Mô tả tiết dạy học đối chứng

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 92)

7. Giả thuyết khoa học

3.2.2.2Mô tả tiết dạy học đối chứng

3.2.2.3 Dạy học thực nghiệm:

Bài 1: Tên bài dạy: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (Tiếng Việt

4. Tập 1, trang 143).

I. Mục tiêu:

* Về kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả đồ vật (gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận).

- Các kiểu mở bài (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp), các kiểu kết luận (tự nhiên và mở rộng).

- Trình tự miêu tả trong phần thân bài.

* Về kĩ năng:

- Vận dụng phân tích cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.

- Vận dụng viết được đoạn mở bài (mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp), đoạn kết luận (tự nhiên và mở rộng).

- Vận dụng viết đoạn thân bài, miêu tả đồ vật theo trình tự quan sát nhất định.

- Rèn kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng viết văn. * Về tình cảm, thái độ:

- HS có ý thức bảo vệ đồ vật xung quanh mình. - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Đồ dùng của GV:

Tranh (ảnh) minh họa cái cối xay trang 144, SGK, phiếu học tập nhóm, phiếu bài tập cá nhân.

Sách giáo khoa, bút, thước,...

- Đồ dùng của HS: Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước,...

III. Dự kiến các phƣơng pháp dạy học.

- Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp quan sát

- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

IV. Hoạt động dạy _ học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mình quan sát được?; HS dưới lớp làm vào vở.

- Gọi HS trả lời: câu văn của bạn miêu tả điều gì? nhận xét bài, hoàn thiện bài làm trên bảng.

- Yêu cầu HS khác nêu miệng, câu văn miêu tả của mình.

- GV nhận xét câu văn HS nêu miệng ngay sau khi HS đọc. - GV nhận xét, cho điểm HS. GV nhận xét việc học bài cũ của HS.

3 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mình quan sát được; HS dưới lớp làm vào vở.

HS trả lời, nhận xét, sửa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS nêu miệng.

HS lắng nghe.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

Tiết Tập làm văn hôm trước các em đã biết thế nào là miêu tả. Vậy khi làm một bài văn miêu tả thì cấu tạo của bài văn đó gồm mấy phần, là những phần nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học

hôm nay.

2. Nội dung chính: I. Nhận xét

Bài 1: Gọi 1 HS đọc toàn bộ nội

dung bài 1.

- Gọi 1 HS đọc phần giải nghĩa trong SGK.

a. Bài văn tả cái gì?

- GV treo tranh (ảnh) minh họa. Yêu cầu HS quan sát tranh (ảnh) minh họa. GV giới thiệu:

Trước đây, khi ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay xát như hiện nay, bà con nông dân phải dùng chiếc cối bằng tre để xay lúa. Một số gia đình nông thôn ở miền bắc và miền trung vẫn còn sử dụng chiếc cối tre này để xay lúa.

b. Tìm các phần mở bài, kết bài? Mỗi phần ấy nói lên điều gì?

- 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài 1.

- HS đọc phần giải nghĩa.

+ Tả cái cối xay gạo bằng tre. - HS quan sát tranh, nghe GV giới thiệu.

+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh

xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống"- giới

thiệu cái cối xay lúa.

+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng

như những đồ dùng..…từng bước chân anh đi…”.- Phần này nêu kết

thúc của bài văn: tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn

=> GV chốt:

Phần mở bài: giới thiệu đồ vật

được miêu tả: cái cối tân bằng tre. Phần kết bài:nói lên tình cảm, sự gắn bó thân thiết của đồ vật với bạn nhỏ.

c. Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

+ Mở bài trực tiếp là như thế nào? + Thế nào là kết bài mở rộng? Như vậy, cách mở bài, kết luận của bài văn Cái cối tân giống cách mở bài trực tiếp và cách kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.

d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?

- GV chốt lại câu trả lời đúng: tác giả miêu tả cái cối theo trình tự từ bên ngoài vào bên trong: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên ngoài: cái vành, cái áo, hai cái

nhỏ.

+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.

+ Là giới thiệu ngay cái cối tân. + Là bình luận thêm về đồ vật.

- Tả hình dáng cái cối theo trình tự: + Tả cái vành đến cái áo

+ Tả hai cái tai đến lỗ tai

+ Tả hai hàm răng cối đến cái dăm cối

+ Tả cần cối đi từ đầu cần đến cái chốt, đến dây thừng buộc cần. - HS nghe.

tai.

Bên trong: hai hàm răng, cái chốt, cái thừng.

Phân tích: Như vậy ta thấy tác giả miêu tả cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Rồi sau đó tác giả nêu công dụng của cái cối: dùng xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.

