0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thuận lợi

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VNEN TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ) (Trang 64 -64 )

7. Cấu trúc khóa luận

3.5.1. Thuận lợi

- GV dễ dàng hơn khi lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - GV không mất nhiều thời gian soạn giáo án do đó có thể dùng hết thời gian vào việc hướng dẫn, hỗ trợ, bám sát và đánh giá HS thực hiện.

- Việc đánh giá diễn ra thường xuyên, liên tục giúp GV kịp thời nắm bắt, điều chỉnh, khuyến khích, động viên HS trong quá trình học.

- HS tự tin, chủ động trong học tập từ đó các em phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.

- HS được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, từ đó các em biết thừa nhận người khác, học hỏi người khác để điều chỉnh bản thân mình.

- Sách VNEN được thiết kế thân thiện, chỉ dẫn rõ ràng, thuận lợi cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác nó cũng có tác dụng rất lớn cho các bậc phụ huynh tham khảo để kiểm soát hoạt động con em mình ở nhà. Hơn nữa sách VNEN giúp cho GV rất dễ sử dụng, thực hiện theo. Tất cả các hoạt động đều được thiết kế rõ ràng, định hướng, gợi ý hình thức tổ chức phù hợp.

- Học tập theo mô hình VNEN giúp HS phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.

- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng.

- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.

- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân.

Bên cạnh những thuận lợi, khi dạy theo chương trình VNEN cũng không ít khó khăn.

3.5.2. Khó khăn

- Người GV phải làm rất nhiều đồ dùng dạy học (chủ yếu là phiếu học tập).

- GV phải làm việc vất vả hơn do vừa phải hổ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm chí từng cá nhân HS trong nhóm, vừa phải bao quát toàn bộ các em HS trong lớp để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần được hỗ trợ, giúp đỡ.

- GV phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, làm chủ thời gian dành cho việc hỗ trợ từng cá nhân hoặc từng nhóm để không em nào cảm thấy mình không được thầy cô quan tâm.

- Yêu cầu của chương trình là học sinh phải đọc hiểu tốt mới tự học theo các câu lệnh. Tuy nhiên trong thực tế ở vùng nông thôn HS đọc hiểu còn chưa tốt lại khá phổ biến ở địa phương, chưa kể là HS học hòa nhập.

- HS một số kĩ năng còn nhiều hạn chế như: giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo,…

- Trong lớp học có nhiều HS ở những nhịp độ phát triển khác nhau nên đôi khi HS có nhịp độ phát triển nhanh phải dành nhiều thời gian hỗ trợ những bạn có nhịp độ phát triển chậm hơn, do đó những em có học lực khá chưa được đẩy nhanh tốc độ học tập của cá nhân.

- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cực một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý

hoang mang sợ HS không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.

- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận HS có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.

3.6. Một số giải pháp khắc phục khó khăn

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

- Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm, gồm 5 bước dạy học. Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người GV phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp HS tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.

Chẳng hạn: Bước 1: Tạo hứng thú cho HS

Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học. Thì GV phải nghiên cứu thật kĩ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: Đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác, ....

- Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được t tranh cvào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện HS mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp GV rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, GV trao đổi ngay với GVCN năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng HS giỏi, HS năng khiếu, HS nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to…Sau khi tìm hiểu xong, GV phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như: Phải nhanh nhen, năng nổ;

- GV chủ nhiệm cần tăng cường tập huấn cho hội đồng tự quản và nhóm trưởng trong việc tự quản và điều hành các hoạt động để các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực.

- Trong quá trình học, GV phân công HS khá, giỏi kèm HS học yếu. HS cần áp dụng 10 bước học tập để nâng cao việc học cho mỗi cá nhân.

- Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một; đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng, vì vậy, người GV phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người GV; GV chọn ra một số HS học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để GV huấn luyện khi HS đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm; hoặc có thể cho nhóm làm tt làm mu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập

theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt.

- Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền về những hiệu quả của mô hình trong dạy học với cộng đồng, gia đình để mọi người cùng đồng thuận với nhà trường. Từ đó mọi người cùng nhau thực hiện thắng lợi của việc dạy và học theo mô hình mới.

Để dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay khi một số yêu cầu cho Mô hình còn chưa được đáp ứng, trước mắt người giáo viên cần:

- Tăng cừng tự học, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Tự làm những đồ dùng dạy học đơn giản, dể làm, cần thiết…

- Cần giúp học sinh quen dần với ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong học tập,… bằng nhiều hình thức như thường xuyên tuyên dương, khen ngợi những em có tiến bộ cho dù chỉ rất nhỏ.

- Rèn cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng học tập hợp tác. kĩ năng điều hành, ghép nối, giao tiếp. Vì đây là kĩ năng cần thiết để hình thành kĩ năng tự học.

- Động viên các em chia sẻ ý kiến của mình với bạn bè, thầy cô. Khuyến khích các em tranh luận, giải đáp, bày tỏ những suy nghĩ của bản thân với bạn bè, thầy cô, phát triển cho học sinh kĩ năng tự tin trong giao tiếp.

