Thiết kế kế hoạch bài dạy

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 59)

7. Cấu trúc khóa luận

2.6.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy

- Xác định mục tiêu bài dạy:

Sau bài học HS hiểu biết được gì về kiến thức, kĩ năng và thái độ. - Chuẩn bị:

Việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học cho cả GV và HS là quan trọng cần chuẩn bị chu đáo (tranh, ảnh, bảng nhóm, máy chiếu, các câu hỏi thảo luận, ....)

- Phần kiểm tra bài cũ:

+ Chuẩn bị các câu hỏi đơn giản cho cá nhân HS cho tập thể lớp để kiểm tra kiến thức HS.

+ Những câu hỏi bài tập này có thể liên quan đến bài mới.

+ Hoặc tổ chức cho lớp một trò chơi có liên quan đến kiến thức.

+ GV nhớ nhận xét động viên HS, khích lệ HS kịp thời; cho HS tự nhận xét, đánh giá sau đó GV chốt, chuyển sang bài mới bằng những lời giới thiệu bài ngắn gọn, thu hút.

- Các hoạt động dạy học:

+ Các hoạt động dạy phải rõ ràng, có tên hoạt động, mục tiêu và cách tiến hành các hoạt động.

+ Hiện nay phương pháp dạy học có sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao gây được nhiều hứng thú học tập cho HS, nhưng không phải bài nào cũng có thể áp dụng, chúng ta cần phải nghiên cứu lựa chọn.

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1 Mc đích thc nghim

“Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” sẽ có kết quả tốt trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng phương pháp

phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong hoạt động đồng thời tạo nhân cách cho HS.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để xác nhận tính khả thi của vấn đề

“Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”

theo hướng khóa luận đề xuất, từ những tiền đề lý luận đến nội dung. Thực nghiệm bước đầu đưa ra những giả định vào thực tiễn xác nhận hiệu quả và giá trị của những kiến giải do khóa luận đề xuất.

Tôi tiến hành dạy học thực nghiệm, chứng minh biện pháp ứng dụng ở chương 2 mang tính khả thi có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

3.1.2. Nhim v thc nghim

- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc chương trình và tiến hành soạn một số bài theo mô hình VNEN.

- Tiến hành thực nghiệm một số cách dạy mô hình VNEN.

- Lập phiếu điều tra kết quả học tập và các bảng thống kê tiến hành thực nghiệm.

- Phân tích, so sánh kết quả rút ra kết luận.

3.2. Đối tượng,địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng

Tôi tiến hành dạy thể nghiệm “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”.

Khi chọn đối tượng thực nghiệm, để đảm bảo tính khách quan trong điều kiện cho phép, chúng tôi đã chọn đối tượng HS lớp 3 ở địa bàn có trình độ kinh tế - văn hoá - xã hội bình thường. Ở các lớp 3 mà chúng tôi đã chọn có trình độ không giống nhau. Nhìn chung đối tượng mà chúng tôi lựa chọn rất

tự nhiên và tất cả những ưu điểm và nhược điểm, mặt tích cực và hạn chế vốn có của HS Tiểu học hiện nay ở khu vực Đồng Hới.

Đây là danh sách các lớp thực nghiệm tại trường Tiểu học Hải Đình: - Lớp 31 sĩ số 36, Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Minh Hấn. - Lớp 32 sĩ số 34, Giáo viên phụ trách: Hoàng Ngọc Thúy

Như vậy, thực nghiệm dạy học được chúng tôi tiến hành ở hai lớp với tổng số 70 HS. Trong đó lớp 31 là lớp sau thực nghiệm và lớp 32 là lớp trước thực nghiệm.

Với thực nghiệm thăm dò chúng tôi tổ chức ở diện rộng, tất cả các khối lớp học theo mô hình VNEN đều là đối tượng thực nghiệm.