=> GV giảng: Để miêu tả cái cối,

tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh: chật như nêm cối, cái chốt

bằng tre mà rắn như đanh; biện

pháp nhân hóa: cái tai tỉnh táo để

nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua…tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói…Tác giả đã

quan sát cai cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy, với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.

Qua bài tập 1 chúng ta đã biết sự vật miêu tả ở đây là cái cối xay bằng tre, sự vật quen thuộc, gắn bó với cuộc sống hàng ngày với tác giả. Vậy khi tả đồ vật chúng ta cần tả những gì? Cô trò ta cùng đi tìm hiểu trong bài tập 2.

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Sau khi chọn được đồ vật để tả rồi, chúng ta cần tả những gì?

+ Tả theo trình tự như thế nào?

=> Muốn tả đồ vật ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, theo một trình tự phù hợp với cấu tạo của đồ vật đó.

II. Ghi nhớ: Yêu cầu HS đọc ghi

nhớ trong SGK (trang 145).

- Gọi 3,4 HS đọc ghi nhớ (khuyến khích học sinh đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp).

III. Luyện tập:

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và

+ Khi tả đồ vật cần tả các bộ phận của đồ vật đó, nêu việc sử dụng, lợi ích của đồ vật.

+ Từ ngoài vào trong,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ HS nghe

- HS đọc và học thuộc ghi nhớ.

- HS đọc nội dung bài.

trả lời câu hỏi. Dùng bút chì gạch chân câu văn tả:

+ Câu văn tả bao quát cái trống?

+ Tên những bộ phận của cái trống được miêu tả?

+ Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?

+ Người miêu tả cái trống trong bài là ai?

+ Tác giả xưng hô với cái trống như thế nào? Cách xưng hô ấy có gì hay?

GV hỏi thêm, trong phần thân bài miêu tả cái trống, tác giả tả bao quát cái trống rồi đi vào tả những bộ

+ Câu: Anh chàng trống này tròn

như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

+ Bộ phận: mình trống, ngang lưng, hai đầu trống.

+ Hình dáng: tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu; ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu, căng rất phẳng. + Âm thanh: tiếng trống ồm ồm, “Tùng! Tùng! Tùng!”, “Cắc, tùng! Cắc, tùng!”.

HS trả lời.

- Gọi trống là: anh chàng, anh ta, anh trống. Cách xưng hô đó khiến cho người đọc, người nghe có cảm giác thân mật, tình cảm.

Tác giả tả cái trống theo trình tự bao quát đến cụ thể.

phận của trống, tả hình dáng, âm thanh của trống, Vậy tác giả đã quan sát cái trống theo trình tự nào? - Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài vào vở cho bài văn hoàn chỉnh. (Lưu ý học sinh: Có thể chọn mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp; kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng).

- GV chọn một số bài chưa đạt yêu cầu của HS, chép lên bảng. Gọi HS khác nhận xét, tìm lỗi sai, chỗ chưa hay .

- Yêu cầu HS sửa lại bài làm đó cho hay, phù hợp.

- GV đọc 1 số đoạn mở bài, kết bài mẫu cho HS tham khảo.

- HS viết mở bài, kết luận theo các cách.

- HS đọc, nhận xét, tìm lỗi sai trong bài bạn.

- HS sửa bài trên bảng.

- HS lắng nghe

C. Củng cố dặn dò

- Cho HS làm phiếu bài tập cá nhân với các nội dung:

Bài văn miêu tả đồ vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Có thể quan sát và miêu tả đồ vật theo những trình tự nào?

- Gọi HS nêu bài làm trong phiếu. - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại đoạn mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS làm Bài tập trong phiếu

HS nêu

bài, kết bài theo hai cách cho hay và chuẩn bị bài sau.

Bài 2: Tên bài dạy: Luyện tập miêu tả cây cối (Tiếng Việt 4, tập

2, trang 83).

Đề bài: Tả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. I.Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, HS cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hệ thống lại:

+ Cấu trúc ba phần của bài văn + Các cách mở bài, kết bài

+ Trình tự quan sát để miêu tả cây cối.

* Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối theo logic về quá

trình phát triền (thời gian) hoặc theo từng bộ phận của cây.

- Rèn kỹ năng viết một bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh, trong đó có

kỹ năng viết đoạn mở bài, kết luận theo các cách khác nhau đã học; rèn kỹ năng viết phần thân bài miêu tả cây cối.

* Về tình cảm, thái độ:

- HS có ý thức học tập tốt. - HS yêu thích môn học

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, vở bài tập Tiếng Việt tập 2, bảng phụ. - HS: vở bài tập Tiếng Việt tập 2, bút, thước.

