Tổ chức dạy – học theo nhóm

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 37)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.3.Tổ chức dạy – học theo nhóm

Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau:

- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình dạy học truyền thống.

- Việc phân chia nhóm HS vừa tuân theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi - nhận thức của HS, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập HS cần phải giải quyết.

- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.

- HS phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt trong mỗi nhóm.

- GV là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm HS. GV chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức.

- HS là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa HS với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức hoàn

thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung cả nhóm.

- GV là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo nhóm GV dẫn dắt HS khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các nhóm HS tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiết cho mình. GV là người tổ chức, điều khiển HS tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức.

Nhóm học tập là đặc trưng của lớp học VNEN. Mọi hoạt động học hầu như diễn ra ở nhóm. Mỗi nhóm học tập có từ 4 đến 6 học sinh, chia thành 2 hoặc 3 cặp đôi. Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ GV, điều hành hoạt động của nhóm và báo cáo kết quả học tập của nhóm với GV. Tuy nhiên hoạt động nhóm đa số theo tiến trình sau:

- Trước hết HS phải tự học, thông qua tự trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu tài liệu để có được những hiểu biết cá nhân về vấn đề học tập;

- Sau nghiên cứu cá nhân là chia sẻ trong cặp đôi. Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn; nói cách nghĩ, cách làm bài cho bạn nghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều chỉnh ý kiến, kết quả của mình. Chia sẻ trong cặp đôi giúp HS kiểm tra hiểu biết của bản thân, tiếp thu góp ý của bạn, bảo vệ chính kiến của mình, giúp học sinh tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác nhau;

- Trao đổi nhóm là cơ hội để mỗi cá nhân hoặc mỗi cặp báo cáo kết quả học tập. Sau khi chia sẻ trong cặp đôi, HS tự tin hơn khi báo cáo trước nhóm. Các thành viên trong nhóm nhận xét trình bày của bạn cũng là dịp thể hiện hiểu biết và ý kiến của mình về vấn đề học tập. Nguyên tắc hoạt động nhóm trong lớp học VNEN là tất cả mọi người được báo cáo, ai cũng được nhận xét, ai cũng tham gia vào công việc chung; không có người đứng ngoài, không có người làm thay việc của người khác.

Học nhóm trong lớp học VNEN đòi hỏi tự giác của mỗi cá nhân, tự quản của tập thể nhóm. Tự học - chia sẻ cặp đôi - trao đổi nhóm là quy trình hoạt động nhóm trong lớp học VNEN.

tạo ra sự thay đổi vị trí chỗ ngồi và thay đổi tâm thế học tập và quan hệ tương tác của HS.

Vị trí ngồi học theo nhóm cùng với cách tổ chức dạy học mới của GV, HS bên cạnh được học cái chữ các em còn có cơ hội hình thành năng lực cần thiết ở con người xã hội trong tương lai.

Trong mỗi nhóm có một nhóm trưởng phân công trong nhóm những công việc rõ ràng. Điểm khác biệt lớn nhất với trước kia là để đánh giá mức độ hiểu bài của HS sau mỗi tiết học, cô giáo cũng chỉ kiểm tra, thậm chí các thành viên trong nhóm khác kiểm tra nên không xảy ra tình trạng “dấu dốt”.

Trong học nhóm học sinh yếu không bị bỏ rơi, bị cuốn theo hoạt động của học sinh khá:

Học nhóm VNEN tuân theo quy trình: Cá nhân tự học – chia sẻ cặp đôi – trao đổi nhóm.

Trong học tập, hoạt động tự học là quan trọng nhất, tự học để có hiểu biết về vấn đề học tập của riêng mình. Ban đầu những hiểu biết này có thể đúng, có thể chưa đúng, nhưng nhất thiết mỗi cá nhân phải có kết quả học tập của riêng mình. Chia sẻ trong cặp đôi để HS kiểm tra nhận thức, kết quả của mình và của bạn; điều chỉnh nhận thức để có kết quả đúng. Trao đổi nhóm một mặt để kiểm tra kết quả nghiên cứu bài của học sinh, một mặt để HS được trình bày, bảo vệ chính kiến, tiếp thu ý kiến của bạn. Như vậy trao đổi nhóm là cơ hội để phát triển khả năng trình bày, diễn đạt, giao tiếp và hợp tác cho HS.

Hoạt động nhóm tạo môi trường, động lực để mỗi HS thể hiện khả năng nhận thức, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác của mình. Hoạt động nhóm không thể thay thế tự học của cá nhân. Tự học tạo ra nội lực. Cá nhân có hiểu biết mới có thể chia sẻ trong cặp đôi hay trao đổi trong hoạt động nhóm. Trên thực tế khả năng, và tốc độ học của HS không đều nhau, GV chú ý hỗ trợ HS yếu để các em học yếu, nhút nhát được tham gia nhiều hơn trong hoạt động trao đổi nhóm, có như vậy các em mới có thêm hiểu biết và tự tin trong quá trình học tập.

Sự điều hành của nhóm trưởng:

sách hướng dẫn, phổ biến yêu cầu học tập cho nhóm. Nhìn chung nhóm trưởng điều hành nhóm theo quy trình học nhóm:

- Cho từng cá nhân đọc nhẩm mục tiêu bài học ; - Mời một bạn đọc to mục tiêu bài học cho cả nhóm; - Cho nhóm thực hiện Hoạt động cơ bản:

+ Nhiệm vụ 1:

Cá nhân tự học (trải nghiệm, đọc tài liệu, khám phá,...)

Chia sẻ cặp đôi (nói cách làm, kết quả, kiểm tra bài của bạn, tiếp thu, chỉnh sửa sau góp ý, hoàn thiện kết quả );

Trao đổi nhóm: Cặp 1 báo cáo, cặp 2 góp ý; cặp 2 báo cáo, cặp 3 góp ý; cặp 3 báo cáo cặp 1 góp ý (lưu ý đảm bảo cả 6 thành viên đều tham gia hoặc báo cáo, hoặc góp ý)

Trong trường hợp nhóm có vướng mắc, nhóm trưởng giơ thẻ cứu trợ mời giáo viên giúp đỡ, nếu không có vướng mắc cho nhóm chuyển sang nhiệm vụ 2

+ Nhiệm vụ 2, 3,… làm tương tự.

Khi cả nhóm hoàn thành Hoạt động cơ bản, nhóm trưởng báo cáo GV kết quả học tập của nhóm (hoặc nhóm trưởng giơ mặt cười). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động thực hành thực hiện tương tự. Hoạt động ứng dụng do GV điều khiển. Chú ý:

- Vì trong lớp có nhiều nhóm cùng hoạt động, nên khi trao đổi trong cặp đôi hoặc trong nhóm các học sinh chỉ nói đủ nghe ở trong nhóm, không nói to để ảnh hưởng đến các nhóm khác.

- Thông thường trong mỗi nhiệm vụ đều có thời gian cho hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. Nếu là trò chơi có thể chỉ có hoạt động nhóm; nếu bài tập áp dụng có thể chỉ làm cá nhân và cặp đôi; nếu là vấn đề học tập hoặc bài tập vận dụng có thể có cả 3 mức độ trên. Linh hoạt trong điều hành là yêu cầu, là đặc trưng học của GV dạy lớp học VNEN.

- Nhóm trưởng cần được luân phiên thay đổi để mọi HS được rèn luyện khả năng điều hành nhóm. Ban đầu có thể chọn những HS học khá, tự tin,

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp ) (Trang 37)