Đất đai của Cẩm Thuỷ thích hợp với nhiều loại cây trồng, với nhiều kiểu sử
dụng đất khác nhau. Tuy nhiên địa hình bậc thang, cao thấp xen kẽ cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nên việc bố trí cây trồng được quan tâm một cách nghiêm túc để phù hợp với chất đất và địa hình thích hợp. Dựa vào điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp: - Tiểu vùng I, rẻo cao có địa hình vàn cao, vàn: Chủ yếu là đồi núi có độ dốc từ 15 - 250. Gồm 5 xã: Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Giang, Cẩm Tâm, và Cẩm Bình.
Đất vùng này rất thích hợp để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lạc, khoai lang. Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện
được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Cẩm Tâm làm điểm nghiên cứu..
- Tiểu vùng II, miền núi : Chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc từ 8 - 150 và trên 250. Gồm 6 xã: Cẩm Quý, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Liên, Cẩm Lương và Cẩm Châu. Diện tích đất vùng này ngoài sản xuất lương thực, cây rau màu, cây trồng chủ
yếu của vùng là các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Cẩm Quý làm điểm nghiên cứu.
- Tiểu vùng III, núi thấp, úng trũng: Đất có địa hình tương đối bằng phẳng, xen các khu vực úng trũng. Gồm 9 xã, thị trấn: Thị trấn Cẩm Thuỷ, xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân, Phúc Do, Cẩm Tú, Cẩm Yên, Cẩm Vân . Đây là vùng sản xuất lương thực, là tiểu vùng này rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho tiểu vùng nghiên cứu chúng tôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
chọn xã Cẩm Phong làm điểm nghiên cứu.