Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sựđánh giá khác nhau.
Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí " Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật. Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từđó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự
thay đổi về kỹ thuật, kinh tế- xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ
lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [40].
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố
quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủđộng sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo Nguyễn Văn Vang [2007] [39].
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệđất tốt [38].
Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp) , Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ
USD (chiếm 68,9%), áo, Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) theo Dương Văn Chín [2008] [45].
Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể
thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chếđộ canh tác cũ sanh chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố tró luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. ở Châu á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả
cao hơn.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nước Châu á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộđể ngày càng nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh- môi trường. Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến việc nhiều nước quay trở lại với nền nông nghiệp hữu cơ, làm cho nông nghiệp hữu cơ càng được nâng cao vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trên thị
trường thế giới. Ðặc điểm quan trọng nhất của nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các chất hóa học tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu và sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên như đất, nước... và tăng cường sử dụng các vật liệu hữu cơ. Mặc dù, nông nghiệp hữu cơ có khuynh hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật rất kinh tế như làm
đất tối thiểu... Sử dụng có hiệu quả đầu tư hữu cơ và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng nông sản.[33]
Các phương pháp sản xuất hữu cơ thường đòi hỏi nhiều lao động hơn, tạo công
ăn việc làm cho khu vực nông thôn.
Ngoài việc loại bỏ sử dụng hoá chất nông nghiệp tổng hợp, những phương pháp này bao gồm bảo vệ đất (khỏi bị xói mòn, suy kiệt chất dinh dưỡng và huỷ hoại cấu trúc đất), đẩy mạnh đa dạng sinh học (ví dụ: trồng nhiều loại cây khác nhau thay vì một loại cây hoặc trồng hàng rào quanh các thửa ruộng), và làm bãi cỏ cho chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khuôn khổđó, nông dân phát triển các hệ thống sản xuất hữu cơ
của riêng mình, được xác định bởi các yếu tố như khí hậu, điều kiện tiêu thụ và các
điều luật nông nghiệp ở nước sở tại [3].
Một số khảo sát và công trình nghiên cứu đã cố gắng xem xét thẩm tra và so sánh các hệ thống canh tác thông thường và theo phương pháp hữu cơ. Kết quả của những khảo sát này đều thống nhất rằng canh tác theo phương pháp hữu cơ ít gây thiệt hại hơn tới môi trường bởi những lý do sau:
- Các trang trại hữu cơ không sử dụng hoặc không thải vào môi trường các loại thuốc trừ sâu tổng hợp mà một số trong các loại thuốc này có thể gây hại đối với đất, nước và các sinh vật hoang dã trên cạn và dưới nước.
- Các trang trại hữu cơ hơn hẳn các trang trại thông thường về mặt giúp giữ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
cả động vật.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phơi nhiễm thuốc trừ
sâu tới sức khoẻ của nông dân. Ngay cả khi thuốc trừ sâu được sử dụng đúng cách thì thuốc trừ sâu vẫn có trong không khí và dính vào thân thể nông dân. Theo các công trình nghiên cứu, các loại thuốc trừ sâu hữu cơ-photpho gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ như đau bụng, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và gây ra các vấn đềở da và mắt. Ngoài ra, phơi nhiễm thuốc trừ sâu còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khoẻ như các vấn đề về hô hấp, rối loạn trí nhớ, các bệnh ngoài da, ung thư, suy nhược, thiểu năng trí tuệ, sẩy thai, và khuyết tật
ở trẻ sơ sinh. Như vậy, phương pháp canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ sức khoẻ của nông dân và cư dân nông thôn.
Nông nghiệp hữu cơđang phát triển nhanh chóng, hiện tại đã có ở 138 nước trên thế giới. Tỉ trọng của diện tích đất và trang trại canh tác theo phương pháp hữu cơ trong tổng diện tích đất và trang trại nông nghiệp tiếp tục gia tăng ở nhiều nước. Theo khảo sát mới nhất về canh tác theo phương pháp hữu cơ trên phạm vi toàn cầu, hiện có 30,4 triệu ha được canh tác theo phương pháp hữu cơở trên 700 ngàn trang trại (năm 2006), chiếm 0,65% tổng diện tích đất nông nghiệp của các nước được khảo sát.[3]
Nhìn chung, đối với các nước có trình độ phát triển vấn đề sử dụng đất trung du, đồi núi được người ta nhìn nhận một cách thích hợp trên cơ sở khai thác một cách hợp lý nhưng đối với các nước đang và chậm phát triển do sức ép về đảm bảo lương thực và do sự bùng nổ dân số diễn ra trong những thập kỷ gần đây đã đẩy các quốc gia này phải khai thác một cách triệt để cả những vùng đất trung du, đồi núi ở mức giới hạn hoặc thậm chí rất ít có khả năng sử dụng được vào các mục đích sản xuất và
điều này đã làm cho phần lớn các diện tích đất trung du, đồi núi sau khi đã phá rừng, khai thác đất không được bao lâu đã bị thoái hoá hay thậm chí mất khả năng sản xuất.
