Tổng quát về biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 63)

7. Giả thuyết khoa học

2.2.3.1.Tổng quát về biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học

quan điểm giao tiếp

2.2.3.1. Tổng quát về biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh Tiểu học theo quan điểm giao tiếp Tiểu học theo quan điểm giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động trao đổi tư tưởng tình cảm, cảm xúc,…. nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác …. giữa các thành viên trong xã hội.

Trong giao tiếp con người sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau: cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu, âm thanh, màu sắc,….. trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất và hữu dụng nhất. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai dạng: dạng nói (nghe nói) và viết (đọc viết). Sản phẩm của hoạt động giao tiếp bao gồm văn bản nói và văn bản viết. Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: sản sinh (tạo lập) văn bản và lĩnh hội (tiếp nhận) văn bản. Đề tài nghiên cứu của luận văn giới hạn trong nhiệm vụ xác định các biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng viết văn miêu tả. Viết văn là giao tiếp với người đọc bằng ngôn ngữ dạng viết.

Muốn thực hiện các cuộc giao tiếp, học sinh phải hiểu rõ các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp gồm 5 nhân tố sau:

+ Nhân vật giao tiếp (NVGT): là người tham gia vào giao tiếp gồm người phát (người nói/ viết) và người nhận (người nghe/ đọc). Xác định được nhân vật giao tiếp nghĩa là trả lời cho câu hỏi ai nói/ viết? nói với ai/ viết cho ai?

+ Hoàn cảnh giao tiếp: hoạt động giao tiếp được diễn ra trong hoàn cảnh nào, trong tình huống nào, khi nào, ở đâu, có sự việc gì?

+ Mục đích giao tiếp (MĐGT): là các tác động về nhận thức, tình cảm và hành động. Mục đích giao tiếp trả lời cho câu hỏi nói/ viết để làm gì?

+ Nội dung giao tiếp: là phạm vi hiện thực được nói tới. Nghĩa là cuộc giao tiếp nói đến cái gì/ nói về cái gì? (sự vật/ sự việc/ ai/ con vật gì? Đối tượng đó thế nào? Tâm trạng, cảm xúc ra sao?). Trình tự của bài nói hoặc viết

+ Phương thức giao tiếp: là ngôn ngữ giao tiếp _ tiếng Việt (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Nói, viết theo phương thức tả hay kể hay biểu cảm, bằng biện pháp nhân hóa hay so sánh.

Như vậy trong hoạt động giao tiếp, để có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ người tham gia giao tiếp (người phát và người nhận) buộc phải làm chủ 5

nhân tố giao tiếp dù tạo lập văn bản ở dạng nói hay dạng viết và tiếp nhận văn bản theo hình thức nghe hay đọc.

Theo hoạt động giao tiếp thì TLV chính là một hoạt động thuộc giai đoạn sản sinh, tạo lập lời nói. Đó là quá trình đi từ ý đến lời, là quá trình chuyển từ nội dung ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực tinh thần sang hình thức vật chất thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Trong Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, muốn tạo lập được một bài văn, tạo lập ra lời nói, trước hết HS phải chuẩn bị tốt nội dung. Không có nội dung các em không thể có được lời nói. Hệ thống nội dung này sẽ được bộc lộ qua hệ thống ngôn từ là những từ, câu văn giàu hình ảnh, âm thanh,... để tạo nên màu sắc nghệ thuật cho bài văn miêu tả. Do vậy, song song với đó HS phải có vốn ngôn ngữ nhất định đủ để mã hóa những nội dung cần cho một bài văn miêu tả. Đảm bảo được điều này yêu cầu GV cần phải chú ý ngay từ khâu rèn kỹ năng bộ phận cho HS.

Hai phương pháp dạy học tập làm văn đã được trình bày ở trên gồm

phương pháp chọn mẫu, phân tích mẫu, thực hành theo mẫu và phương pháp tạo lập văn bản theo cơ chế 4 bước, đều tập trung rèn cho học sinh rất kỹ,

cách xác định nội dung cho bài văn, cách tổ chức bài văn, cách viết từng đoạn văn… Còn cách giao tiếp trong bài văn, phải xác định ai viết, viết cho ai, viết trong tình huống nào, viết vì mục đích gì thì cả hai phương pháp đó đều chưa quan tâm đầy đủ.

Phương pháp dạy tập làm văn theo quan điểm giao tiếp sẽ chú ý hướng dẫn cho học sinh cách cá thể hóa đề văn, chuyển đề văn chung thành đề bài riêng của mỗi em. Vì vậy, trước khi làm bài văn miêu tả, GV cần hướng dẫn các em trong bước định hướng, xác định các nhân tố trong giao tiếp. Cụ thể như sau:

+ Nhân vật giao tiếp: là người thực hiện viết bài văn miêu tả và người đọc bài văn miêu tả ấy. GV cần hướng dẫn, gợi ý cho các em biết cách giả định về nhân vật giao tiếp (người nghe/ đọc và người nói/ viết).

