Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm 28,4 % diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1.224m2/ người. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất nông nghiệp; Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất nông nghiệp; Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp; Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng (so với năm 1990 tăng 2.351,9 nghìn ha). Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây hàng năm giảm ( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và tỷ trọng diện tích
đất trồng cây lâu năm tăng (bằng 14,9% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 19,2% diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 23,3 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000).
Diện tích bị tác động xói mòn tiềm năng đáng kểở Việt Nam (mất đất trên 50 tấn/ha/năm) chiếm hơn 60% lãnh thổ. Tuy nhiên, những quan trắc có hệ thống về xói mòn đất tiến hành từ 1960 đến nay cho thấy, trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ
Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Các vùng đất đồi núi miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mòn mạnh hơn cả do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình dốc và chia cắt mạnh, có nhiều diện tích đất tầng mỏng, lớp thực bì bị tàn phá mạnh và có lịch sử khai thác lâu đời hơn các vùng khác. Trong những vấn đề tiêu cực về môi trường đất ở Việt Nam, xói mòn đất là loại hình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cả, làm cho đất trở nên nghèo, chua, khô cằn, rắn và suy giảm sức sản xuất.
Từ những năm 60, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo, diện tích tưới tiêu đã được tăng lên và phân khoáng, thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn. Do vậy, những kết quả về năng suất lúa và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
các cây trồng khác không ngừng tăng lên qua các năm. Chỉ trong hai thập kỷ qua, sản xuất lương thực của Việt Nam đã tăng hơn hai lần, từ 14,4 triệu tấn (năm 1980) lên 4.059 triệu tấn (năm 2004) [46]. Tuy nhiên, việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch bệnh gây hại cây trồng. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, số lượng giống lúa mới được gieo trồng chiếm 75% các giống lúa cũ chiếm 12%, và trong 70% diện tích lúa mới thì chỉ có 3-5% là diện tích lúa cũ. Người nông dân sử dụng phân bón còn tùy tiện, chưa cân đối dẫn tới hệ số sử dụng phân bón không cao, cây dễ bị sâu bệnh phá hại, chất lượng nông sản thấp, gây ô nhiễm môi trường [46].
Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất nông nghiệp, nếu như trước năm 1985, khối lượng thuốc dùng là 6.500 - 9000 tấn, lượng sử dụng bình quân là 0,3kg a.i/ha, đến nay lượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 33 nghìn tấn/năm và 1.04kg a.i/ha. Cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật cũng có thay đổi. Tỷ lệ thuốc trừ sâu giảm từ 83,3% năm 1981 xuống còn 50,46% năm 1997, trong khi đó thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng loại. Ðể hạn chế những ảnh hưởng này của các thuốc hóa học bảo vệ thực vật (BVTV), thời gian vừa qua, Viện Bảo vệ
Thực vật cùng các cơ quan nghiên cứu đã nghiên cứu các chế phẩm sinh học như BT, NPV, Metarhizium ansopliae, Trichoderma cùng các thuốc có nguồn gốc thực vật như Rotenone từ cây xương cá, các chế phẩm này đã được thí nghiệm và mang lại kết quả tốt. Hướng nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học và thuốc thảo mộc dùng trong công tác BVTV là hướng nghiên cứu mới được triển khai trong vòng 20 năm vừa qua. Hướng nghiên cứu này đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp hữu cơ
và bảo đảm sự phát triển bền vững.[45]