Phân tích sơ đồ Dupont

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp thoát nước công trình đô thị hậu giang (Trang 74)

2013)

4.5Phân tích sơ đồ Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện như sau:

Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Trong đó:

 ROA = ROS x Vòng quay tài sản  ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

 Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Phân tích Dupont thường được sử dụng để có cái nhìn cụ thể, tìm ra được nguyên nhân của hiện trạng tài chính để ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của Công ty bằng cách nào. Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra cách sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.

Bảng 4.26: Phân tích mô hình Dupont (2011 - 2013)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2011 2012 2013

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 73.680 96.732 112.236

2. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.639 6.288 5.114

3. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 177.651 217.425 253.226 4. Tổng tài sản Triệu đồng 204.852 253.370 318.413 5. Đòn bẩy tài chính = (4)/(3) 1,15 1,17 1,26 6. Vòng quay tài sản = (1)/(4) Vòng 0,36 0,38 0,35 7. ROS = (2)/(1) Lần 0,02 0,07 0,05 8. ROA = (7)*(6) Lần 0,01 0,02 0,02 9. ROE = (8)*(5) Lần 0,01 0,03 0,02

nhân nhân chia chia Doanh thu Trừ Hình 4.5: Sơ đồ Dupont Đòn bẩy tài chính

Tiền và đầu tư ngắn hạn

Khoản phải thu

Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác Thuế TNDN Lãi vay Chi phí hoạt động Giá vốn hàng bán Tổng chi phí Vòng quay tài sản ROS ROA ROE

Lãi ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản

Qua bảng 4.26 ta thấy chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty trong thời gian gần đây (2011 - 2013) thay đổi rõ rệt đặc biệt ROE đạt thấp nhất vào năm 2011, ROE đạt cao nhất vào năm 2012 là 0,03 vì lợi nhuận ròng đạt 6.288 triệu đồng. Để hiểu rõ về sơ đồ Dupont sau đây em xin đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng dựa vào hình 4.5 và bảng 4.26 như sau:

 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có nhiều biến động, tăng mạnh nhất vào năm 2012 điều này phản ánh trong năm 2012 lợi nhuận trên đồng doanh thu do Công ty tạo ra ngày một tăng cao và năng lực bên trong dồi dào. Nhưng đến năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm nguyên nhận lợi nhuận năm 2013 giảm.

* Nhận xét

- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần qua 3 năm liên tục tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho biết tình hình sản xuất nước sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ của Công ty thuận lợi. Mặt khác do Công ty nằm ngay trung tâm thành phố Vị thanh nên Công ty cũng thuận lợi trong việc mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và là một doanh nghiệp nhà nước nên sự phát triển của Công ty luôn bền vững. Bên cạnh đó kinh tế hậu Giang đang phát triển, bộ mặt đô thị luôn đổi mới chính vì vậy doanh thu từ các hoạt động về đô thị sẽ mang lại doanh thu cao.

- Tổng chi phí và thuế: Giá vốn hàng bán liên tục qua 3 năm tăng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước, chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí nhưng đây là loại chi phí khó kiểm soát và giá vốn hàng bán phụ thuộc vào sự chi phối của các cấp nhà nước.

- Chi phí hoạt động tài chính là khoản chi phí Công ty có thể kiểm soát tốt hơn. Qua số liệu, ta thấy năm 2012 chi phí này tăng nhưng đến năm 2013 chi phí này giảm xuống. Điều này chứng tỏ Công ty đã kiểm soát tốt chi phí này tuy nhiên vẫn còn cao. Vì vậy Công ty cần duy trì giảm chi phí này trong các năm tiếp theo.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm (2011 - 2013), nguyên nhân tăng một phần là do Công ty đầu tư thêm máy móc, phương tiện. Dấu hiệu tốt thể hiện Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất, có khả năng tạo lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.

 Phân tích vòng quay tài sản

Qua bảng 4.26 ta thấy vòng quay tài sản tăng năm 2012 và giảm năm 2013 chứng tỏ đồng vốn của Công ty sử dụng chưa hiệu quả.

Nếu muốn tiếp tục gia tăng vòng quay tài sản thì phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh thu thuần và tổng tài sản.

- Về doanh thu: Doanh thu tăng liên tục qua 3 năm đây là dấu hiệu tốt cho Công ty .

