Bất cập trong một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi,

Một phần của tài liệu thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 76)

5. Bố cục đề tài

3.2.1.2 Bất cập trong một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi,

bổ sung năm 2009 và giải pháp hoàn thiện

Những quy định trong một số điều luật của Bộ luật hình sự hiện hành ở cấu thành cơ bản của tội phạm, ở các tịnh tiết định khung như “gây hậu quả nghiêm trọng”,“gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “thu lời bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”;

dấu hiệu pháp lý ở một số tội danh chưa rõ để phân biệt với tội phạm khác nên thực tế gặp khó khăn để định đúng tội danh và áp dụng các điều khoản của Bộ luật hình sự hiện hành như tội “giết người” trong trường hợp chưa đạt với tội “cố ý gây thương

tích”, tội “giết người” trong trường hợp hoàn thành với tội “cố ý gây thương tích” dẫn đến hậu quả chết người, tội “vô ý làm chết người” với tội “giết người” với lỗi cố ý gián tiếp…, những quy định trên đến nay chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể, nên giữa các địa phương có những nhận thức khác nhau hoặc trong cùng một địa phương nhưng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có nhận thức, đánh giá khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã xảy ra, hành vi đó có phải là tội phạm hay không, để ra quyết định không khởi tố vụ án hoặc ra quyết định khởi tố vụ án.

Với những khó khăn, vướng mắc như đã nêu trên của cấu thành cơ bản của một số loại tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, kiến nghị Liên ngành tư pháp Trung ương sớm ban hành các Thông tư liên tịch giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan hữu quan để thống nhất hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về việc áp dụng trong hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

3.2.1.3 Bất cập trong một số quy định của TTLT số 05 và Quy chế số 07 và giải

pháp hoàn thiện

Sửa đổi, bổ sung TTLT số 05, cụ thể: TTLT số 05 là văn bản quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003, song quy định tại Mục 15 của TTLT số 05 lại không phù hợp với quy định tại Điều 114 BLTTHS năm 2003. Theo quy định tại Mục 15 của TTLT số

05 thì Cơ quan điều tra có thể thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu điều tra, nếu không thực hiện yêu cầu điều tra thì phải nêu rõ lý do trong bản kết luận điều tra; trong khi Điều 114 BLTTHS năm 2003 thì quy định Cơ quan điều tra phải thực hiện yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát và trong trường hợp không nhất trí thì có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Do đó, phải sửa đổi quy định này của TTLT số 05 để phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2003, tức là thông tư cần phải quy định “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát”.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định trong Quy chế số 07 theo hướng bổ sung rõ hơn, đầy đủ hơn các quy trình, hoạt động của Viện kiểm sát khi ban hành yêu cầu điều tra. Quy định cụ thể các trường hợp nào Viện kiểm sát phải trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 112 của BLTTHS năm 2003.

3.2.2Những giải pháp khác

Ngoài những giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật, người viết còn có một số đề xuất khác để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt hơn hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

3.2.2.1 Viện kiểm sát các cấp cần tăng cường làm tốt hơn nhiệm vụ, trách nhiệm

trong hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Mục đích của việc Viện kiểm sát các cấp làm tốt hơn nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là để tránh oan sai, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, hướng tới một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phục vụ công cuộc cải cách tư pháp trong thời kì mới. Viện kiểm sát các cấp phải nhận thức được tầm quan trọng về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình mà pháp luật tố tụng hình sự đã quy định, có như vậy pháp luật mới được áp dụng đúng đắn và trở thành công cụ quản lý nhà nước có hiệu quả. Việc mà Viện kiểm sát cần làm để tăng cường nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đó là:

+ Thứ nhất, Viện kiểm sát phải quyết định đúng đắn, kịp thời việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Đồng thời, kiên quyết hủy bỏ các quyết định khởi tố vụ án, không phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật để tránh xảy ra oan, sai. Khi xét phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can

của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên cần quán triệt tư tưởng khẩn trương nhưng thận trọng, làm có trọng tâm, giải quyết dứt điểm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, làm rõ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật. Để kết luận có tội hay không có tội, Kiểm sát viên cần xem xét tính chất của hành vi khách quan kết hợp với việc xem xét ý thức chủ quan và nhân thân (độ tuổi, năng lực pháp luật, quá khứ…) của người đã thực hiện hành vi đó; chú ý đến tình hình chính trị của địa phương, hoàn cảnh đưa bị can đến thực hiện tội phạm. Từ đó, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định chính xác tội danh theo điều, khoản của Bộ luật hình sự hiện hành để quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố bị can và đưa ra yêu cầu áp dụng các thủ tục tố tụng cần thiết.