III. Các phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp hoàn thiện, sửa chữa

IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 1HS trình bày trên bảng phần kết luận trong bài miêu tả cây cối.

- Hỏi HS dưới lớp: Trong phần kết luận bài văn miêu tả cây cối, ta nêu những gì? Trình bày phần kết luận em đã viết? Trong đó em nêu điều gì? Đó là kiểu kết bài gì?

- Gọi HS nhận xét; nhận xét, hoàn thiện bài làm trên bảng.

- GV nhận xét, đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1 HS trình bày trên bảng.

- HS nêu: tình cảm hoặc lợi ích của cây được miêu tả.

HS trình bày và trả lời theo bài làm của mình.

HS nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:

- Trong tiết học trước các em đã được học cách viết các đoạn mở bài, thân bài, kết luận riêng lẻ. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết một bài văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh thông qua 1 đề bài cụ thể.

a. Xác định yêu cầu của đề bài.

- Gọi 1 HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài trước lớp.

HS lắng nghe.

- GV gạch chân dưới những từ ngữ trọng tâm.

GV nhấn mạnh: như vậy đề bài ở đây là miêu tả cây cối, và phải là cây mà em thích và yêu quý. - GV yêu cầu HS tự lựa chọn cây mà mình yêu thích để làm bài. - Cho 1-2 HS đọc một lượt các gợi ý trong SGK.

- GV hỏi HS để hoàn thiện sơ đồ cấu trúc bài văn miêu tả trên bảng với nội dung: (HS trả lời, GV ghi vào bảng)

+ Bài văn miêu tả cây cối gồm ... phần. Đó là phần .... , phần

...và ...

+ Có ... cách mở bài? Đó là ..., ...

GV yêu cầu HS nêu miệng: thế nào là mở bài trực tiếp? Thế nào là mở bài gián tiếp?

+ Có ...cách kết bài? Đó là ..., ...

GV yêu cầu HS nêu miệng: thế nào là kết luận tự nhiên? Thế nào là kết luận mở rộng?

- HS tìm từ ngữ trọng tâm của đề bài: cây có bóng mát, cây ăn quả,

cây hoa, em yêu thích.

- HS tự lựa chọn cây mà mình yêu thích để làm bài.

- HS đọc lần lượt các gợi ý.

HS trả lời:

Gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết

luận.

Có hai cách mở bài: trực tiếp và

gián tiếp.

HS nêu

Có hai cách kết luận: tự nhiên và mở

rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong phần thân bài chia

thành...đoạn văn ngắn. Mỗi đoạn tả ...chi tiết, bộ phận của đối tượng miêu tả.

+ Cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật như:... để câu văn hay hơn.

b. Lập dàn ý chi tiết.

- GV yêu cầu HS xác định: em sẽ miêu tả cây gì? em muốn miêu tả lọai cây đó cho ai? Để làm gì? - GV yêu cầu HS tự lập dàn ý chi tiết tả cây mà em đã chọn:

+ Viết mở bài + Viết thân bài + Viết kết luận

c. Viết bài.

- Theo dõi, giúp đỡ HS viết bài. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS đổi vở, dùng bút chì gạch chân dưới những câu, từ bạn dùng chưa đúng, chưa hay. Sau đó sửa lại cho bạn.

- GV yêu cầu một số HS khá, giỏi đọc trước lớp.

...nhiều...một...

...so sánh, nhân hóa,...

- HS xác định

- HS tự lập dàn ý vào vở.

+HS viết

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.

- HS đổi vở để phát hiện lỗi, sửa sai.

- GV nhận xét (có thể hỏi HS đó,

hoặc em khác)

+ Phần mở bài em làm theo cách nào?

+ Tại sao em cho đó là mở bài trực tiếp (gián tiếp)?

+ Trong phần thân bài bạn đã tả các đặc điểm nổi bật của loại cây mà bạn đã lựa chọn chưa? Đó là những bộ phận nào của cây?

+ Bạn miêu tả cây đó theo trình tự nào? Còn em, em miêu tả theo trình tự nào?

+ Đọc một câu văn miêu tả có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhận hóa,... trong bài làm của em? GV cho HS khác nhận xét: Em thích hình ảnh so sánh nào nhất trong bài làm của bạn? Vì sao? + Kết bài của bạn được viết theo cách nào? Viết như thế đã hay chưa? Vì sao?

- Gv củng cố lại 2 cách kết bài:….. - GV nhận xét, tuyên dương.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: HS thể hiện hiểu biết, sự yêu thích các loài cây có ích trong

- HS nêu ý kiến và trả lời.

HS trả lời, giải thích.

- HS ghi nhớ.

- HS biết vận dụng bảo vệ môi trường vào trong quá trình viết bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 92)