Bài tập chữa lỗi sai về hình ảnh so sánh, dùng từ

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 75)

7. Giả thuyết khoa học

2.2.4.1 Bài tập chữa lỗi sai về hình ảnh so sánh, dùng từ

* Miêu tả đồ vật:

"Bàn có bốn chân chắc khỏe như cái chân con trâu nhà em." (miêu tả cái bàn học ở nhà).

- Trong câu văn trên, tác giả so sánh sự vững chắc của chân bàn với cái gì? - Từ "cái chân" trong câu văn đã phù hợp chưa? Em hãy thay bằng từ khác cho phù hợp.

"Túi được mẹ khâu cẩn thận bằng những sợi chỉ nhiều màu. Quai xách

là hai băng vải nhỏ nhưng chắc, được viền bằng sợi chỉ màu vàng như màu áo của em." (miêu tả cái túi sách).

- Bạn nhỏ miêu tả quai xách của túi như thế nào? Có màu gì?

- Hình ảnh so sánh "sợi chỉ màu vàng như màu áo của em" đã đúng và hay chưa? Em hãy so sánh lại màu vàng của sợi chỉ cho hay.

"Cái bút chì của em to bằng cái thước".

- Hình ảnh so sánh này đã phù hợp chưa? Em hãy viết lại câu văn này sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp hơn.

"Phía trước của cặp có hai cái mở rất tiện lợi và đẹp". (miêu tả cái khóa cặp). - Bạn dùng từ "cái mở" đã đúng chưa? Em hãy giúp bạn thay bằng từ khác cho đúng.

"Loài hoa bạn thích là hoa gì? Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay chị

Phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em thích nhất là hoa hồng".

- Bạn nhỏ đã rất sáng tạo, dùng những câu hỏi để viết phần mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng. Tuy nhiên, trong câu hỏi bạn đã hỏi "bạn", và xưng là "em". Cách xưng hô này đã phù hợp chưa?

- Cặp từ xưng hô đó có thể thay bằng những cặp từ xưng hô nào? Em hãy giúp bạn đổi lại cặp từ xưng hô cho hay.

"Cành cây xù xì như con rắn". (miêu tả cây cho bóng mát)

- Theo em, có thể miêu tả cành của cây cho bóng mát như thế nào? (nhiều hay ít? Các cành ấy to hay nhỏ, thẳng tắp hay xòe rộng tạo thành tán? Trông như thế nào?).

- Từ "xù xì" bạn dùng để miêu tả cành cây đã đúng chưa?

- Ta có thể thay từ "xù xì" bằng từ nào để so sánh cành cây với con rắn? "Thân tre rắn chắc như một anh chàng lực sĩ vậy. Thân tre rất to, to

bằng bắp đùi em".

- Hai câu văn trên được sắp xếp như vậy đã hợp lí chưa?

- Em hãy diễn đạt lại câu văn "Thân tre rất to, to bằng bắp đùi em" cho phù hợp và hay hơn.

"Cây tre có rất nhiều ích lợi. Cây để làm những đôi đũa ăn cơm, để làm

nhà, để cho mọi người ngồi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt nhọc trên đồng ruộng".

- Trong phần kết luận trên bạn nhỏ đã nói về lợi ích của cây tre để kết thúc bài viết. Hãy liệt kê các ích lợi của cây tre với đời sống của con người.

- Từ "cây" trong câu văn thứ hai nên thay bằng từ nào cho hay và phù hợp?

* Miêu tả con vật:

- Trong câu văn trên, bạn nhỏ đã miêu tả bộ phận nào của chú mèo? Cái đuôi đó được miêu tả thế nào?

- Bạn so sánh cái đuôi chú mèo với cái chổi xể đã phù hợp chưa?

- Theo em, cái đuôi chú mèo to hay nhỏ? Trông như thế nào? Em hãy giúp bạn viết lại câu văn so sánh ấy.

"Bốn chân trâu chắc khỏe như cây sung đầu bản".

"Đôi mắt hiền từ của Mi Mi ngày nào giờ đã long lên sòng sọc." (tả

đôi mắt chú mèo lúc bắt chuột trong bài văn tả con mèo nhà em). Chú mèo Mi Mi có đôi mắt thế nào?

- Từ "ngày nào" trong câu văn đã đúng chưa? Vì sao? Em hãy giúp bạn sửa lại bằng từ khác cho hay hơn.

- Khi nhìn thấy lũ chuột, đôi mắt của Mi Mi thế nào? Bạn dùng từ "long

lên sòng sọc" có phù hợp cói đôi mắt hiền từ của chú mèo không? Em hãy

giúp bạn dùng từ khác cho câu văn hay hơn.