+ Thứ hai, Viện kiểm sát phải chủ động đề ra yêu cầu điều tra sát, đúng ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, khi cần thiết phải hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, đối chất để kiểm tra tính xác thực, khách quan của kết quả điều tra của Cơ quan điều tra, khắc phục tình trạng thụ động, ngồi chờ Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang mới nghiên cứu xem xét phê chuẩn, trả hồ sơ điều tra bổ sung làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án phải bám sát tiến độ điều tra, chủ động nắm bắt diễn biến hoạt động điều tra, đôn đốc việc điều tra; yêu cầu Điều tra viên cung cấp những tài liệu cần thiết về vụ án để thực hành quyền công tố kịp thời; đề ra yêu cầu điều tra sát đúng với nội dung cần chứng minh của vụ án; trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, nhân chứng khi cần thiết để đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

+ Thứ ba, Viện kiểm sát phải khẩn trương nhưng thận trọng trong việc xét phê chuẩn các lệnh, quyết định bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện cho công tác điều tra, khám phá vụ án; đồng thời, ngăn ngừa việc bắt, giam, giữ oan, sai, bảo đảm mọi trường hợp bắt, giam, giữ phải có căn cứ, đúng pháp luật và thực sự cần thiết.Để quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Kiểm sát viên phải xem xét tính có căn cứ và sự cần thiết của việc áp dụng; khẩn trương phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn khi đã có đủ căn cứ và cần thiết để tạo điều kiện cho việc điều tra, khám phá vụ án; kiên quyết không phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, việc bắt bị can để tạm giam hoặc tạm giam bị can khi chưa có đủ căn cứ. Khắc phục tình trạng vừa phê chuẩn, sau đó lại hủy bỏ ngay vì không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết để tạm giữ, tạm giam. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, nếu thấy không có căn cứ hoặc không cần thiết thì kịp thời thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải chú ý khắc phục việc lấy bắt,

tạm giữ, tạm giam thay cho điều tra; tăng cường áp dụng các biện pháp cưỡng chế ngoài tạm giam như cho bão lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

+ Thứ tư, Viện kiểm sát cần coi trọng việc phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, vì suy cho cùng tuy Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều chung mục đích là phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra là mối quan hệ tố tụng mang tính chế ước – chấp hành – phối hợp chứ không phải là quan hệ chỉ đạo – chấp hành theo quan hệ pháp luật hành chính. Với tinh thần đó, trong quan hệ thực tiễn, Kiểm sát viên cần nhận thức rõ những yêu cầu nào mà pháp luật tố tụng giao cho Viện kiểm sát buộc Cơ quan điều tra phải chấp hành, những yêu cầu nào của Viện kiểm sát thì nhấn mạnh tính phối hợp. Từ đó, khắc phục tâm lý “quyền anh, quyền tôi”44, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ phối hợp cần xác định rõ nhiệm vụ nào Viện kiểm sát phải làm theo chức năng, nhiệm vụ nào thì phối hợp với Cơ quan điều tra, tránh phối hợp một chiều hoặc quá nhấn mạnh đến việc chống bỏ lọt tội phạm mà bỏ qua vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra dễ dẫn đến oan, sai hoặc máy móc, cố chấp, những sai phạm có tính hình thức trong hoạt động điều tra sẽ gây khó khăn cho việc khám phá vụ án, chậm trễ trong phát hiện tội phạm. Việc phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra, nhất là giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên phải được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận, xác minh, giải quyết đối với các tố giác, tin báo về tội phạm; ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can và trong suốt quá trình điều tra thu thập chứng cứ, lập hồ sơ chứng minh tội phạm và người phạm tội trước pháp luật.