3.2.2. Địa bàn

Tôi tiến hành dạy thể nghiệm tại Trường Tiểu học Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

3.2.3. Thi gian

Tiến hành thể nghiệm vào tháng 3 năm 2015

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Xây dng giáo án

Tôi xây dựng giáo án thực nghiệm là bài: - Bài 53: Chim (trang 102)

- Bài 54: Thú (tiết 1, trang 104)

3.3.2. Tiến hành thc nghim

Căn cứ vào chương trình SGK, chúng tôi chọn hai bài dạy thực nghiệm: bài chim và bài thú. Sau khi chọn bài thực nghiệm để kiểm tra sự tiến bộ về kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS sau khi được học theo mô hình mới.

Quan sát, ghi chép mọi hoạt động của GV và HS để nhận biết mức độ hứng thú, những phản ứng của GV để bổ sung, điều chỉnh nội dung cũng như tiến hành tổ chức đã xây dựng.

Đánh giá tính khả thi của việc xây dựng và tổ chức theo kiểu mô hình VNEN:

+ Quan sát hứng thú của HS

+ Năng lực giải quyết các câu hỏi trong SGK của các nhóm + Năng lực điều hành của nhóm trưởng

Khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã mời các cô tới dự giờ, để các GV ghi chép, quan sát đóng góp ý kiến, ghi chép đầy đủ các hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Đặc biệt chú ý đến khả năng thảo luận nhóm, giải quyết các câu hỏi trong SGK khi : “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học

môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết qu hc tp ca HS sau khi hc bài

Sau khi tiến hành thực nghiệm với bài 53: Chim và bài 54: Thú, tôi thu được kết quả về các mặt như: Kiến thức, thái độ, hành vi. Cụ thể như sau:

3.4.1.1. Về mặt kiến thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp

SL % SL % SL % SL %

31 (36) 25 69,4 11 30,6

32 (34) 20 58,9 12 35,2 2 5,9

Bảng: Kết quả học tập của HS sau khi dạy bài 53 và 54

Nhìn vào bảng kết quả trên cho ta thấy chất lượng lớp 31 cao hơn lớp 32. Hầu hết các em nắm và hiểu bài học. Như vậy, việc “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” đã đem lại hiệu quả. Sử

dụng mô hình này GV vừa là người hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời cho HS, HS tự giải quyết vấn đề trong nhóm một cách tích cực, hoạt động nhóm sôi nổi.

3.4.1.2. Về mặt thái độ

Kí hiệu: TTN: Trước thực nghiệm STN: sau thực nghiệm

Tỉ lệ cùng ý kiến %

Các phát biểu, việc làm Đồng tình Không đồng

tình

3. Tuyên truyền mọi người bảo vệ thú 82,7 17,3

Bảng: Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt thái độ

Qua đó chúng ta thấy rằng các em đã biết thực hiện sự ủng hộ của mình với những lời nói đúng và hoạt động đúng, thái độ của các em có sự chuyển biến rất đáng khích lệ, HS trở thành trung tâm của hoạt động dạy học, GV là người hướng dẫn, giúp đỡ các em kịp thời.

3.4.1.3. Kĩ năng, hành vi

Tỉ lệ cùng ý kiến % Các việc em sẽ làm

TTN STN

1. Cho chim ăn 41,6 75,5

2. Cho thú ăn 43,3 78.5

3. Chăm sóc chim và Thú 40,2 86,8

4. Kêu gọi mọi người trong gia đình bảo vệ chim và thú trong rừng, không săn bắt các loài chim và thú quý hiếm.

47,8 98,7

Bảng: Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt hành vi

Qua bảng trên cho ta thấy, HS đã rèn luyện kĩ năng nhờ đó mà kết quả học tập của các em tăng lên đáng kể, các em ý thức được các hành vi của mình trong việc chăm sóc cũng như kêu gọi mọi người trong gia đình bảo vệ chim và thú, không săn bắt các loài chim và thú quý hiếm.

3.4.2. Kết lun chung v thc nghim

Qua việc nghiên cứu vá đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm chúng tôi thấy được sự phù hợp của việc “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”. HS hứng thú, tích cực học tập khi tổ

chức theo mô hình này. Không những thế việc ứng dụng mô hình VNEN còn hình thành cho các em thái độ tự làm việc cá nhân, trao đổi nhóm những vấn đề chưa hiểu để cùng nhau giải quyết; tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng cộng tác cao giữa các thành viên trong nhóm.