"Hai mắt con trâu to bằng hai viên đá em nhặt được ven suối". - Bộ phận của chú trâu được so sánh ở đây là bộ phận nào? - Theo em, hai mắt của chú trâu to hay nhỏ?

- Viên đá ven suối là loại đá to hay nhỏ? Vậy hình ảnh "viên đá nhặt

ven suối" đã cụ thể chưa? Đã phù hợp chưa?

- Bạn dùng từ "con trâu" như vậy đã hay chưa? Em thử thay đổi từ

"con trâu" bằng các từ gọi thân mật khác xem sao? 2.2.4.2 Bài tập chữa lỗi sai về cách diễn đạt

1. Trong bài văn miêu tả cây tre, có bạn đã viết:

"Dù không còn sống ở vùng quê nhưng em vẫn yêu quý hàng tre ở quê em cùng với lũ bạn mỗi trưa hè nóng bức ngồi dưới gốc tre nghe tiếng kêu vi vu của gió thổi đúng thật là êm dịu".

- Câu văn trên nói về điều gì? Em hãy tách câu văn trên ra làm hai câu cho rõ ý hơn.

2. Trong một bài văn tả chiếc cặp, một bạn đã viết phần mở bài và kết luận như sau:

+ Mở bài: " Nhà em không rộng nhưng bố mẹ vẫn dành riêng cho em một góc học tập thật đẹp. Nơi đó để chiếc cặp mà em rất yêu quý là do bố em

mua ngày sinh nhật của em".

+ Kết luận: "Kể từ nay cặp sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong

học tập. Mỗi khi đi học về em sẽ cất cặp đúng nơi quy định để cặp được dùng bền lâu. Em yêu quý chiếc cặp này lắm".

- Trong phần mở bài, câu văn "Nơi đó để chiếc cặp mà em rất yêu quý

là do bố em mua ngày sinh nhật của em" đã nói lên điều gì? Em hãy viết lại

câu văn trên bằng hai câu để người đọc hiểu rõ hơn.

- Sắp xếp lại các câu trong đoạn kết luận cho phù hợp. 3. Trong bài văn mêu tả cái cặp, một bạn đã viết:

"Ở giữa cặp có chữ LET’S GO và một chú mèo, quả bóng bay".(miêu tả

cái cặp).

- Theo em, chữ LET’S GO đó là ở mặt trước hay mặt sau của cặp? Bằng lời văn của mình, em hãy diễn đạt lại câu văn trên cho cụ thể và hay hơn.

4. Đọc câu văn sau:

"Mỗi khi cất tiếng gáy chú lại vỗ cánh phành phạch, có những lúc chú

lại dùng đôi cánh ấy để bay đấy, cái đuôi của chú có một túm lông cong cong nhiều màu sắc hình cầu vồng thật đẹp". (miêu tả chú gà trống).

- Em hãy ghi lại những bộ phận được miêu tả của chú gà trống trong câu văn trên?

- Theo em, trước khi gáy, chú gà thường làm gì? Ý "Mỗi khi cất tiếng gáy chú lại vỗ cánh phành phạch" đã đúng với thực tế chưa? Em hãy diễn đạt lại ý văn đó cho phù hợp.

- Diễn đạt lại câu văn trên bằng những câu văn ngắn khác cho rõ ràng, dễ hiểu.

2.2.4.3 Bài tập chữa lỗi sai về trình tự quan sát

1. Đọc kỹ đoạn văn sau:

"Em đặt tên cho bé là LiLi. LiLi xinh và đáng yêu lắm. Bé có bộ tóc

vàng óng ả như tia nắng, và được cài một chiếc nơ xinh xắn. Đôi mắt xanh như đại dương. Những lúc bé nằm xuống, đôi mắt ấy lại chớp chớp như muốn nói "Chào cô chủ ạ!". Khuôn mặt trái xoan và nước da trắng hồng giúp bé càng xinh hơn. Bộ váy hồng thêu kim tuyến làm tăng thêm vẻ đáng yêu của bé. LiLi có đôi giày nhung thêu ren và chiếc mũ lông chim, trông bé duyên dáng như người mẫu vậy. Đôi môi của bé đỏ thắm như nụ hồng mới nở. Mỗi khi đụng vào đôi môi ấy, bé lại phát ra tiếng nhạc: "Chúc mừng sinh nhật" nghe rất vui tai".

- Gạch chân dưới những từ chỉ các bộ phận được miêu tả của búp bê? - Bạn nhỏ miêu tả búp bê theo trình tự nào?

