Định hướng phát triển đất nôngnghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm thủy tỉnh thanh hóa (Trang 33)

Định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020 đã được xác

định: “Xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới” theo Bộ nông nghiệp và PTNT [2008] [2]

* Các ch trương ln phát trin nông nghip:

- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

Do vị trí đặc thù của nước ta, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều thiên tai như : Bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, sâu bệnh,.... gây thiệt hại nặng nề. Dân số nước ta

đông và tăng trưởng nhanh nên vấn đề an toàn lương thực là một thách thức không nhỏ, phải được đặt thành một chủ trương có tầm chiến lược lâu dài.

- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trong giai đoạn tới cùng với việc chú trọng bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, cả nước tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy cao độ lợi thế so sánh, khai thác có hiệu quả tiềm năng tất cả các vùng kinh tế nông nghiệp, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thâm canh cao, tăng nhanh sản xuất lương thực để có nhiều sản lượng hàng hóa, thực hiện chiến lược an toàn lương thực trên cơ sở đa dạng hóa sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập của toàn ngành nông nghiệp. Xây dựng vùng sản xuất chuyên canh có kết cấu hạ tầng theo quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh với công nghệ tiên tiến, đảm bảo cân đối sản xuất nông nghiệp.

- Cải thiện đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp hài hòa giữa các mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị - xã hội, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân, giữa thành thị và nông thôn. Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế tổng hợp, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua các tổ chức tín dụng ưa

đãi, các tổ chức hệ thống hiệp hội nông dân hay hợp tác xã xây dựng kiến trúc hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa với mục đích nâng cao dân trí và sức khỏe cho nhân dân, chuyển dần hộ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, giảm dần hộ nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Một trong những giải pháp lớn có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo được triển vọng của nông nghiệp và nông thôn nước ta đến năm 2020 có khả năng trở

thành hiện thực là vấn đề đầu tư. Đến năm 2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là 50.000 đến 60.000 nghìn tỷđồng, số vốn này tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, phát triển sản xuất và bảo vệ rừng. [21]

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách nông nghiệp.

Đổi mới chính sách nhằm tăng cường lợi ích của người lao động ở khu vực nông thôn, khuyến khích phát triển sản xuất và công bằng xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quỹđất và các các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, những vấn đề

liên quan đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá

2.2. Nội dung

2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên về: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thuỷ văn.

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình

độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi,...).

2.2.2. Hiện trạng và loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013.

- Các loại hình sử dụng đất (LUT) và các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

- Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính trên địa bàn nghiên cứu

2.2.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất với các kiểu sử dụng đất trên các vùng đất khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất. - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất.

2.2.4. Đề xuất loại hình sử dụng đất hiệu quả và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp và bố trí các kiểu sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất cao theo hướng sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

- Nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu có sẵn từ các cơ quan quản lý, chuyên môn, các đề tài khoa học (Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp, Chi cục Thống kê Cẩm Thuỷ, các đề tài khoa học khác), điều tra bổ sung ngoài thực địa đểđiều chỉnh cho phù hợp

- Nguồn số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ theo phương pháp cụ thể. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ. Về

mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.2. Chọn điểm nghiên cứu.

Đất đai của Cẩm Thuỷ thích hợp với nhiều loại cây trồng, với nhiều kiểu sử

dụng đất khác nhau. Tuy nhiên địa hình bậc thang, cao thấp xen kẽ cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nên việc bố trí cây trồng được quan tâm một cách nghiêm túc để phù hợp với chất đất và địa hình thích hợp. Dựa vào điều kiện tự

nhiên kinh tế xã hội của huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp: - Tiểu vùng I, rẻo cao có địa hình vàn cao, vàn: Chủ yếu là đồi núi có độ dốc từ 15 - 250. Gồm 5 xã: Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Giang, Cẩm Tâm, và Cẩm Bình.

Đất vùng này rất thích hợp để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lạc, khoai lang. Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện

được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Cẩm Tâm làm điểm nghiên cứu..

- Tiểu vùng II, miền núi : Chủ yếu là đất đồi núi có độ dốc từ 8 - 150 và trên 250. Gồm 6 xã: Cẩm Quý, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Liên, Cẩm Lương và Cẩm Châu. Diện tích đất vùng này ngoài sản xuất lương thực, cây rau màu, cây trồng chủ

yếu của vùng là các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Cẩm Quý làm điểm nghiên cứu.

- Tiểu vùng III, núi thấp, úng trũng: Đất có địa hình tương đối bằng phẳng, xen các khu vực úng trũng. Gồm 9 xã, thị trấn: Thị trấn Cẩm Thuỷ, xã Cẩm Phong, Cẩm Sơn, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân, Phúc Do, Cẩm Tú, Cẩm Yên, Cẩm Vân . Đây là vùng sản xuất lương thực, là tiểu vùng này rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo tính khái quát, khách quan đại diện được cho tiểu vùng nghiên cứu chúng tôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

chọn xã Cẩm Phong làm điểm nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp điều tra nông hộ

- Sử dụng phương pháp điều tra nông hộ, ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ

theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 150 hộ (mỗi xã 50 hộ). Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: loại cây trồng, diện tích, năng suất cây trồng, chi phí sản xuất, lao động, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường.