- Tổ chức lớp học đi vào nề nếp, phát huy chức năng tự quản của Hội đồng tự quản của lớp.

Tóm lại qua những số liệu đã thu được, tôi nhận thấy rằng việc “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” là rất thiết

thực và đáng được quan tâm. Đây cũng chính là cơ hội góp phần đào tạo và giáo dục những con người năng động và sáng tạo, chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khóa luận “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tiễn, cho ta

thấy được việc ứng dụng mô hình trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đem lại nhiều hiệu quả (ngoài ra có thể áp dụng mô hình VNEN trong dạy học các môn như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và địa lý, Đạo đức); sau một quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi đi đến một số kết luận sau:

Tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận có liên quan đến dạy học tích cực và đổi mới PPDH ở Tiểu học. Tiếp theo tôi nghiên cứu “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”.

Trong khóa luận, tôi đã giới thiệu về mô hình VNEN, những đổi mới về mô hình tổ chức lớp học, cấu trúc môn học, vai trò của GV, đổi mới cách đánh giá. Đồng thời tôi còn đưa ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình, đưa ra kế hoạch bài dạy phát huy tính tích cực của HS.

Sau khi tiến hành thực nhiệm, tôi nhận thấy “Ứng dụng mô hình VNEN

vào trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” có nhiều thuận lợi trong

công tác giảng dạy ở các trường Tiểu học như:

- HS có ý thức tự học, tự giác và tích cực hơn rất nhiều.

- Nhiều em HS yếu vẫn mạnh dạn, thắc mắc trình bày những điều chưa hiểu, chưa biết.

- Những em khá, giỏi biết cách hướng dẫn bạn học thân thiện, cởi mở. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa thể giải quyết được như:

- Một số em khi tham gia hoạt động nhóm còn làm ồn, ảnh hưởng các nhóm khác.

- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực chủ động, kĩ năng tự học của HS.

- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống hằng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của cộng đồng thông qua các hoạt động ứng dụng của mỗi bài, và khuyến

khích HS tích lũy kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giải quyết vấn đề, các khó khăn của chính bản thân mình.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc ứng dụng chương trình VNEN vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:

- Cách dạy và học mới nên khiến GV và HS không khỏi bỡ ngỡ, nhất là đối với GV do vẫn còn quen với PPDH truyền thống nên khả năng tổ chức hoạt động nhóm, kiểm tra, hướng dẫn và theo dõi tiến bộ học tập của HS còn hạn chế.

- Việc kiểm soát tiến trình học tập của HS giao cho nhóm trưởng là chủ yếu, do đó hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc nhiều vào nhóm trưởng.

- Mô hình học nhóm trong suốt buổi học, tạo điều kiện cho một bộ phận HS có cơ hội nói chuyện, ỷ lại cho người khác.

- Bàn ghế chưa đúng quy định của lớp học theo mô hình VNEN, cụ thể ghế tách rời khỏi bàn.

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội :

- Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và huy động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động của nhà trường, trong đó sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội giữ vai trò nòng cốt.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, GV giảng dạy phải nâng cao tâm huyết, năng động, sáng tạo.

- Cần hoàn thiện và chỉnh sửa một số lỗi trong tài liệu.

- Bổ sung đồ dùng dạy học giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy và gây hứng thú cho HS.

- Duy trì, tăng cường dạy học 2 buổi/ ngày.

- GV chủ nhiệm cần tăng cường tập huấn cho hội đồng tự quản và nhóm trưởng trong việc tự quản và điều hành các hoạt động để các thành viên trong nhóm hoạt động thật sự tích cực.

Tuy nhiên, do điều kiện, khuôn khổ của khóa luận những vấn đề được trình bày và kết quả thu được còn chưa thật đầy đủ. Rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Các trường được nhân rộng, được đầu tư về kinh phí lớp học, sách vở, đồ dùng dạy và học được cập đến HS và GV.

Phòng giáo dục bồi dưỡng chho GV tham gia tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức lớp học theo mô hình, cách đánh giá kết quả HS theo tổ nhóm chuyên môn, theo từng trường và theo cụm trường, tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng PPDH mới đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu

học, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hướng dẫn đánh giá học sinh Tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn theo mô hình dạy học theo mô hình trường học mới lớp 3- tập 1, NXB Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn theo mô hình dạy học theo mô hình trường học mới lớp 3-b tập 2, NXB Hà Nội.

5. Bùi Mạnh Hưởng, Trần Thị Minh Phương, Dạy lớp 3 theo mô hình

trường học mới, NXB Giáo dục.

6. Bùi Phương Nga (1996), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội,

NXB Giáo dục.

7. Bùi Phương Nga - Lê Thị Thu Dinh - Đoàn Thị My - Nguyễn Tuyết Nga, Tự nhiên và Xã hội lớp 3, NXB Giáo dục.

8. Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 - Dự án mô hình trường học mới VNEN

9. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý Tiểu học, NXB Giáo dục. 10. Phó Đức Hòa - Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học Tiểu học, NXB Đại học sư phạm

11. Phó Đức Hòa - Đánh giá trong giáo dục Tiểu học, NXB Đại học sư

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VNEN TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ) (Trang 64 -64 )

×