Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

5. Bố cục đề tài

2.2.5.1 Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra

Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2003 là thuộc nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Theo quy định của BLTTHS năm 1988, những quyết định của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát xét, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bao gồm: Lệnh bắt bị can để tạm giam (Điều 62 BLTTHS năm 1988); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 63BLTTHS năm 1988); việc gia hạn tạm giữ (Điều 69 BLTTHS năm 1988); lệnh tạm giam bị can (Điều 70 BLTTHS năm 1988); lệnh khám xét (Điều 116 BLTTHS năm 1988).

BLTTHS năm 2003 tiếp tục quy định những quyết định nêu trên của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra phải được Viện kiểm sát xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn ở các điều luật: Bắt bị can để tạm giam (Điều 80BLTTHS năm 2003); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS năm 2003); việc gia hạn tạm giữ (Điều 87 BLTTHS năm 2003), lệnh tạm giam bị can (Điều 88 BLTTHS năm 2003); lệnh khám xét (Điều 141 BLTTHS năm 2003).

Tuy nhiên, việc xét phê chuẩn của Viện kiểm sát được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể hơn về thời gian để xét phê chuẩn khi nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra với tinh thần việc xét phê chuẩn phải khẩn trương, kịp thời nhưng rất chặt chẽ như: Quy định Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn đối với việc bắt khẩn cấp; việc gia hạn tạm giữ trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi

nhận được đề nghị phê chuẩn của Cơ quan điều tra (Điều 81 và Điều 87 BLTTHS năm 2003); hoặc quy định Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn đối với lệnh tạm giam (Điều 88 BLTTHS năm 2003).

Cùng với việc quy định Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc xét phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra trong việc bắt khẩn cấp (lệnh bắt khẩn cấp), việc gia hạn tạm giữ (lệnh gia hạn tạm giữ), lệnh bắt bị can để tạm giam (lệnh tạm giam), BLTTHS năm 2003 có một thay đổi rất quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm pháp lý của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đó là việc quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm trong việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra (Điều 126 BLTTHS năm 2003), xét phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (Điều 127 BLTTHS năm 2003). Theo quy định mới này, thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Xét về nội dung và tính chất của các quyết định của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, thì có thể phân thành hai loại quyết định phê chuẩn: Quyết định phê chuẩn trước khi thi hành bao gồm xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét và lệnh tạm giam bị can. Và quyết định phê chuẩn sau khi thi hành bao gồm phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can.30

+ Quyết định phê chuẩn trước khi thi hành: Đó là việc bắt buộc các quyết định của Cơ quan điều tra phải được gửi cho Viện kiểm sát xem xét việc phê chuẩn hay không phê chuẩn trước khi thi hành. Nếu Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định đó thì mới được thi hành, nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì quyết định đó không có hiệu lực và không được thi hành.

Quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét và lệnh tạm giam bị can do người có thẩm quyền (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra) quyết định phải được gửi cùng các tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp để

30

Trần Công Phàn: Quyết định phê chuẩn và quyết định không phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với các quyết định của Cơ quan điều tra, Tạp chí Kiểm sát, số 4, 2006, tr.19-22, tr.20.

xét phê chuẩn và trong một thời hạn theo quy định của BLTTHS năm 2003, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn (12 giờ đối với việc phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ, 3 ngày đối với việc phê chuẩn lệnh tạm giam kể từ khi Viện kiểm sát nhận được đề nghị phê chuẩn của Cơ quan điều tra).

BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể thời hạn Viện kiểm sát xem xét để quyết định việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, việc bắt bị can để tạm giam chỉ áp dụng đối với trường hợp bị can đang tại ngoại, nhưng xét thấy có căn cứ cần phải tạm giam thì tiến hành bắt để tạm giam. Xét cho cùng đây là trường hợp ra lệnh tạm giam đối với bị can đang tại ngoại. Do bị can đang tại ngoại cho nên muốn tạm giam được thì phải ra lệnh bắt để tạm giam. Còn trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam thì chủ yếu áp dụng đối với bị can đang bị tạm giữ, nhưng có đủ căn cứ để khởi tố bị can và chuyển sang tạm giam thì sau đó ra lệnh tạm giam. Chỉ có một trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam đối với bị can mà chưa bị tạm giữ, đó là trường hợp khi Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã bị can, có thẩm quyền bắt tạm giam mà chính họ lại bắt được bị can bị truy nã đó hoặc họ nhận được bị can bị truy nã đó ngay sau khi nhận được thông báo là đã bắt được bị can đó (trong vòng 24 giờ, khoản 2 Điều 83 BLTTHS năm 2003). Vì vậy, tuy BLTTHS năm 2003 không quy định thời hạn để Viện kiểm sát xem xét việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, nhưng thông thường trong thực tế công tác điều tra hiện nay đều quan niệm là 3 ngày, giống như thời hạn xem xét phê chuẩn lệnh tạm giam.

+ Quyết định phê chuẩn sau khi thi hành: Đó là việc phê chuẩn của Viện kiểm sát được tiến hành sau khi Cơ quan điều tra đã ra quyết định và đã thi hành quyết định đó. Đó là các trường hợp xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, quyết định khởi tố bị can. Để đảm bảo tính khẩn cấp, kịp thời trong công tác ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định khi đã có đủ căn cứ để bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì cho phép Cơ quan điều tra ra lệnh bắt khẩn cấp và tiến hành bắt ngay. Khi Cơ quan điều tra tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì tại thời điểm bắt đối tượng, lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra chưa có sự phê chuẩn cua Viện kiểm sát. Như thế, về mặt thực tế lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra đã phát sinh hiệu lực ngay sau khi ra lệnh.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì :

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc

để nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong mọi trường hợp,

việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan tới việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ,

kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn

hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt”. Vì thế, lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra thực tế đã phát sinh hiệu lực thi hành ngay sau khi ra lệnh, tuy nhiên lệnh đó chỉ có hiệu lực đầy đủ khi được Viện kiểm sát phê chuẩn.

Đối với việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là một nhiệm vụ, quyền hạn rất mới của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 126 BLTTHS năm 2003 thì trong vòng 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát xét phê chuẩn. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can thì phải tiến hành ngay một số hoạt động tố tụng như: Chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can, đưa vào hồ sơ vụ án (Điều 126 BLTTHS năm 2003); hỏi cung bị can (Điều 131 BLTTHS năm 2003). Đồng thời Cơ quan điều tra phải gửi ngay quyết định khởi tố bị can cho người bị khởi tố. Sau khi có quyết định khởi tố bị can thì trong thời hạn 24 giờ, Cơ quan điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát xét phê chuẩn; trong thời hạn 3 ngày Viện kiểm sát phải xem xét quyết định việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Như vậy, từ khi Cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can đến khi Viện kiểm sát xét quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can thì thời hạn tối đa là 4 ngày. Trong thời hạn chờ Viện kiểm sát xét phê chuẩn, thì bản thân quyết định khởi tố bị can đó đã phát sinh hiệu lực, vì sau khi có quyết định khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra đã tiến hành một số hoạt động tố tụng với người bị khởi tố (chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án, hỏi cung bị can) và rõ ràng khi đó người bị khởi tố đã tham gia vào các hoạt động tố tụng với tư cách là bị can. Vì vậy, cũng tương tự như trong trường hợp bắt khẩn cấp thì quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đã phát sinh hiệu lực ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu lực đầy đủ khi Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn.

Một phần của tài liệu thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)