Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp thoát nước công trình đô thị hậu giang (Trang 40)

2013)

4.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty

Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tùy theo ngành nghề mà cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Bên cạnh đó, tùy theo từng thời điểm thì tình hình tài sản sẽ thay đổi về cơ cấu và giá trị để có thể phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Vậy với Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang thì tình hình tài sản sẽ biến động như thế nào? Để thấy được sự biến động của các loại tài sản sau đây em xin đi vào phân tích cụ thể:

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng tài sản Công ty đã tăng một cách nhanh chóng trong năm 2012 và 2013. Sự biến đổi nhanh chóng này là do sự gia tăng trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Sự gia tăng này còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân dẫn tới tài sản Công ty tăng mạnh cụ thể như sau:

86%

14%

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2011-2013)

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu tài sản của Công ty (2011 - 2013)

Qua hình 4.1 ta thấy tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản chiếm trên 80%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất và kinh doanh nước sạch, dịch vụ công ích, vận tải hành khách, quảng cáo và cho thuê quảng cáo. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty phải thiết lập hệ thống xử lý

nước, đầu tư các phương tiện vận tải phục vụ cho dịch vụ công trình đô thị và hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt... nên chi phí tài sản dài hạn đầu tư vào chiếm tỷ trọng cao.

Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản chiếm trên 14% tổng tài sản và có sự gia tăng trong tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy Công ty đã phải gia tăng chi phí trả trước của mình hơn. Công ty có thể đã phải gia tăng những chi phí trả trước cho quá trình kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh số cho những năm tiếp theo.

Qua phần phân tích trên ta thấy được xu hướng đầu tư của Công ty là tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng tài sản dài hạn. Để thấy rõ hơn về tình hình biến động của tài sản ta nhìn vào bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Tình hình biến động tài sản của Công ty (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Tài sản ngắn hạn 29.384 14,34 36.764 14,51 63.154 19,83 7.380 25,12 26.390 71,78 Tài sản dài hạn 175.468 85,66 216.606 85,49 255.259 80,17 41.138 23,44 38.653 17,84 Tổng 204.852 100 253.370 100 318.413 100 48.518 23,68 65.043 25,67

4.1.1.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác. Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi đó là những tài sản được sử dụng trong cho hoạt động hàng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh. Sự biến động của tài sản ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty cũng như tình hình tài chính của đơn vị.

26%

34% 27%

13%

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu

Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán (2011 - 2013)

Hình 4.2: Biểu đồ tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty (2011 - 2013) Qua bảng 4.2 và hình 4.2 ta thấy tình hình tài sản ngắn hạn đều tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng 25,12% so với năm 2011 do các khoản bằng tiền và các khoản phải thu tăng. Đến năm 2013 tình hình tài sản ngắn hạn tăng 71,78% so với năm 2012 nguyên nhân tăng là do sự giảm các khoản chi bằng tiền, hàng tồn kho tăng lên và tăng mạnh nhất là các khoản phải thu. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân xuất phát từ đâu mà dẫn đến sự biến động như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng khoản mục qua bảng phân tích sau:

Bảng 4.2: Tình hình biến động tài sản ngắn hạn của Công ty (2011- 2013) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 7.500 25,52 9.315 25,34 5.848 9,26 1.815 24,20 (3.467) -37,22

2. Các khoản phải thu 10.063 34,25 16.238 44,17 41.853 66,27 6.175 61,36 25.615 157,75

3. Hàng tồn kho 8.000 27,23 8.402 22,85 12.692 20,10 402 5,03 4.290 51,06

4. Tài sản ngắn hạn khác 3.821 13,00 2.809 7,64 2.761 4,37 (1.012) -26,49 (48) -1,71

Tổng tài sản ngắn hạn 29.384 100 36.764 100 63.154 100 7.380 25,12 26.390 71,78

a) Tiền các khoản tương đương tiền

Tiền là một phần giá trị của vốn lưu động bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra.

