5. Bố cục đề tài
2.2.6 Quyết định tạm đình chỉ vụ án
Quyết định tạm đình chỉ vụ án liên quan trực tiếp đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội nên phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền nhất định. Do vậy, khi Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động tố tụng liên quan đến việc tạm dừng truy cứu trách nhiệm hình sự (tạm đình chỉ) là việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Việc tạm đình chỉ vụ án phải được tiến hành theo đúng pháp luật.
Tạm đình chỉ vụ án là tạm ngừng việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can, nhưng quyền công tố vẫn tiếp tục được duy trì. Khi không còn căn cứ tạm đình chỉ vụ án thì hoạt động tố tụng đối với vụ án được phục hồi. Điểm d khoản 1 Điều 44
Quy chế số 07 quy định hai trường hợp cụ thể mà Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án:
+ Trường hợp thứ nhất: “Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà
có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y”. Đây là trường hợp sau khi hồ sơ đã
chuyển sang Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phát hiện bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác, Kiểm sát viên phải đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát về việc trưng cầu giám định pháp y. Quyết định tạm đình chỉ vụ án chỉ được đưa ra sau khi có quyết định của Hội đồng giám định pháp y (Điều 169 BLTTHS năm 2003). Trong trường hợp này Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can.
+ Trường hợp thứ hai: “Bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu”. Trong