Kết quả dạy thực nghiệm như chúng tôi đã đánh giá như trên cho thấy việc ứng dụng mô hình VNEN góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói chung và hình thành cách học tập, nhân cách con người nói riêng. Khi GV ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học thì các em hào hứng, tham gia một cách tích cực, đoàn kết để cùng giải quyết vấn đề trong nhóm. Qua đó các em nắm được kiến thức bài học một cách chủ động.

Qua sự phân tích trên chứng tỏ việc “Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” có ý nghĩa to lớn, góp phần năng cao

chất lượng dạy học.

3.5. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo Mô hình VNEN

3.5.1. Thun li

- GV dễ dàng hơn khi lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - GV không mất nhiều thời gian soạn giáo án do đó có thể dùng hết thời gian vào việc hướng dẫn, hỗ trợ, bám sát và đánh giá HS thực hiện.

- Việc đánh giá diễn ra thường xuyên, liên tục giúp GV kịp thời nắm bắt, điều chỉnh, khuyến khích, động viên HS trong quá trình học.

- HS tự tin, chủ động trong học tập từ đó các em phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.

- HS được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, từ đó các em biết thừa nhận người khác, học hỏi người khác để điều chỉnh bản thân mình.

- Sách VNEN được thiết kế thân thiện, chỉ dẫn rõ ràng, thuận lợi cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Mặt khác nó cũng có tác dụng rất lớn cho các bậc phụ huynh tham khảo để kiểm soát hoạt động con em mình ở nhà. Hơn nữa sách VNEN giúp cho GV rất dễ sử dụng, thực hiện theo. Tất cả các hoạt động đều được thiết kế rõ ràng, định hướng, gợi ý hình thức tổ chức phù hợp.

- Học tập theo mô hình VNEN giúp HS phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.

- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng.

- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.

- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân.

Bên cạnh những thuận lợi, khi dạy theo chương trình VNEN cũng không ít khó khăn.

3.5.2. Khó khăn

- Người GV phải làm rất nhiều đồ dùng dạy học (chủ yếu là phiếu học tập).

- GV phải làm việc vất vả hơn do vừa phải hổ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm chí từng cá nhân HS trong nhóm, vừa phải bao quát toàn bộ các em HS trong lớp để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần được hỗ trợ, giúp đỡ.

- GV phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, làm chủ thời gian dành cho việc hỗ trợ từng cá nhân hoặc từng nhóm để không em nào cảm thấy mình không được thầy cô quan tâm.

- Yêu cầu của chương trình là học sinh phải đọc hiểu tốt mới tự học theo các câu lệnh. Tuy nhiên trong thực tế ở vùng nông thôn HS đọc hiểu còn chưa tốt lại khá phổ biến ở địa phương, chưa kể là HS học hòa nhập.

- HS một số kĩ năng còn nhiều hạn chế như: giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo,…

- Trong lớp học có nhiều HS ở những nhịp độ phát triển khác nhau nên đôi khi HS có nhịp độ phát triển nhanh phải dành nhiều thời gian hỗ trợ những bạn có nhịp độ phát triển chậm hơn, do đó những em có học lực khá chưa được đẩy nhanh tốc độ học tập của cá nhân.

- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cực một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý

hoang mang sợ HS không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.

- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận HS có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.

3.6. Một số giải pháp khắc phục khó khăn

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:

- Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm, gồm 5 bước dạy học. Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người GV phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp HS tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.

Chẳng hạn: Bước 1: Tạo hứng thú cho HS

Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học. Thì GV phải nghiên cứu thật kĩ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: Đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác, ....

- Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được t tranh cvào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện HS mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp GV rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, GV trao đổi ngay với GVCN năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng HS giỏi, HS năng khiếu, HS nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to…Sau khi tìm hiểu xong, GV phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như: Phải nhanh nhen, năng nổ;

- GV chủ nhiệm cần tăng cường tập huấn cho hội đồng tự quản và nhóm trưởng trong việc tự quản và điều hành các hoạt động để các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực.

- Trong quá trình học, GV phân công HS khá, giỏi kèm HS học yếu. HS cần áp dụng 10 bước học tập để nâng cao việc học cho mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)