm gan B thì thƣờng là ngƣời nhà bệnh nhân bị lây trƣớc, rất nhiều ngƣời đang ở trong tuổi lao động sung sức đã không còn khả năng làm việc, họ trở thành gánh nặng cho xã hội và gia đình.

Viêm gan có nhiều dạng: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C... và các loại bệnh này đƣợc phân loại theo virut mà ngƣời bệnh nhiễm phải. Nói cách khác, viêm gan là do virut viêm gan gây ra. Khi tôi chuẩn bị tốt nghiệp trƣờng đại học y khoa có ngƣời đã trách cứ tôi là: “Các anh là bác sĩ mà ngu thế, có mỗi cảm cúm thƣờng thôi mà cũng chữa không khỏi”. Tôi nghe xong liền nói với anh ấy một nguyên lý, tôi hỏi: “Theo anh thì đạn viên và đạn đạo cái nào dễ chặn hơn?”. Câu trả lời rất rõ ràng, đƣơng nhiên là đạn đạo, tại sao vậy? Bởi vì đạn đạo rất phức tạp, đạn đạo có hệ thống chỉ dẫn, có hệ thống động lực và có thể tính toán chính xác đƣờng bay của đạn. Chỉ cần can thiệp vào một chi tiết nhỏ nào của hệ thống tấn công đạn đạo đều có thể dẫn đến đƣờng bay đạn đạo bị lệch hƣớng hoặc thất bại. Còn đạn viên thì không thế, kết cấu đạn viên rất đơn giản, khi bắn ra chỉ có một đầu đạn, ngoài lực cản của không khí thì viên đạn không chịu tác động của bất cứ thứ gì khác, do vậy rất khó có thể ngăn chặn đƣợc nó khi đã bắn ra.

Hình 23: So sánh cấu tạo của vi khuẩn và virut

Sự khác biệt giữa vi khuẩn và virut là ở đây, tại sao những bệnh lý do vi khuân gây ra dễ điều trị hơn những bệnh lý do virut gây ra? Đó là vì vi khuẩn phức tạp hơn, vi khuẩn có thành bảo vệ rất dày, bản thân nó có màng tế bào, tế bào chất và nhân (nhiễm sắc thể) (Hình 23). Có rất nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào chất, do vậy thuốc có thể tìm thấy rất nhiều điểm để tấn công, ví dụ thành của tế bào vi khuẩn, chỉ cần dùng thuốc tây tác dụng đến quá trình tổng hợp trên thành tế bào của vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ không thể sống đƣợc. Đây chính là nguyên lý mà chúng ta rất quen thuộc khi sử dụng thuốc kháng sinh amoxicillin. Còn cấu tạo của virut thì quá đơn giản, chỉ

Thành tế bào Màng tế bào Nhiễm sắc thể Tế bào chất Ty thể Màng protein Nhiễm sắc thể

Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 79

là mấy chuỗi DNA, bên ngoài đƣợc bao bọc bởi lớp màng protein. Khi virut bên ngoài cơ thể, nó chẳng có phản ứng gì xảy ra nên không bị cái gì tấn công. Khi virut xâm nhập vào tế bào, nó lợi dụng các vật chất có trong tế bào cơ thể nhƣ các chất dinh dƣỡng, các enzyme, các kết cấu để sinh sôi nảy nở, nó đã hòa nhập vào tế bào cơ thể, trở thành một bộ phận của tế bào, thế nên không thể tấn công virut đƣợc, vì tấn công virut chính là tấn công chính cơ thể chúng ta. Do đó, ngày nay dƣới góc độ lâm sàng thì y học vẫn có những loại thuốc chống virut nhƣng hiệu quả không cao mà lại gây tổn thƣơng cho cơ thể, đặc biệt là tổn thƣơng đến gan. Căn cứ vào cấu tạo của virut và đặc điểm sinh sống của nó, có thể thấy thuốc tây khó có thể khống chế virut. Vậy làm thế nào để chữa trị các bệnh truyền nhiễm do virut gây nên, làm thế nào để đẩy virut ra khỏi cơ thể? Chỉ có một cách hợp lý nhất và cũng là hiệu quả nhất, đó chính là nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, để cơ chế miễn dịch của hệ miễn dịch tự động tiêu diệt virut.