+ Thứ năm, Kiểm sát viên phải gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động công tố và kiểm sát điều tra, áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra. Cần lưu ý rằng sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra chính là bảo đảm chất lượng công tố, những sai phạm trong quá trình điều tra nếu không được khắc phục, tất yếu dẫn đến thực hành quyền công tố phạm phải sai lầm, vi phạm pháp luật. Các vi phạm pháp luật phổ biến trong hoạt động điều tra thường gặp là các tài liệu, chứng cứ có thiên hướng nặng về buộc tội, xem nhẹ chứng cứ gỡ tội. Chẳng hạn, trong các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng thì tài liệu ban đầu có xu hướng thổi phồng quy mô hành vi và hậu quả của tội phạm lên mức rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng kết quả điều tra sau đó chỉ còn ít nghiêm trọng, nghiêm trọng. Những vụ án như thế thường có sai phạm lớn hoặc tiêu cực trong

44

Lê Thị Tuyết Hoa: Một số nội dung trọng tâm để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp,Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr.9-20, tr.11.

hoạt động điều tra, nếu Viện kiểm sát không bám sát quá trình điều tra, phát hiện và yêu cầu khắc phục thì chắc chắn không đạt được hiệu quả công tố, việc quyết định khởi tố, bắt tạm giam sẽ thiếu chuẩn xác, thậm chí sai lầm. Cũng có nhiều trường hợp có hành vi phạm tội xảy ra nhưng chưa rõ đối tượng gây án, Cơ quan điều tra thường không khởi tố vụ án; ngược lại, có những trường hợp rõ ràng có tội phạm xảy ra cần phải khởi tố, điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng kết quả điều tra lại phản ánh sai sự thật, cho rằng hành vi không cấu thành tội phạm hoặc coi đó là hành vi dân sự, hành chính, kinh tế, như thế là bỏ lọt tội phạm.45

3.2.2.2Xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao,

tâm huyết với nghề

Một quy định của pháp luật không thể nào phát huy hết vai trò quan trọng nếu như người áp dụng nó không nắm được bản chất cũng như nội dung của nó, quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra cũng không ngoại lệ. Mặt khác, người áp dụng pháp luật thiếu về số lượng và không tâm huyết với nghề cũng không thể nào đưa pháp luật vào đời sống một cách đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, tâm huyết với nghề là cần thiết và cấp bách.

Để phát huy nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay và xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên chuyên trách làm công tác thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra, Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần bố trí cán bộ thực hành quyền công tố hợp lý. Việc phân công cán bộ phải phù hợp năng lực, trình độ của từng cán bộ với tùng vụ án cụ thể. Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên trở thành chuyên gia giỏi trong hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với từng loại tội phạm hình sự như: Tội phạm giết người, tội phạm hiếp dâm, tội phạm tham nhũng, tội phạm liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao, tội phạmliên quan đến lĩnh vực chứng khoán...

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên phải tăng cường sự chỉ đạo, tăng cường các biện pháp kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát cấp dưới. Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp

45

Lê Thị Tuyết Hoa: Một số nội dung trọng tâm để thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp,Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr.9-20, tr.12.

trên trong việc trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát cấp dưới, bảo đảm thời gian trả lời thỉnh thị theo đúng quy định của Ngành, không để ảnh hưởng đến thời hạn tố tụng. Tăng cường việc tổng kết kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố cho Viện kiểm sát cấp dưới, đổi mới phương thức, nâng cao kỹ năng hoạt động công tố gắn kết với hoạt động điều tra. Hoạt động công tố vừa phải chú ý đến nhiệm vụ tăng cường đấu tranh bảo vệ an ninh chính, trật tự an toàn xã hội, vừa chú trọng bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra

Trong thời kỳ đổi mới và xã hội có nhiều biến động, kèm theo đó là tình hình tội phạm càng chuyển biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, đòi hỏi Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)