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, bao gồm:

* Hiệu quả kinh tế.

- Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q1 + p2.q2 +…+pn.qn

Trong đó: + q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/ năm

- Giá tr sn xut (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích (GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm).

- Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiên mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá tr gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian (GTGT = GTSX - CPTG).

- Thu nhp hn hp (TNHH): Là hiệu số của tổng giá trị sản xuất và các loại chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê lao động ngoài (không tính lao động nhà).

- Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu

đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Theo thang đánh giá phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2006.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Bảng 2.1. Phân cấp mức độđánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất Cấp đánh giá GTSX (tr.đồng/ha/năm) CPTG (tr.đồng/ha/năm) TNHH (tr.đồng/ha/năm) TNHH/LĐ (1000đ/công) Cao >95 > 20 >75 >100 Trung bình 70-95 8-20 50-75 75-100 Thấp < 70 < 8 < 50 < 75 * Hiệu quả xã hội - Tỷ lệ giảm hộđói nghèo.

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)

- Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Mức độ tham gia vào loại hình sử dụng đất của người dân tộc bản địa.

* Hiệu quả môi trường

+ Tỷ lệ che phủ; Khả năng bảo vệ, cải tạo đất; Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xác định các cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng che phủđất và nguy cơ gây ra xói mòn, suy thoái đất, về vấn đề sử dụng phân bón, vấn đề sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

+ Theo thang đánh giá phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2006

Bảng 2.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của Bộ NN&PTNT

Chỉ tiêu

phân cấp Thoái hóa đất

Bảo vệ

nguồn nước Đ

a dạng cây trồng

Rất thích hợp A Cải thiện đượcủa c đấđột phì nhiêu Cải thiện nguthủy ồn sinh Luân canh Thích hợp B Duy trì độ phì nhiêu của đất lượDuy trì tng nguốồt chn nướất c Luân canh Thích hợp trung

bình C Có tác phì nhiêu cđộng nhẹ làm giủa đất ảm độ Không gây ô nhinguồn nước ễm Chuyên canh Kém thích hợp D Dễ gây thoái hóa đất Dễngu gây ô nhiồn nước ễm Độc canh

2.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, tài liệu

Các số liệu điều tra được thống kê, xử lý bằng phần mềm Excel.

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

2.3.4. Các phương pháp khác

- Phương pháp so sánh, đánh giá

- Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có; các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu được chúng tôi thu thập chọn lọc.

- Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề

tài, những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế xã hi huyn Cm Thu, tnh Thanh Hoá

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 V trí địa lý

Hình 3.1. Sơđồ hành chính huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa

Cẩm Thuỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, thị trấn huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá khoảng 75km về phía Tây bắc. Có toạđộđịa lý: 200 - 20020 vĩ độ Bắc và 105020 - 105037 kinh độĐông.

Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, Bá Thước - Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc, Yên Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, Yên Định - Phía Tây giáp huyện Bá Thước

Tính đến ngày 01/01/2014 toàn huyện có 20 đơn vị hành chính trong đó: (19 xã, 1 thị trấn). Tổng diện tích tự nhiên 42.539,28ha (bằng: 3,83% tổng diện tích tự

nhiên toàn tỉnh), dân số: 105280 người (bằng: 3,12% tổng dân số của toàn tỉnh).

3.1.1.2. Địa hình, địa mo

Tổng quan địa hình toàn huyện nghiêng từ tây Bắc xuống Đông Nam, Phía Bắc của huyện là dãy núi Su Sung Chảo Chai chạy từ Tuần Giáo (Điện Biên) theo dãy Pha Luông xuống Mộc Châu (Sơn La) đến Mai Châu (Hoà Bình) phần cuối là dãy núi đá vôi Tam Điệp (Ninh Bình) chạy thẳng xuống biển đông. Sông Mã chạy dọc theo hướng nghiêng kiến tạo địa hình Tây bắc đông Nam với phần trung lưu của sông chia đôi Cẩm Thuỷ thành hai phần.

3.1.1.3. Khí hu, thu văn.

Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn Cẩm Thuỷ thể hiện trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Số liệu khí tượng huyện Cẩm Thuỷ năm 2013

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 Tháng 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa TB (mm) 20 35 20,5 70 145 268 295 350 250 115,5 20,5 10,0 Nhiệt độ tối thấp (0C) 11,2 10,9 12,9 16,5 21,2 22,1 23,9 24,2 21,9 21,6 12,6 11,0 Nhiệt độ tối cao (0C) 25,0 26,5 27,6 34,9 35,7 36,7 40,1 39,9 38,0 33,9 30,7 25,5 Nhiệt độ không khí TB, oC 18,1 18,7 20,3 25,7 28,5 29,4 32,0 32,1 30,0 27,8 21,7 18,3

*Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá * Nhiệt độ không khí;

Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền nhiệt tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm 24 - 250C; tháng có nhiệt độ cao nhất 38 - 400C (tháng 7), tháng có nhiệt độ thấp nhất 15,5 - 16,50C (tháng 1).

Tổng nhiệt độ trong năm 8100 - 85000C, bức xạ tổng cộng hàng năm 225 - 230kcal/cm3, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1658giờ, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 7 (217h) tháng 2 có số giờ nắng ít nhất (49h) số ngày không có nắng trung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm thủy tỉnh thanh hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)