Lượng tiền chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty qua bảng 4.2 ta thấy khoản mục này tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân là do sự tăng giảm rất nhanh của khoản tiền gửi ngân hàng. Khoản tiển gửi ngân hàng chiếm hơn 99% trong tổng tiền. Lượng tiền mặt không ảnh hưởng quá lớn đến sự biến động của khoản mục này do ngành nghề kinh doanh của Công ty không cần lượng tiền mặt nhiều. Năm 2012 vốn bằng tiền tăng 24,2% so với năm 2011, lượng tiền tăng là do hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi, lượng tiền thu vào lớn, đặc biệt khoản tiền gửi ngân hàng là 9.310 triệu đồng tăng 1.816 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 24,23%. Đến năm 2013 khoản mục vốn bằng tiền giảm 37,22% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do lượng tiền gửi ngân hàng năm 2013 là 5.799 triệu đồng giảm 3.511 triệu đồng so với năm 2012 tương đương giảm 37,7%, tiền gửi ngân hàng giảm mạnh nên tổng tiền trong Công ty giảm mạnh, việc giảm của lượng tiền chủ yếu do Công ty mua sắm trang thiết bị, đầu tư một số công trình phục vụ cho sản xuất kinh doanh và phải tạm ứng trước cho người cung cấp nguyên vật liệu.

Bảng 4.3: Tình hình biến động các khoản phải thu của Công ty (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Phải thu của khách hàng 7.421 10.233 25.034 2.812 37,89 14.801 144,64 2. Trả trước cho người bán 248 158 1.281 (90) -36,29 1.123 710,76 3. Các khoản phải thu khác 2.394 5.847 15.538 3.453 144,24 9.691 165,74 Tổng các khoản phải thu 10.063 16.238 41.853 6.175 61,36 25.615 157,75

b) Khoản phải thu

Qua bảng 4.3 nhìn chung các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn, có sự tăng liên tục qua 3 năm. Đây là khoản mục quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị. Từ hình 4.2 và bảng 4.2 cho thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn, do đó hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chịu ảnh hưởng đến khoản phải thu. Năm 2011 khoản phải thu là 10.063 triệu đồng chiếm 34,25% trong tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2012 khoản phải thu là 16.238 triệu đồng tăng 6.175 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 61,36%. Đến năm 2013 khoản phải thu là 41.853 triệu đồng chiếm 66,27% trong tổng tài sản và tăng 25.615 triệu đồng so với năm 2012 tương đương tăng 157,75%. Để thấy rõ hơn ta đi sâu tìm hiểu từng khoản mục trong các khoản phải thu thông qua bảng 4.3 như sau:

- Phải thu của khách hàng: Nhìn chung qua 3 năm đều tăng và lượng vốn khách hàng chiếm dụng khá lớn trong các khoản mục phải thu. Điều này chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, các khoản phải thu của khách hàng bao gồm thu tiền nước, phải thu lắp đặt, thu thuê bao đô thị, thu tiền xe buýt, thu từ các công trình, thu phí nước thải, phải thu khác,… trong đó số tiền phải thu từ thuê bao đô thị chiếm lượng lớn trong các khoản phải thu vì vậy Công ty cần theo dõi thời gian thu hồi nợ của của khoản phải thu kể trên để xử lý một cách có hiệu quả.

- Trả trước cho người bán năm 2012 giảm 36,29% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do Công ty đã tạo được uy tín với nhà cung cấp khi trở thành Công ty cổ phần nên người bán sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty mà không cần phải trả trước tiền. Năm 2013 trả trước cho người bán tăng 710,76% so với năm 2012, nguyên nhân tăng là do chi phí nguyên vật liệu tăng cao người bán phải ứng trước tiền của Công ty để trang trãi chi phí.

- Khoản phải thu khác tăng liên tục qua 3 năm, năm 2012 Công ty thu tạm ứng công trình xây dựng và các khoản phải thu khác tăng lên, đến năm 2013 các khoản phải thu tăng mạnh tăng 165,74% so với năm 2012, nguyên nhân là do Công ty thu tạm ứng công trình xây dựng tăng lên và các khoản phải thu từ thuế GTGT được khấu trừ tăng lên.