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng năm 2012 và giảm năm 2013 và tỷ số thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng tăng do đó Công ty nên quan tâm vốn bằng tiền để hệ số thanh toán ngày cao nhằm hạn chế rủi ro thanh toán trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm và tăng mạnh nhất là năm 2013 và vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh năm 2012 và giảm nhẹ năm 2013. Bên cạnh đó, trong năm 2013 tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho nên trong những năm tới Công ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí.

 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) Dựa vào bảng số liệu 4.26 ta thấy:

- Trong năm 2011: ROA là 0,01% tức 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại cho Công ty 0,01 đồng lợi nhuận.

- Sang năm 2012 và năm 2013: Với 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại 0,02 đồng lợi nhuận. Cho thấy hiệu quả đầu tư vốn năm 2012 và 2013 có hiệu quả hơn so với năm 2011.

Sự biến động của ROA là do chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tài sản. Vì vậy muốn nâng cao ROA, Công ty cần kết hợp đồng bộ nâng cao 2 nhân tố trên bằng cách tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

+ Về hiệu quả tiết kiệm chi phí của Công ty:

Năm 2012: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,07% nghĩa là 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 0,07 đồng lợi nhuận. So với năm 2011 thì tỷ suất lợi nhuận tăng 0,05%.

Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,02% so với năm 2012. Điều đó cho thấy năm 2013 Công ty chưa kiểm soát tốt chi phí chính vì vậy làm giảm lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 0,02 đồng trên 100 đồng doanh thu.

+ Về hiệu quả tiết kiệm vốn:

Vòng quay tài sản của Công ty năm 2012 tăng 0,02 vòng so với năm 2011 tức 1 đồng tài sản mà Công ty đầu tư vào sẽ tạo ra được doanh thu tăng 0,02 đồng. Vậy trong năm 2012, với 100 đồng tài sản mà Công ty đầu tư thì doanh thu tăng thêm 2 đồng.

Mặt khác cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận năm 2012, do đó khi doanh thu tăng thêm 2 đồng thì lợi nhuận trên doanh thu tăng là (2*0,07)/100 = 0,0014 đồng.

Như vậy, nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2012 tăng 0,02% so với năm 2011 là do năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tốt, hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng quản lý tài sản có hiệu quả cao, kiểm soát chi phí tốt, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra năm 2013 ROA bằng năm 2012 nên

hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty năm này mang lại hiệu quả chưa cao.

Phân tích đòn bẩy tài chính

Năm 2013: Tỷ số nợ của Công ty là 1,26%, tức là cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có 1,26 đồng tài sản được tài trợ bằng nợ. So sánh qua 3 năm tỷ số nợ của Công ty có xu hướng hơi xấu.

 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE năm 2013 đạt 0,02% tức 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào Công ty năm 2013 đem lại 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,01 đồng so với năm 2012. Như vây khả năng tạo lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ngày càng giảm. ROE giảm tác động bởi 2 yếu tố là ROA và đòn bẩy tài chính (tỷ số nợ). qua bảng số liệu ta thấy ROA năm 2012 tốt hơn năm 2011 cho thấy năm 2012 cty hoạt động có hiệu quả, ROE tăng 0,03%.

+ Tác động của ROA qua bảng số liệu ta thấy: ROA năm 2012 đạt 0,02 tăng 0,01% so với năm 2011, ROA năm 2013 không tăng hoặc giảm cho thấy năm 2013 Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2012.

+ Tác động của tỷ số nợ:

- Trong năm 2012: ROA của Công ty đạt 0,02% nghĩa là 100 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo được 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế.

Giả sử Công ty không sử dụng nợ thì ROE của Công ty đạt 0,02% nhưng trong thực tế năm 2012, ROE của Công ty là 0,03%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nợ của Công ty trong năm 2012 đã có tác động tích cực làm cho ROE tăng 0,01%.

- Trong năm 2013, ROA của Công ty đạt 0,02% nghĩa là 100 đồng tài sản đầu tư thì lợi nhuận đạt được là 0,02 đồng.

Giả sử Công ty không sử dụng nợ thì ROE sẽ là 0,02% và theo số liệu thì ROE năm 2013 là 0,02% tăng 0%. Năm 2013 hiệu quả của Công ty không tăng.

Do đó trong năm 2012, việc sử dụng nợ của có hiệu quả hơn so với năm 2013.

 Vậy mức độ tác động của nợ đến ROE trong năm 2012 là 0,01% và mức độ tác động của ROA trong năm 2012 là 0,01%

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC - CÔNG TRÌNH

ĐÔ THỊ HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp thoát nước công trình đô thị hậu giang (Trang 74)