7. Cấu trúc khóa luận
1.2.2.2. Nhận thức của GV về vai trò của mô hình VNEN
Nhằm nắm bắt được sự hiểu biết của GV về vai trò của mô hình VNEN, tôi đưa ra 5 nội dung phát biểu để GV lựa chọn mình cho là đúng nhất.
Kết quả thu được:
STT Nội dung Tỉ lệ tán
thành(%)
1 Nâng cao hiệu quả bài dạy 90
2 Kích thích hứng thú học tập của HS 100
3 Phát huy tính tích cực, độc lập ,sáng tạo cuae HS 100 4 Giờ học sinh động, HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức 94
Bảng: Nhận thức của GV về vai trò của mô hình VNEN
Qua đó cho ta thấy rằng GV đã có nhận thức đúng về mô hình VNEN, đó chính là những thuận lợi trong quá trình giáo dục như: Góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy; kích thích hứng thú học tập của HS; phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS; giờ học sinh động, HS chủ động; chiếm lĩnh kiến thức; ....
Tôi đưa ra 3 nội dung: Đánh giá mức độ cần thiết của việc ứng dụng mô
thành (%)
1 Rất cần thiết 86,7
2 Cần thiết 13,3
3 Không cần thiết 0
Bảng: Đánh giá mức độ cần thiết của việc ứng dụng mô hình VNEN trong dạy học ở Tiểu học
Mô hình trường học mới được áp dụng trong các trường Tiểu học đã và đang được GV đánh giá rất cao về vai trò trong quá trình giảng dạy với 86,7%
GV đánh giá ở mức độ rất cần thiết, 13,3% ở mức độ cần thiết và 0% chọ mức độ không cần thiết.
1.2.2.3. Việc “Ứng dụng mô hình VNEN trong quá trình dạy học môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3” của GV.
Để hiểu vấn đề này tôi đã tiến hành dự giờ và tham khảo giáo án của GV lớp 3.
* Quá tìm hiểu tôi thấy rằng GV Tiểu học đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng mô hình VNEN vào trong quá trình giảng dạy song vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như:
- Là cách dạy và học mới nên khiến GV không khỏi bỡ ngỡ do vẫn còn quen với PPDH truyền thống nên khả năng tổ chức hoạt động nhóm, kiểm tra, hướng dẫn và theo dõi tiến độ học tập của HS còn gập nhiều khó khăn.
- GV phải làm việc nhiều hơn, vất vả hơn do phải hỗ trợ kịp thời đối với từng nhóm, thậm chí cá nhân HS trong nhóm, vừa phải bao quát toàn bộ các em HS trong lớp để phát hiện các nhóm, các cá nhân cần hỗ trợ, giúp đỡ.
- Đòi hỏi GV phải linh hoạt, nhanh nhẹn, uyển chuyển, làm chủ thời gian dành cho việc hỗ trợ từng cá nhân hoặc từng nhóm để không em nào cảm thấy mình không được thầy cô quan tâm.
Từ những kết quả trên tôi đưa ra một số nhận xét:
- GV Tiểu học đã có sự quan tâm đến ứng dụng mô hình VNEN trong quá trình dạy học.
- GV bước đầu đã có những kiến thức, kĩ năng trong việc ứng dụng mô hình VNEN trong quá trình dạy học. Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VNEN TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3