7. Cấu trúc khóa luận
2.1. Giới thiệu chung về mô hình VNEN
Bộ giáo dục và Đào tạo nhận từ quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên hợp quốc tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam 84,6 triệu đôla đầu tư cho giáo dục Tiểu học, xây dựng dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Đây là mô hình thành công được UNICEF và UNESCO, Ngân hàng thế giới ủng hộ và đánh giá cao, tập trung chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía GV sang việc để cho HS tự học là chính.
Kinh phí dự án chủ yếu hỗ trợ các nhà trường để tổ chức dạy học cả ngày, đổi mới PPDH và hỗ trợ HS vùng khó khăn để có cơ hội tham gia học 2 buổi/ ngày.
Dự án được bắt đầu triển khai từ tháng 7 năm 2012. Theo đó, 63 tỉnh, thành phố sẽ triển khai thí điểm tại 1447 trường Tiểu học, ưu tiên vùng khó khăn, trong đó 20 tỉnh khó khăn nhất sẽ được tư vấn, tập huấn cho GV, hướng dẫn cho HS cách tiếp cận với chương trình đạo tạo mới và được hỗ trợ về SGK, tài liệu học tập. 19 tỉnh ít khó khăn hơn sẽ được hỗ trợ bồi dưỡng GV ở cấp huyện và được hưởng lợi về nội dung sư phạm, các tỉnh đồng bằng, thành phố sẽ được bồi dưỡng GV cốt cán cấp tỉnh và được hưởng lợi một phần về nội dung sư phạm.
VNEN là dự án thuộc lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu tác động vào thay đổi cách tổ chức lớp học, thay đổi quá trình sư phạm của GV theo phương pháp đổi mới con đường dạy học truyền thống (dạy học thông báo - chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều) sang dạy học hiện đại (dạy tương tác tích cực - chủ yếu thiết kế, tư vấn, thúc đẩy) nhằm phát huy tính tự giác, lòng tự trọng và óc sáng tạo của mỗi HS với tư cách là chủ thể của quá trình học tập.
Phòng học VNEN được tổ chức lại: Bố trí lại bàn ghế để HS có thể ngồi học theo nhóm (4 HS là tốt nhất). Trang trí lại lớp học thân thiện hơn: Bố trí các góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động dạy học, giáo dục của cả thầy và trò - Tổ chức lớp học VNEN nhằm giúp học sinh có cơ hội tham gia vào các công việc chung của lớp - Đây là tiền đề để xây dựng xã hội dân chủ theo mục tiêu Đại hội lần thứ XI đã đề ra.
Mô hình đã góp phần đem lại diện mạo mới cho hệ thống giáo dục Tiểu học từ mỗi lớp học đến mỗi nhà trường khi tham gia dự án.