2013)
4.1.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Công ty cũng liên tục tăng lên cho thấy Công ty đã sử dụng các nguồn vốn vào kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ phải trả cho thấy khả năng tự tài trợ nguồn vốn của Công ty cho tài sản của Công ty nói chung tương đối đảm bảo.
Từ việc phân tích số liệu của nợ phải trả và nguồn vốn của Công ty cho thấy nguồn vốn Công ty thừa trang trải cho số tài sản thiết yếu của Công ty, do đó với số vốn ngày càng tăng này Công ty có thể sử dụng vào các mục đích khác nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.
4.1.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguốn vốn khác như chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
4.1.3.1 Vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được hình thành tài sản lưu động. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường
xuyên. Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang như sau:
Bảng 4.6: Tình hình vốn lưu động thường xuyên của Công ty (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 2013 1. Tài sản dài hạn 175.468 216.606 255.259 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 177.651 217.425 253.226 3. Nợ dài hạn 1.058 2.472 16.953 4. Nguồn vốn dài hạn = (2) + (3) 178.709 219.897 270.179 Vốn lưu động thường xuyên = (4) - (1) 3.241 3.291 14.920
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2011 - 2013)
Từ bảng 4.6 cho thấy vốn lưu động thường xuyên qua các năm đều dương và ngày càng tăng, chứng tỏ nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn. Trong nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty thì chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm phần nhỏ không đáng kể. Đây là dấu hiệu tốt vì Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho nhu cầu về tài sản.
Qua 3 năm (2011 - 2013) nguồn vốn dài hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn điều đó cho thấy nguồn vốn dài hạn dư thừa để đầu tư vào tài sản dài hạn, cán cân thanh toán của đơn vị luôn được đảm bảo và có thể trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy tài sản dài hạn luôn được tài trợ một cách vững chắc. Tài sản dài hạn được tài trợ hơn 95% từ nguồn vốn dài hạn, chủ yếu là sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, chính vì nguồn vốn chủ sở hữu luôn tăng và nguồn vốn dài hạn tăng nên vốn lưu động thường xuyên cũng tăng theo qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2013, nguyên nhân làm cho vốn lưu động thường xuyên tăng lên một cách đột biến là nợ dài hạn của Công ty tăng vọt và nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tài sản dài hạn.
4.1.3.2 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Ngoài việc phân tích vốn lưu động thường xuyên, khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần phân tích thêm chỉ tiêu về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản dài hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Bảng 4.7: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (2011 - 2013)
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM
2011 2012 2013
1. Các khoản phải thu 10.063 16.238 41.853
2. Hàng tồn kho 8.000 8.402 12.692
3. Nợ ngắn hạn 26.143 33.473 48.234
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
= (1) + (2) - (3) (8.080) (8.833) 6.311
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2011 - 2013)
Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn tăng qua các năm, nợ ngắn hạn trong năm 2011 và 2012 luôn lớn hơn tổng của các khoản phải thu và hàng tồn kho nên nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của năm 2011 và năm 2012 âm. Tại đây các tài sản ngắn hạn của Công ty nhỏ hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà đơn vị có được từ bên ngoài, do đó Công ty phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ phần chênh lệch. Năm 2013 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng lên, sự tăng lên là do hàng tồn kho tăng lên, khách hàng thanh toán tiền nhanh cho Công ty.