7. Giả thuyết khoa học
3.2 Tổ chức quá trình thực nghiệm
3.1.1 Chuẩn bị thực nghiệm
3.1.1.1 Lựa chọn địa điểm thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm, tác giả chọn trường tiểu học Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La và trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La làm địa điểm thực nghiệm.
Trường tiểu học thị trấn Thuận Châu nằm trên địa bàn huyện Thuận Châu, cách trung tâm thành phố Sơn La 30 km. Đây là một trường có học sinh là con em của nhiều thành phần dân tộc. Học sinh là con em của các dân tộc thiểu số như dân tộc H'mông, dân tộc Thái chiếm tỉ lệ khá đông so với số HS là con em dân tộc Kinh. Học sinh nơi đây đa số là con em các gia đình nông dân, lao động tự do, một số ít các em thuộc gia đình công nhân viên chức. Do vậy đời sống của các em còn gặp nhiều khó khăn. Khác với các bạn cùng tuổi ở những nơi có điều kiện, ngoài giờ học trên lớp các em còn phải dành thời gian để phụ giúp công việc nhà cho bố mẹ, thậm chí những em học sinh là dân tộc Thái, H'mông còn phải lên nương lên rẫy để bẻ ngô, tỉa bắp, cắt lúa, chăn trâu, kiếm củi, .... giúp bố mẹ. Có những em nhà ở xa trường học, không về nhà hàng ngày được, phải ở trọ gần trường, tự chăm sóc, vệ sinh, tự học,.... Đến cuối tuần lại về trên bản để phụ giúp bố mẹ. Nhưng chính điều đó đã đem lại cho các em khả năng tự lập vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. Những khó khăn, vất vả trong lao động đã giúp các em có được những trải nghiệm cuộc sống cũng như sự gắn bó kỳ diệu, tình yêu tha thiết với thiên nhiên vạn vật và hơn nữa là một đời sống nội tâm phong phú.
Trường tiểu học Quyết Thắng là một trong những trường thuộc trung tâm thành phố Sơn La. Số HS là con em các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ ít hơn nhiều so với trường tiểu học thị trấn Thuận Châu. Học sinh nơi đây phần đông là con em các gia đình công nhân, viên chức và cán bộ, một số ít học sinh là con em của gia đình lao động tự do. Các em có một cuộc sống đầy đủ, được học tập, vui chơi không phải lao động giúp bố mẹ như các bạn học sinh trường tiểu học thị trấn Thuận Châu. Thay vì phải lên nương giúp cha mẹ cuối tuần, các em được bố mẹ và người thân đưa đi đến những nơi vui chơi của lứa tuổi, được đi thăm thú, biết thêm rất nhiều điều hay, cái mới trong cuộc sống.
Bên cạnh sự khác nhau về đặc điểm đời sống của học sinh, hai trường này còn có sự khác nhau về quy mô, điều kiện vật chất, trang thiết bị dạy học. Sự khác biệt đó được thể hiện cụ thể như sau:
Trường Số GV Số HS Số HSDTTS Cơ sở vật chất Tiểu học TT Thuận Châu 20 350 100 Còn thiếu thốn, nghèo nàn Tiểu học Quyết Thắng
30 472 10 Đầy đủ, hiện đại
Riêng về số lượng GV, trường tiểu học thị trấn Thuận Châu có số GV ít hơn trường tiểu học Quyết Thắng. Tuy nhiên đội ngũ GV ở cả hai trường đều là các thầy cô có trình độ sư phạm từ cao đẳng trở lên. Các thầy cô phụ trách giảng dạy khối lớp 4 đều là các thầy cô có kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp, có những thầy cô có thâm niên công tác cao trong trường.
Trong công tác giảng dạy và học tập, trường tiểu học thị trấn Thuận Châu và trường tiểu học Quyết Thắng còn có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Đối với trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, do có nhiều học sinh là con em các dân tộc thiểu số nên việc dạy tiếng Việt nói chung, dạy học tập làm văn nói riêng có những khó khăn riêng. Có những em đã là học sinh lớp bốn nhưng vốn từ bằng tiếng Việt của các em còn rất hạn chế. Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp trong lớp học, trong cuộc sống của các em còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, khi học các tiết tiếng Việt các em tỏ ra không hào hứng. Đặc biệt trong học viết văn miêu tả, khi viết bài các em không đủ từ ngữ để miêu tả đối tượng cần miêu tả. Thậm chí có những trường hợp các em hiểu bài và có ý định so sánh khá phong phú nhưng vì không có từ miêu tả bằng tiếng Việt nên diễn đạt lan man. Với những trường hợp này, GV phải kỳ công giảng giải hoặc nhờ em HS cùng dân tộc với em HS đó nói lại bằng
tiếng Việt. Đây là vấn đề dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc như thế nào cho hiệu quả. Các trường tiểu học ở Sơn La vẫn đang dành nhiều thời gian, công sức quan tâm giải quyết vấn đề này. Trong luận văn, chúng tôi chỉ chú ý đến việc giúp học sinh dân tộc sử dụng hiệu quả vốn tiếng Việt vào quá trình viết bài văn miêu tả.