Thông thường người thực hiện bài viết là chính các em HS. Tuy nhiên để bài văn phong phú về giọng điệu, GV nên khuyến khích các em mạnh dạn thay đổi vai tả, chẳng hạn như: tả một cây bàng trong vai bác bảo vệ, tả cây lúa, nương ngô trong vai người nông dân, tả cái bảng của lớp học theo lời người thầy giáo,.... Người đọc bài văn miêu tả có khi là ông bà, có khi là người bố đang công tác ở xa, có khi là một người bạn cũ đã chuyển trường,… Khi xác định được NVGT tức là HS đã thể hiện được cái tôi trong bài văn miêu tả của mình. Đây là điều rất quan trọng trong mỗi bài văn bởi nó sẽ làm cho sản phẩm của các em được cá thể hóa, mang màu sắc cá nhân của từng HS.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: HS xác định việc miêu tả về đối tượng đó diễn ra trong hoàn cảnh nào, tình huống nào?, ví dụ: đầu năm học mới (tả cái áo, cái cặp, tả cái bàn học ở nhà, tả cái bảng trên lớp), khi mùa xuân sắp đến (tả cây hoa ban),... Phần này GV có thể hướng dẫn các em giới thiệu ngay trong phần mở bài hoặc phần đầu của thân bài. Có hoàn cảnh, tình huống giới thiệu đối tượng miêu tả thì bài làm của các em sẽ cụ thể hơn.

+ Mục đích giao tiếp: GV hướng dẫn cho các em xác định: miêu tả đối tượng, sự vật đó để làm gì? (để thông báo, khoe, kể với bạn bè, người thân,...). Có mục đích viết cụ thể sẽ giúp cho bài văn của các em có cảm xúc, lời văn hiện ra tự nhiên hơn.

+ Nội dung giao tiếp: Có thể coi đây là nội dung quan trọng, phần chính của cuộc giao tiếp (của bài văn). Do vậy GV cần giúp HS xác định rõ nội dung: bài văn của các em miêu tả về cái gì? Sự vật nào? (đồ vật, cây cối hay con vật). Đó là đối tượng tĩnh hay động?. Trong phần này HS cần giúp người đọc, người nghe thấy được đối tượng miêu tả thông qua việc miêu tả

làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng ấy. Nếu là đối tượng động khi miêu tả cần chú ý thêm tới đặc điểm về di chuyển, các thói quen sinh hoạt,... Các đặc điểm tính chất này cần được lựa chọn, sắp xếp theo một trình tự nhất định.

+ Phương thức giao tiếp: Đây là phương tiện, là nguyên liệu để giúp các em thực hiện "cuộc giao tiếp miêu tả". Để có thể thông báo, miêu tả, khoe với bạn bè, người thân về sự vật nào đó các em phải biết tả kết hợp với kể, với nêu cảm nghĩ, các em phải biết sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh, làm cho đối tượng miêu tả sống động, sinh động, đẹp hơn. Bằng hệ thống ngôn từ, hình ảnh,... các em vật chất hóa toàn bộ nội dung của "cuộc giao tiếp".

Dạy học viết văn miêu tả từ trước tới nay đã bắt đầu vận dụng quan điểm giao tiếp, song người dạy mới chỉ tập trung vào các yếu tố nội dung giao tiếp, phương thức giao tiếp mà chưa chú ý tới nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp và tình huống giao tiếp. Hiểu được vai trò của từng nhân tố giao tiếp, GV cần vận dụng khai thác tất cả các nhân tố để bài làm của học sinh được trọn vẹn hơn, phong phú hơn về cả nội dung và hình thức.

Tuy nhiên khi hướng dẫn các em làm bài, GV cần lưu ý văn bản mà các em cần tạo ra là văn bản văn có giá trị nghệ thuật thẩm mỹ. Do vậy, trong bài làm của mình ngoài việc thể hiện chân thực, khách quan, sinh động đối tượng miêu tả các em còn phải thể hiện được chất văn. Đó không chỉ là cái hay cái đẹp trong ngôn từ, hình ảnh, cách diễn đạt mà còn thể hiện ở tình cảm, thái độ, nghĩ suy thậm chí là cả những bình phẩm của mình trong đó. Dạy học tập làm văn miêu tả theo quan điểm giao tiếp sẽ phải chú ý rèn cho học sinh biết cách cá thể hóa đề bài, chuyển từ đề bài chung thành đề bài riêng với những quan hệ giao tiếp cụ thể, với mục đích giao tiếp cụ thể. Điều đó giúp cho bài văn của các em chặt chẽ, logic và linh hoạt, phong phú trong giọng điệu khi miêu tả.

Như vậy, biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp giúp các em thể hiện đối tượng miêu tả một cách chân thực, khách quan sinh động đồng thời thể hiện được phần chủ quan của HS. Người đọc thấy được suy nghĩ, cảm xúc của người viết, từ đó cảm nhận được ý nghĩa, giá trị của bài văn miêu tả. Đây thực sự là điểm mới, là bài học rất cần thiết cho những học sinh khi miêu tả chỉ biết liệt kê, kể lể. Đồng thời qua đó cũng đẩy mạnh thực hành ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng theo quan điểm giao tiếp. Điêu này sẽ tạo ra chất lượng mới cho bài tập làm văn của học sinh.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 63)