- Bạn miêu tả khuôn mặt búp bê trước, sau đó miêu tả bộ váy hồng của búp bê rồi lại quay về tả đôi môi. Trình tự miêu tả ấy đã hợp lý chưa? Em hãy sắp xếp lại các câu văn để bài văn hợp lí hơn.

2. Đọc kỹ đoạn văn sau:

"Cây hồng được bố em trồng trong một cái chậu xinh xắn ngay trước

cửa. Cây cao đến một mét. Cành có màu xanh đậm. Thân cây to bằng ngón tay cái, có những gai to và cứng, đầu nhọn hoắt. Lá hồng màu xanh sẫm có viền răng cưa. Nhưng đẹp hơn là những bông hồng màu đỏ thắm. Cánh hoa mịn như nhung, xếp thành nhiều lớp ôm lấy nhị hoa vàng rực."

- Gạch chân dưới những từ chỉ các bộ phận của cây hồng - Cây hồng trong bài được quan sát theo trình tự nào?

- Bạn nhỏ miêu tả cành cây trước, sau đó quan sát thân cây, rồi mới tả đến lá cây như thế đã hợp lí chưa? Em hãy viết lại những câu văn tả cây hồng theo trình tự quan sát từ dưới lên trên để đoạn văn chặt chẽ hơn.

3. Đọc kỹ đoạn văn sau:

"Con chích chòe, bạn của em, có hai cái mỏ nhọn hoắt, đen bóng như

sừng. Mình nó thon, nhỏ. Đuôi nó dài mà đen. Cái đầu cũng nhỏ mà xinh lắm."

- Em hãy ghi lại lần lượt các bộ phận của chú chim chích chòe được miêu tả.

- Bạn đã miêu tả chú chim theo trình tự nào?

- Các câu văn miêu tả những bộ phận ấy đã tuân theo đúng trình tự đó chưa? Em hãy sắp xếp lại các câu văn cho hợp lí hơn.

2.2.4.4 Bài tập chữa lỗi sai về bố cục (cấu trúc ba phần, tách ý, nội dung trong phần thân bài thành các đoạn nhỏ). trong phần thân bài thành các đoạn nhỏ).

1. Đọc kĩ đoạn văn sau:

"Cây bút chì này cũng bình thường như mọi cây bút chì khác. Chiều dài

của nó khoảng một gang tay. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em, dài khoảng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn có một dòng chữ in bằng nhũ vàng óng ánh: “Hason”. Cây bút mới, hai đầu đều bằng phẳng, nom rất sắc sảo. Nhìn đầu nào cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt đi phần thân gỗ. Cái gọt khẽ xoay, em nghe những tiếng “xoạt…xoạt…”khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt và xoắn tròn, mịn như lụa. Em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, bởi ngòi chì dài quá sẽ dễ bị gãy. Em thử những nét bút

đầu tiên. Cây bút vẽ thật sướng tay. Ruột chì không quá mềm cũng không quá cứng, nét chì đen nhánh, rất sắc".

- Trong đoạn văn trên bạn nhỏ đã miêu tả cái bút chì theo trình tự nào? - Đoạn văn nào miêu tả việc sử dụng bút chì của bạn nhỏ?

- Em hãy viết lại phần thân bài trên bằng cách tách ra thành các đoạn nhỏ:

+ Đoạn 1: miêu tả cái bút chì + Đoạn 2: nói về việc sử dụng bút. 2. Đọc kĩ đoạn văn sau:

"Nhìn từ xa cây giống như chiếc nấm vàng khổng lồ. Đến gần, ta có thể

nhìn thấy hết vẻ đẹp của cây mai. Cây cao khoảng 50cm. Thân cây to bằng cổ tay em, màu nâu. Cành cây nhỏ, khẳng khiu nhưng trên cành chi chít những nụ non. Lá mai nhỏ, bằng ngón tay cái của em, trông lá cây như ngọn lửa xanh. Nụ hoa chi chít, màu xanh ngọc bích mới đẹp làm sao. Lá mai xen nụ hoa mai như một tấm thảm nhung xanh lóng lánh. Hoa mai màu vàng như những đốm nắng. Khi nụ hoa nở, cánh hoa mịn màng như lụa. Hoa mai đặc trưng ngày Tết của miền Nam. Nó tượng trung cho sự an khang thịnh vượng".

- Cây mai được miêu tả theo trình tự nào?