Đối với trường tiểu học Quyết Thắng, số HS là con em các dân tộc thiểu số ít hơn nhiều nên việc dạy học cũng thuận lợi hơn. Trong các giờ tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, các em học nhanh hơn, tiếp thu nhanh hơn so với các bạn trường tiểu học thị trấn Thuận Châu. Nhưng đến học phần viết văn miêu tả, mặc dù có những thuận lợi hơn về mặt năng lực ngôn ngữ so với các bạn trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, nhưng học sinh ở đây vẫn lúng túng trong giờ học cũng như trong các giờ viết bài. So sánh bài làm của học sinh hai trường chúng tôi nhận thấy các vấn đề các em gặp phải và những tồn tại trong bài viết của học sinh hai trường là như nhau. Khả năng viết văn của HS còn chưa đạt yêu cầu.
Dựa trên những đặc điểm và những thuận lợi, khó khăn của từng trường, chúng tôi chọn hai trường này làm địa điểm dạy học thực nghiệm và đối chứng nhằm kiểm tra đối chiếu khả năng tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của các đối tượng học sinh khác nhau sẽ cho kết quả thế nào. Từ đó, để chúng tôi có thêm những nhận xét, kết luận về tính khả thi của những đề xuất dạy học trong chương 2 đối với các trường ở các vùng khác nhau trong một tỉnh.
3.1.1.2 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm được chọn là học sinh tiểu học khối lớp 4. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn ở mỗi trường như sau:
Trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Tiểu học TT Thuận Châu 5A 4B
Tiểu học Quyết Thắng 5A 4C
Ở trường tiểu học thị trấn Thuận Châu, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có số HS tương đương nhau (lớp 5A có 30 HS, lớp 4B có 31 HS). Bên cạnh đó, HS các lớp này còn tương đương nhau về trình độ nhận thức, số học sinh DTTS (lớp 5A có 7 em là học sinh DTTS), lớp 4B có 9 em là học sinh DTTS).
Ở trường tiểu học Quyết Thắng, số HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau (lớp 5A có 33 HS, lớp 4C có 32 HS). Số học sinh là con em dân tộc thiểu số ở trường này ít hơn đáng kể so với trường tiểu học thị trấn Thuận Châu. Cụ thể, lớp 5A có 1 em là HSDTTS, lớp 4C có 2 em là HSDTTS.
Ở lớp thực nghiệm, GV sẽ dạy bằng giáo án được thiết kế có sử dụng các hệ thống bài tập mà tác giả đề xuất. Ở lớp đối chứng, GV dạy học theo giáo án và phương pháp dạy học thông thường vẫn sử dụng hàng ngày.
3.1.1.3 Thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành quá trình thực nghiệm trong hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: dạy học đối chứng
Tuần 14 (từ ngày 06 đến ngày 13/12/2011) Tuần 26 (từ ngày 28/3 đến ngày 06/04/2012) + Giai đoạn 2: dạy học thực nghiệm
Tuần 10 (từ ngày 07 đến ngày 14/11/2012).
3.1.1.4 Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh
Nhằm mục đích so sánh, đánh giá tâm lý, hứng thú, nhu cầu của HS với các giờ học tập làm văn miêu tả sau khi được các thầy cô dạy thực nghiệm cũng như những khó khăn mà các em còn gặp phải, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát qua phiếu thăm dò ý kiến học sinh (phụ lục 5).
Trên tinh thần chung của quá trình thực nghiệm, căn cứ vào các bài, tiết dạy đã được lựa chọn dạy học đối chứng, chúng tôi tiến hành soạn giáo án cho mỗi bài để tiến hành dạy thực nghiệm cho cả trường tiểu học thị trấn Thuận Châu và trường tiểu học Quyết Thắng. Cụ thể:
Tuần 14, tiết 2, bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật Tuần 26, tiết 2, bài: Luyện tập miêu tả cây cối
3.1.2 Mô tả các giai đoạn tiến hành thực nghiệm
3.2.2.1 Các bước tiến hành dạy học thực nghiệm
Bước 1: Dạy học đối chứng.
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá năng lực, nhận thức, kỹ năng của HS sau dạy học đối chứng qua hệ thống phiếu đo nghiệm (phiếu bài tập, phụ lục 4).
Bước 3: Đánh giá nhu cầu, hứng thú của HS với tập làm văn miêu tả sau khi dạy học đối chứng (phụ lục 5)
Bước 4: Dạy học thực nghiệm.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá năng lực, nhận thức, kỹ năng của HS sau khi được học các tiết thực nghiệm theo giáo án thực nghiệm qua hệ thống phiếu đo nghiệm (các phiếu bài tập, phụ lục 4).
Bước 6: Đánh giá nhu cầu, hứng thú của HS với tập làm văn miêu tả sau khi dạy học thực nghiệm theo giáo án thực nghiệm (phụ lục 5).
Bước 7: Tổng hợp đánh giá, so sánh nhu cầu, hứng thú của HS với tập làm văn miêu tả trước và sau khi thực nghiệm, đối chứng.
