Hệ thống bài tập:

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 61)

7. Giả thuyết khoa học

2.2.2.2Hệ thống bài tập:

Bài tập quan sát, tìm ý:

Bài tập1: Quan sát đồ vật

- Đồ vật mà em đang quan sát do đâu mà có?

- Hình dáng khái quát của đồ vật ra sao, to hay nhỏ? - Đồ vật đó có những màu gì? Được trang trí ra sao?

- Đồ vật em quan sát có những bộ phận nào? Khi viết bài văn miêu tả em sẽ chọn những bộ phận nào để miêu tả?

- Đồ vật em đang quan sát được làm bằng bằng chất liệu gì? Khi tiếp xúc với đồ vật bằng tay tạo cho em cảm giác gì?

- Đồ vật đó có chuyển động được hay không? Khi chuyển động nó tạo ra âm thanh gì?

- Đồ vật mà em đang quan sát có gì đặc biệt so với những đồ vật khác cùng loại (cũ hay mới? Đẹp như thế nào?)?

- Mỗi khi nhìn thấy đồ vật đó gợi cho em cảm giác, suy nghĩ gì không?

Bài tập 2: Quan sát cây cối

- Loại cây mà em quan sát là cây tự mọc hay được trồng ở đâu? - Nhìn từ xa (nhìn từ dưới lên, từ trên xuống) cây có hình dáng như thế nào?

- Cây có những bộ phận nào? Mỗi bộ phận ấy có gì đặc biệt về màu sắc, hình dáng, kích thước? Khi miêu tả em sẽ chọn những bộ phận nào của cây để miêu tả?

- Màu sắc của lá (tán lá, tàu lá) gợi cho em nghĩ đến màu gì?

- Hình dáng cuả lá (tán lá, tàu lá) gợi cho em nghĩ đến hình ảnh nào? - Màu sắc cành lá (tán lá, tàu lá) có thay đổi qua từng mùa hay không? Sự thay đổi đó diễn ra như thế nào?

- Khi cây còn nhỏ trông thế nào?

- Khi cây trưởng thành trông cây có gì khác?

- Thân cây có màu gì? Nếu được đặt tay lên thân cây, em có cảm giác gì? - Các bộ phận: hoa, quả, rễ cây có gì đặc biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị? Màu sắc và mùi vị ấy khiến em liên tưởng tới điều gì?

- Trong mỗi cơn gió, dưới ánh nắng các bộ phận của cây hiện lên thế nào? - Những chú chim, đàn bướm có hay về vui chơi với cây lá?

Bài tập 3: Quan sát con vật

- Con vật mà em quan sát là con vật nuôi trong nhà hay trong thiên nhiên?

- Con vật đó có hình dáng, kích thước như thế nào, to hay nhỏ?

- Toàn thân chú được bao phủ bởi bộ lông màu gì? Bộ lông ấy tạo ra cảm giác gì đặc biệt khi ta chạm tay vào?

- Các bộ phận trên đầu chú (tai, mắt, mũi,...) trông như thế nào? - Đuôi của con vật dài hay ngắn, có gì đặc biệt?

- Dáng đi (dáng bay) của con vật trông uyển chuyển, thong thả hay hùng dũng oai vệ?

- Tính cách của con vật đó như thế nào? Nó có sở thích, thói quen gì trong lúc ăn uống, vui chơi hay kiếm mồi, em hãy viết lại những điều đó?

Bài tập lập dàn ý:

- Miêu tả đồ vật:

+ Cặp sách là đồ vật đã từng gắn bó, trở thành người bạn thân thiết với em trong học tập. Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả chiếc cặp sách của em.

+ Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cái bàn học ở nhà của em - Miêu tả cây cối:

+ Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây hoa ban nơi núi rừng quê em.

+ Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cổ thụ ở bản em. - Miêu tả con vật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gà là con vật nuôi quen thuộc của gia đình em, em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả chú gà trống.

+ Trâu (bò) là vật nuôi quen thuộc và có ích với gia đình, bản làng em. Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả con trâu (bò) ấy.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học lớp 4 tỉnh Sơn La (Trang 61)