Với mục đích nâng cao sức đề kháng đề chống chọi virut nên chúng ta mới thấy có những ngƣời dùng Y-globulin (gamma-globulin) để phòng chống cảm cúm. Thực ra phƣơng pháp này không hợp lý và thực tế y học lâm sàng có rất nhiều cách chữa trị không hợp lý. Trong dó có trƣờng hợp điển hình là y học đƣa vào cơ thể những chất mà chính cơ thể hoàn toàn có thể tự tổng hợp đƣợc. Trong quá trình điều trị nên theo một nguyên lý đó là hãy để cơ thể tự tổng hợp, tuyệt đối không đi mƣợn những thứ từ bên ngoài để tác động. Ví dụ Y-globulin là protein mà cơ thể hoàn toàn có thể tự sản sinh, hơn nữa tốc độ sinh sản ra chất này rất nhanh, khả năng tổng hợp nên nó là vô hạn, vậy thì theo lý phải để cơ thể tự sản sinh ra. Albumin cũng vậy, y học lâm sàng thƣờng xuyên sử dụng Albumin, mà thực tế có rất nhiều thành phần trong Albumin cơ thể không cần đến, hơn nữa không hợp lý chút nào. Một mặt do lá gan của chúng ta hàng ngày vẫn sản sinh ra đủ lƣợng Albumin, nếu Albumin không đủ, lúc này phải hỗ trợ để gan hoạt động tốt hơn và sản sinh ra nhiều Albumin hơn chứ không phải lấy Albumin từ bên ngoài vào. Mặt khác việc đƣa Albumin từ ngoài cơ thể chỉ là phƣơng pháp tạm thời chứ không phải cách trị tận gốc tình trạng thiếu Albumin trong cơ thể vì làm nhƣ vậy không hồi phục đƣợc khả năng sản sinh Albumin của gan. Việc này giống một ngƣời nghèo, nếu bạn cho họ tiền không giải quyết đƣợc tình trạng nghèo đói của họ, chỉ có cách dạy họ rèn luyện năng lực làm giàu thì mới giúp họ thoát nghèo thực sự. Việc sử dụng các hormone cũng với nguyên lý này. Nếu một chứng bệnh nào đó gây nên do thiếu hormone thì cần phải phục hồi và nâng cao khả năng sản sinh hormone của cơ quan tƣơng ứng (nhƣ tuyến thƣợng thận, tiết tuyến...) chứ không phải lấy từ bên ngoài. Hơn thế, có rất nhiều bệnh không phải do thiếu hormone gây ra nên nếu đƣa hormone vào thì càng vô lý, và tất nhiên cũng không trị đƣợc tận gốc căn bệnh đó.

Muốn nâng cao sức đề kháng, có 2 cách. Một là phƣơng pháp “Nghiện ma túy”, giống nhƣ đi đánh trận, để thắng trận phải có 1000 quân nhƣng bạn chỉ có 10 quân, vậy phải cho họ trích ma túy thì tinh thần mới hƣng phấn nên và sức chiến đấu của họ mới bền bỉ, có thể 1 chấp 100, nhƣ vậy đội quân sẽ có lực lƣợng ngang với đội 1000 quân. Y học áp dụng cách này khi cho ngƣời bệnh sử dụng interferon hoặc thymosin. Nhƣng phƣơng pháp này khá mạo hiểm, chết 1 quân bằng với chết 100 quân, sức chiến đấu sẽ bị giảm nhanh chóng, đánh mãi không thắng. Cách khác là đƣa nguyên liệu vào cơ thể. Chẳng phải bạn đang cần 1000 quân sao, tôi sẽ cho bạn nguyên liệu để tạo 10.000

Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 80

quân giúp tốc độ tạo ra quân nhanh hơn, hơn nữa nguyên liệu dồi dào sẽ giúp quân đủ sức chiến đấu, nhƣ thế khi quân ra trận sẽ yên tâm hơn, tỷ lệ chiến thắng sẽ rất cao. Cung cấp nguyên liệu chính là cung cấp dinh dƣỡng nhƣ vậy sẽ giúp tăng sức đề kháng tốt hơn, giúp hệ miễn dịch có những phản ứng nhanh hơn, nhƣ vậy khả năng đề kháng sẽ mạnh hơn. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều ngƣời bổ sung dinh dƣỡng sau một thời gian thì không thấy bị cảm cúm. Khi virut cúm xâm nhập cơ thể nó đã bị tiêu diệt ngay làm gì còn cơ hội để cơ thể bị cảm cúm. Những ai hay bị cảm cúm là biểu hiện của hệ miễn dịch bị suy giảm.

Điều trị viêm gan cũng với nguyên lý này. Thông qua việc sử dụng dinh dƣỡng giúp tăng sức đề kháng mới là cách làm hợp lý. Sử dụng dinh dƣỡng không những cung cấp nguyên liệu tốt cho hệ miễn dịch sản sinh ra các tế bào và phân tử miễn dịch mà dinh dƣỡng còn giúp phục hồi các chức năng đã bị tổn thƣơng của lá gan. Viêm gan lâu ngày sẽ khiến các tế bào gan bị tổn thƣơng, rất nhiều tế bào gan sẽ bị chết, những tế bào còn sống sót thì môi trƣờng xung quanh nó cũng đã bị phá hủy rất nhiều, chức năng gan bị giảm sút trầm trọng. Khi chức năng gan giảm sút, ví dụ khả năng giải độc của gan bị kém đi cũng sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm theo. Dinh dƣỡng có thể phục hồi chức năng gan, cứu sống các tế bào gan sắp chết và cải thiện môi trƣờng sống cho các tế bào gan, nhƣ vậy sẽ giúp cơ thể ngƣời bệnh nâng cao sức đề kháng chống chọi với bệnh. Nhƣng sử dụng những dinh dƣỡng gì để điều trị viêm gan cũng là một nội dung cần phải nghiên cứu sâu hơn. Bởi lẽ không phải ngƣời bệnh nào uống dinh dƣỡng cũng điều trị đƣợc bệnh viêm gan ngay trong thời gian ngắn. Hiệu quả điều trị có liên quan đến hệ miễn dịch, loại viêm gan virut và mức độ tổn thƣơng của gan mà ngƣời bệnh mắc phải. Hơn nữa, nó cũng liên quan đến phác đồ dinh dƣỡng mà ngƣời bệnh áp dụng. Nhƣng sau khi sử dụng dinh dƣỡng, cho dù trong thời gian ngắn gan chƣa cải thiện đƣợc rõ rệt nhƣng dinh dƣỡng cũng đã góp phần không cho bệnh nặng hơn nhƣ xơ gan và ung thƣ gan.

Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 81

CHƢƠNG 10

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng học bị thất truyền (Trang 78)