3.2.2.2 Mô tả tiết dạy học đối chứng (giáo án trong phụ lục 3) 3.2.2.3 Dạy học thực nghiệm: 3.2.2.3 Dạy học thực nghiệm:
Bài 1: Tên bài dạy: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (Tiếng Việt
4. Tập 1, trang 143).
I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả đồ vật (gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận).
- Các kiểu mở bài (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp), các kiểu kết luận (tự nhiên và mở rộng).
- Trình tự miêu tả trong phần thân bài.
* Về kĩ năng:
- Vận dụng phân tích cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
- Vận dụng viết được đoạn mở bài (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp), đoạn kết luận (tự nhiên và mở rộng).
- Vận dụng viết đoạn thân bài, miêu tả đồ vật theo trình tự quan sát nhất định.
- Rèn kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng viết văn. * Về tình cảm, thái độ:
- HS có ý thức bảo vệ đồ vật xung quanh mình. - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng của GV:
Tranh (ảnh) minh họa cái cối xay trang 144, SGK, phiếu học tập nhóm, phiếu bài tập cá nhân.
Sách giáo khoa, bút, thước,...
- Đồ dùng của HS: Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước,...
III. Dự kiến các phƣơng pháp dạy học.
- Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
IV. Hoạt động dạy _ học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mình quan sát được?; HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS trả lời: câu văn của bạn miêu tả điều gì? nhận xét bài, hoàn thiện bài làm trên bảng.
- Yêu cầu HS khác nêu miệng, câu văn miêu tả của mình.
- GV nhận xét câu văn HS nêu miệng ngay sau khi HS đọc. - GV nhận xét, cho điểm HS. GV nhận xét việc học bài cũ của HS.
3 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mình quan sát được; HS dưới lớp làm vào vở.
HS trả lời, nhận xét, sửa chữa.
HS nêu miệng.
HS lắng nghe.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
Tiết Tập làm văn hôm trước các em đã biết thế nào là miêu tả. Vậy khi làm một bài văn miêu tả thì cấu tạo của bài văn đó gồm mấy phần, là những phần nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
2. Nội dung chính: I. Nhận xét
Bài 1: Gọi 1 HS đọc toàn bộ nội
dung bài 1.
- Gọi 1 HS đọc phần giải nghĩa trong SGK.
a. Bài văn tả cái gì?
- GV treo tranh (ảnh) minh họa. Yêu cầu HS quan sát tranh (ảnh) minh họa. GV giới thiệu:
Trước đây, khi ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay xát như hiện nay, bà con nông dân phải dùng chiếc cối bằng tre để xay lúa. Một số gia đình nông thôn ở miền bắc và miền trung vẫn còn sử dụng chiếc cối tre này để xay lúa.
b. Tìm các phần mở bài, kết bài? Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài 1.
- HS đọc phần giải nghĩa.
+ Tả cái cối xay gạo bằng tre. - HS quan sát tranh, nghe GV giới thiệu.
+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh
xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống"- giới
thiệu cái cối xay lúa.
+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng
như những đồ dùng..…từng bước chân anh đi…”.- Phần này nêu kết
thúc của bài văn: tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn
=> GV chốt:
Phần mở bài: giới thiệu đồ vật
được miêu tả: cái cối tân bằng tre. Phần kết bài:nói lên tình cảm, sự gắn bó thân thiết của đồ vật với bạn nhỏ.
c. Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
+ Mở bài trực tiếp là như thế nào? + Thế nào là kết bài mở rộng? Như vậy, cách mở bài, kết luận của bài văn Cái cối tân giống cách mở bài trực tiếp và cách kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- GV chốt lại câu trả lời đúng: tác giả miêu tả cái cối theo trình tự từ bên ngoài vào bên trong:
Bên ngoài: cái vành, cái áo, hai cái
nhỏ.
+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Là giới thiệu ngay cái cối tân. + Là bình luận thêm về đồ vật.
- Tả hình dáng cái cối theo trình tự: + Tả cái vành đến cái áo
+ Tả hai cái tai đến lỗ tai
+ Tả hai hàm răng cối đến cái dăm cối
+ Tả cần cối đi từ đầu cần đến cái chốt, đến dây thừng buộc cần. - HS nghe.
tai.
Bên trong: hai hàm răng, cái chốt, cái thừng.
Phân tích: Như vậy ta thấy tác giả miêu tả cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Rồi sau đó tác giả nêu công dụng của cái cối: dùng xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
=> GV giảng: Để miêu tả cái cối,
tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh: chật như nêm cối, cái chốt
bằng tre mà rắn như đanh; biện
pháp nhân hóa: cái tai tỉnh táo để
nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua…tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói…Tác giả đã
quan sát cai cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy, với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.
Qua bài tập 1 chúng ta đã biết sự vật miêu tả ở đây là cái cối xay bằng tre, sự vật quen thuộc, gắn bó với cuộc sống hàng ngày với tác giả. Vậy khi tả đồ vật chúng ta cần tả những gì? Cô trò ta cùng đi tìm hiểu trong bài tập 2.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Sau khi chọn được đồ vật để tả rồi, chúng ta cần tả những gì?
+ Tả theo trình tự như thế nào?
=> Muốn tả đồ vật ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