- Em hãy tách đoạn văn trên thành các đoạn ngắn: + Tả bao quát cây hoa mai

+ Các bộ phận của cây mai

+ Ý nghĩa đặc biệt của hoa mai trong ngày tết. 3. Cho câu văn sau:

"Cây tre có rất nhiều ích lợi. Cây để làm những đôi đũa ăn cơm, để làm nhà, để cho mọi người ngồi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt nhọc trên đồng ruộng".

- Tách câu văn thứ hai ("Cây để làm những đôi đũa ăn cơm, để làm nhà, để cho mọi người ngồi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt nhọc trên đồng ruộng ") ra thành những câu khác nhau cho rõ ràng hơn.

2.2.4.5 Bài tập chữa lỗi sai, hoàn thiện về thể hiện cảm xúc của người viết

1. Đọc phần kết luận sau:

"Em rất yêu quý chú mèo nhà em".

- Bạn viết phần kết luận cho bài văn miêu tả chú mèo như thế đã hay chưa?

- Em hãy viết thêm 1 hoặc hai câu văn để thể hiện rõ hơn tình cảm yêu quý của bạn nhỏ với chú mèo.

2. Trong phần kết bài miêu tả con trâu, một bạn đã viết:

"Khi trời sẩm tối, đàn trâu cũng thủng thẳng về chuồng, chuẩn bị kết

thúc một ngày vất vả".

- Kết bài này nói về điều gì? Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ của mình với con trâu được miêu tả chưa?

- Em hãy giúp bạn thể hiện tình cảm đó. 3. Đọc kĩ phần kết luận sau:

"Em yêu chiếc bút lắm. Nhìn ngắm chiếc bút khiến em nhớ lới bố dặn".

- Bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với chiếc bút của mình? Câu văn "Nhìn

ngắm chiếc bút khiến em nhớ lới bố dặn" đã đủ ý chưa? Em hãy viết lại câu

văn đó cho đủ ý (bố dặn bạn nhỏ điều gì trong học tập, giữ gìn đồ dùng học tập?).

2.2.4.6 Bài tập hoàn thiện

1. Đọc bài văn sau: Tả chiếc thước.

Bài làm

Đầu năm học, mẹ mua cho em đủ thứ đồ dùng học tập, trong đó có cây thước kẻ mà em đang dùng.

Cây thước được làm bằng nhựa cứng, màu vàng trong suốt, hình chữ nhật dài và to khoảng bằng ngón tay giữa của em, có bốn mặt và thẳng. Trên một mặt thước có chia thành 20 khoảng cách theo đơn vị cen-ti-met, từ số 0 đến số 20. Trong mỗi khoảng cách lại có chia thành những vạch nhỏ theo đơn vị mi-li-met. Những vạch khoảng cách trên thước giúp em đo đạc để vẽ được những hình rất chính xác. Ba mặt còn lại của thước đều nhẵn bóng, giúp em kẻ những đường thẳng tắp.

Cây thước là người bạn thân của em trong học tập. Bố em còn bảo rằng: “ Thước kẻ cứng và thẳng. Làm người cũng cần phải cứng rắn, kiên cường và thẳng thắn như cây thước vậy nhé con.

- Trong bài văn trên, bạn nhỏ miêu tả đồ vật gì? - Đồ vật đó giúp bạn nhỏ điều gì trong học tập?

- Bạn nhỏ đã thể hiện tình cảm của mình với chiếc thước chưa?

- Em hãy viết thêm một đoạn văn ngắn (2 đến 3 câu) thể hiện tình cảm yêu quý, sự giữ gìn cẩn thận chiếc thước.

2. Đọc đoạn văn tả chiếc cặp:

"Chiếc cặp của em có màu đỏ và màu xanh. Ở chính giữa của mặt trước cặp có chữ LET’S GO và một chú mèo, quả bóng bay. Cặp có hai dây đeo có thể cho ra cho vào cho vừa vai em. Ở hai bên có hai túi bé dùng đựng đồ ăn và nước uống. Cặp có hai khóa để đóng, mở rất tiện lợi.

Phía bên trong cặp có 4 ngăn: hai ngăn to và một ngăn nhỏ. Ngăn thứ nhất dùng đựng sách in. Ngăn thứ hai dùng đựng vở viết. Ngăn bé ở giữa ngăn một và ngăn hai dùng để bài kiểm tra. Còn ngăn cuối cùng của cặp, em đựng sáp màu và hộp bút".

- Chiếc cặp của bạn có màu gì? Bạn tả màu sắc cặp đã hay chưa, em hãy sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả lại màu đỏ và màu xanh ấy cho hay (đỏ như thế nào, hoặc xanh như thế nào?).

- Em hãy tưởng tượng lại hình ảnh chú mèo và quả bóng bay được

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)