Nhìn chung các khoản phải thu tăng qua các năm, điều này cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong việc xoay trở đồng vốn vì đồng vốn bị khách hàng chiếm dụng. Vì vậy các khoản phải thu cũng ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty.

c) Hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của Công ty, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho Công ty, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan tâm của các Công ty. Để hiểu về hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm biến động như thế nào ta dựa vào bảng 4.2 như sau:

Hàng tồn kho tăng qua các năm, nguyên nhân tăng là do giá nguyên liệu, vật liệu tăng nên Công ty hạn chế mua vào để nhập trong kho và chi phí sản xuất kinh doanh đối với sản xuất nước, xe buýt và các công trình làm thuê tăng. Trong quá trình kinh doanh của Công ty việc hàng tồn kho tăng lên sẽ ảnh hưởng đến tài chính của Công ty như vòng vốn quay của Công ty chậm lại, tốn chi phí để lưu hàng và chậm thu hồi vốn.

d) Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác có sự giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân của sự giảm liên tục là do khoản mục thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng, chi phí trả trước ngắn hạn giảm.

Tóm lại, tài sản ngắn hạn của đơn vị luôn tăng qua các năm chủ yếu là hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng đều này cho thấy Công ty chưa kiểm soát nợ tốt.

4.1.1.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo ngành nghề mà chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cao hay thấp. Đối với ngành nghề mà Công ty đang hoạt động thì tài sản dài hạn là một bộ phận rất quan trọng chiếm tỷ lệ rất cao của Công ty.

Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài hạn, bao gồm: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Sau đây là các chỉ tiêu có ảnh hưởng tới tài sản dài hạn Công ty là:

Bảng 4.4: Tình hình tài sản cố định của Công ty (2011 - 2013)

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Tài sản cố định 175.468 194.826 231.121 19.358 11,03 36.295 18,63 .TSCĐ hữu hình 110.221 131.271 130.790 21.050 19,10 (481) -0,37 .TSCĐ vô hình 22.189 2.084 2.038 (20.105) -90,61 (46) -2,21 .CPXDCB dở dang 43.058 61.471 98.293 18.413 42,76 36.822 59,90 2. Tài sản dài hạn khác - 21.780 24.138 21.780 - 2.358 10,83 Tổng tài sản dài hạn 175.468 216.606 255.259 41.138 23,44 38.653 17,84

Qua hình 4.1 và bảng 4.4 ta thấy tài sản dài hạn tăng liên tục qua 3 năm. Sở dĩ tài sản dài hạn tăng như vậy là do các khoản mục sau đây ảnh hưởng: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và tài sản dài hạn khác. Sau đây em xin đi vào phân tích cụ thể từng khoản mục trên như sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Năm

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2011 - 2013)

Hình 4.3: Biều đồ cơ cấu tài sản cố định của Công ty (2011 - 2013)

a) Tài sản cố định hữu hình

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang là Công ty kinh doanh sản xuất là chủ yếu nên tài sản hữu hình của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn của Công ty. Tài sản cố định hữu hình của Công ty bao gồm: đất, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý và tài sản cố định khác. Mặc khác do nhu cầu ngày càng cao của con người, Công ty luôn thay đổi các trang thiết bị máy móc để phục vụ tốt nhu cầu của người dân đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản. Qua hình 4.3 ta thấy tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao chiếm trên 55% trong tổng tài sản cố định. Điều đó cho thấy hàng năm Công ty luôn tăng tài sản cố định hữu hình cụ thể như sau: năm 2012 tăng 21.050 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ 19,1% nguyên nhân của sự tăng là do Công ty đầu tư vào các công trình thiết kế cho nhà cửa, vật kiến trúc, đầu tư vào máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn. Năm 2013 tài sản cố định hữu hình giảm 0,37% so với năm 2012, nguyên nhân giảm là do một số tài sản của Công ty bị hao mòn nên Công ty phải thay đổi, hoặc mua thêm máy móc nhằm phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của Công ty.

b) Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản cố định, giảm liên tục. Do năm 2011 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần nên Công ty đã đầu tư vào việc mua quyền sử dụng đất, bằng sáng chế và phần mềm máy vi tính để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự sụt giảm của giá trị tài sản theo thời gian nên năm 2012 và năm 2013 loại tài sản này giảm nhanh chóng buộc Công ty phải giảm giá trị đã định của những tài sản bằng khấu hao tài sản.

c) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp thoát nước công trình đô thị hậu giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)