Vị trí và vai trò của GV trong tổ chức dạy học theo mô hình VNEN

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 42)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.3. Vị trí và vai trò của GV trong tổ chức dạy học theo mô hình VNEN

VNEN

Hạt nhân của dự án VNEN là dự án đổi mới quá trình sư phạm của GV để hướng tới đổi mới cách học cho HS. Trong quá trình dạy học ở các lớp VNEN, GV không đóng vai trò là chủ thể truyền đạt kiến thực mà là người giao việc, tổ chức hoạt động học tập, tư vấn, giám sát. Nói cách khác, vai trò của GV được chuyển từ trung tâm phát ngôn sang vai trò trung tâm điều khiển. Muốn thực hiện tốt vai trò điều khiển, bản thân GV phải có năng lực

bước - hoạt động khi giao việc, mỗi HS hiểu được mình phải làm gì và làm như thế nào để tạo được kết quả như mục tiêu đã đạt ra cho hoạt động; người GV phải quan sát và kiểm soát được thái độ tham gia cũng như các hành vi học tập của HS để từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh hợp lý nhất cho mỗi em hoặc cho cả lớp.

Để thực hiện được vai trò trên, GV phải tập quan sát tốt các tình huống xảy ra, phải có kĩ năng tương tác bằng lời, hành động để điều khiển được các hoạt động học tập diễn ra đúng kịch bản, không chệch hướng.

Sứ mạng của nhà trường, của thầy là phải thông qua giáo dục mà đánh thức cái tiềm năng trong mỗi HS, khơi dậy và phát triển cái nội lực đó của họ. Sứ mạng đó thật cao quý và quan trọng. Thầy không chỉ dạy cho HS học, mà còn phải từng bước dạy cho HS biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới, và ở bậc đại học hay nghiên cứu thì tập dượt sáng tạo ra tri thức mới, nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến.

GV hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ HS, hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải chỉ xác định bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp mà bằng trí tuệ và từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt HS tự học. Việc dạy cách học, học cách học hoặc vào người học để phát huy tính chủ động của người học.

Đổi mới PPDH phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh vì vậy nhà giáo cần phải chủ động và có sáng kiến :

- Làm cho HS biết tự học, tự vận dụng - Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi - Làm cho HS biết hợp tác và chia sẽ

- Tận dụng và hỗ trợ của phương tiện dạy học

- Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi sự khám phá và khai thác trong học thuật

- Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến

- học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm ra giải pháp những tình huống đa chiều.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)