Ở vùng Đông Nam Á có tới 1/3 đất canh tác được sử dụng theo kiểu nương rẫy
H Dobbi 1950,1978I. Người ta ước tính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 80 triệu người du canh và sử dụng 120 triệu ha đất nương rẫy. Ở Philippin nơi mà ¾ đất
đai là rừng vào cuối Thế chiến thứ 2 nhưng đến năm 1970 chỉ còn 38% diện tích là rừng, với việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp tăng với tốc độ 500 km2/năm của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
350 ngàn người du canh. Ở Inđônêxia, hàng năm có khoảng 2000 ha đất bị nghèo kiệt dinh dưỡng do canh rác nương rẫy. ỞẤn Độ hàng năm có đến 9 - 10 triệu ha rừng bị
chặt đốt để làm nương rẫy…
Hệ thống canh tác trên đất dốc là hệ thống canh tác diễn ra vào mùa mưa và thường xuyên gặp hạn hán, trong khi đó từ trước tới nay canh tác trên đất dốc chủ yếu theo kiểu canh tác nương rẫy, đây là biện pháp canh tác có thể chấp nhận được khi mật độ dân số thưa thớt và thời gian bỏ hoá kéo dài từ 10 – 30 năm. Đây là kiểu canh tác điển hình có ưu điểm là tiết kiệm được năng lượng của hoạt động sống, số calo cần thiết đểđầu tư cho sản xuất ra một đơn vị thức ăn là rất thấp. Tuy nhiên kiểu canh tác nương rẫy đã làm phá vỡ cân bằng của các hệ thống đang tồn tại trong tự nhiên dẫn tới các tác động tiêu cực và bất ngờ về mặt xã hội – môi trường.[5]
Nhiều tác giả đã công bố những công trình nghiên cứu về sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất dốc ở các khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu
đất dốc, xói mòn trên đất dốc được tiến hành trong 15 năm gần đây tại Srilanka, Ấn
Độ, Oxtraylia, Nhật Bản, Thái Lan… Đã đi đến kết luận là: Hiện tượng nghiêm trọng xẩy ra ở vùng nhịêt đới là do tính xâm kích rất mạnh của khí hậu hơn là do tính cảm
ứng hay tính bền vững của đất nhiệt đới. Ngoài các trận mưa làm đất bị rửa trôi và suy thoái còn có một nhân tố khí hậu khác tác dụng thay đổi tính chất vật lý của đất
đó là sự bốc hơi nước xẩy ra mãnh liệt về mùa khô, làm phần trên của phẫu diện đất bị khô, sự kết dính tăng mạnh gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Về sự rửa trôi, những cơn mưa nhiệt đới có cường độ mạnh đã mang theo những nguyên tố khoáng kéo chúng xuống sâu vượt khỏi tầm hút của rễ cây. Người ta nhận thấy rằng tình trạng nghèo chất hoá học do rửa trôi ở vùng nhiệt đới rất khác nhau tùy từng nơi, đặc biệt khác nhau lớn ở những vùng nhiệt đới ẩm hoặc xích đạo. Chẳng hạn như dưới rừng chuối ở Azaguize và rừng chuối ở Versalless HPhápI tổn thất Ca2+ tương tự nhau. Nhưng ở Versalless tổn thất vềđạm cao gấp 5 lần, về Mg2+ cao gấp 11 lần, K+ gấp 74 lần so với ở Azaguize. [ 4 ].
Mặt khác qua nghiên cứu, nhiều công trình trên thế giới đã xác định dùng cây phân xanh xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ chống được rửa trôi, xói mòn và sự chiếu thẳng của ánh sáng mặt trời. Do đó làm giảm bớt sự mất chất dinh dưỡng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
của đất đặc biệt là mùn và đạm. Cây họ đậu được đưa vào xen canh có thể cải thiện sự hấp thụ Nitơ của các cây ngũ cốc và cây trồng chính khác làm tăng hiểu quả của phân đạm bón vào đất HShanchen 1976I. Tại đảo Madagarca dùng phân xanh phối hợp với phân khoáng làm tăng năng suất cây trồng rõ rệt.